Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 77 - 79)

Thứ nhất, về công nghệ

Trình độ công nghệ NH còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, có thể gây ra rủi ro cho nghiệp vụ TTQT. Cụ thể là trong hệ thống phần mềm Korebank chưa có phần theo dõi tự động các món L/C, D/A đến hạn phải trả cho nước ngoài, mà nhân viên TTQT phải theo dõi bằng sổ tay, đây là việc làm rất mất thời gian và không đảm bảo an toàn thanh toán đúng hạn cho nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín.

Thứ hai, mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT

Quy trình TTQT trong nội bộ NH vẫn chưa được xây dựng thành một văn bản thống nhất để trong quá trình tác nghiệp cán bộ có thể tham chiếu.

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro vẫn còn khá đơn giản. Một số bộ phận hỗ trợ như Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Hội đồng thẩm đinh vẫn chưa thể hiện được vai trò rõ rệt của mình trong việc tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc. Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm quản lý, thiết lập và duy trì mối quan hệ với các KH trong/ngoài nước cũng như thực hiện các chương trình marketing cho NH. Bộ phận này hỗ trợ rất hiệu quả cho các phòng nghiệp vụ như phòng Tín dụng và phòng TTQT. Nhưng thực tế sự phối kết hợp giữa các bộ phận, các phòng chức năng còn lỏng lẻo, chưa tạo nên một dịch vụ khép kín trong thanh toán, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ đối với KH do vậy thời gian thanh toán còn dài, chi phí nghiệp vụ cao.

Thứ ba, nhận thức và trình độ cán bộ, nhân viên ngân hàng

Trình độ cán bộ TTQT có BIDV còn hạn chế, thiếu các chuyên gia TTQT. Thanh toán viên còn thiếu tự giác trong việc trang bị kiến thức mới, cập nhật để dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp. Do nhận thức của một số nhân viên về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT chưa cao, vì vậy chưa tạo áp lực nâng cao trình độ và hiểu biết về nghiệp vụ TTQT cũng như hệ thống

pháp luật quốc tế có liên quan.

Thiếu cán bộ đã qua thực tế, có kinh nghiệm và đuợc đào tạo bài bản.Hoạt động TTQT tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có nhiều kinh nghiệm thực tế trong xử lý tình huống. Ngoài việc đảm bảo an toàn trong giao dịch cho hoạt động của NH, cán bộ có kinh nghiệm sẽ tạo lòng tin cho KH bằng cách tu vấn cho KH đặc biệt trong nghiệp vụ TTQT là nghiệp vụ mà trình độ của KH Việt Nam chua cao.

Thứ tư, công tác kiểm tra kém hiệu quả

Công tác kiểm tra kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong hoạt động TTQT. Nó góp phần phát hiện ra những sai sót trong các khâu của quá trình thực hiện nghiệp vụ, hạn chế đuợc những rủi ro trong TTQT. Đặc biệt đối với những L/C trả chậm, công tác kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp ngân hàng phát hiện sớm những biểu hiện không trung thực của khách hàng để có huớng, biện pháp xửu lý. Trong thời gian qua, công tác kiểm tra kiểm soát trong nội bộ của BIDV còn chua đuợc coi trọng, việc kiểm tra mang tính chất tự giác chua giao trách nhiệm cụ thể và mới chỉ tính chất hình thức mà chua mang nội dung kiểm soát về mặt pháp lý, tính rủi ro trong nội dung giao dịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chuơng 2 đi từ tổng quan thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV đến phân tích rủi ro trong thanh toán quốc tế và thực trạng quản lí rủi ro tại BIDV trong thời gian qua. Đồng thời đánh giá hiệu lực của các biện pháp hạn chế rủi ro mà BIDV đã và đang áp dụng đến hiệu quả kinh doanh của NH này. Để kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro này, các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng phải nghiên cứu thêm và ứng dụng một số giải pháp phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Các giải pháp và kiến nghị này sẽ đuợc trình bày cụ thể ở chuơng 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁNQUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦNĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549358 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w