Rủiro trong hoạt động thanh toán quốctế

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 29)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Rủiro trong hoạt động thanh toán quốctế

Theo nghĩa chung, rủi ro là khả năng một sự kiện không mong muốn, không thuận lợi có thể xảy ra dẫn tới sự mất mát hoặc hu hỏng.

Trong thanh toán quốc tế, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ đuợc hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không đuợc thanh toán mà còn phải đuợc hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kì một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán.

Rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra đối với các bên: xuất khẩu, nhập khẩu và các ngân hàng liên quan.

1.2.2. Các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Thực tiễn, hoạt động Thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thuơng mại luôn luôn tiềm ẩn các rủi ro có thể phát sinh. Sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh doanh... làm cho hoạt động TTQT nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại nói chung chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh các rủi ro vốn có của hoạt động ngân hàng thuơng mại nhu: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh

khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thị trường ..., hoạt động TTQT chứa đựng các rủi ro đặc thù. Trong bài luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu ba loại rủi ro đặc trưng nhất đối với hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại, đó là rủi ro quốc gia pháp lý, rủi ro ngân hàng đại lý và rủi ro kỹ thuật (tác nghiệp).

1.2.2.1. Rủi ro quốc gia, pháp lý

Là những rủi ro về chính trị, kinh tế, chính sách của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa. Chính vì vậy việc phân tích rủi ro quốc gia trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Nguyên nhân chính gây nên rủi ro quốc gia là những biến động về hệ thống chính trị- kinh tế của quốc gia đó.

Những biến động này như: chiến tranh, nổi loạn, đảo chính và các biến cố chính trị xã hội khác. Do thay đổi về thể chế chính trị, chính phủ mới ở các nước nhập khẩu có thể từ chối các cam kết thanh toán quốc tế, hoặc do chiến tranh, cách mạng bạo động, đình công nổ ra đã gây cản trở cho việc giao nhận hàng và thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp.

Bên cạnh những biến động về chính trị, chúng ta cũng cần phải quan tâm tới những nhân tố ảnh hưởng tới tình hình kinh tế của một quốc gia, ví dụ như:

Nợ nước ngoài: nếu nước nhập khẩu bị rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, không có khả năng trả nợ và chính phủ tuyên bố vỡ nợ hoặc hoãn thanh toán các khoản nợ nước ngoài thì sẽ đẩy các ngân hàng vào tình thế không thanh toán được các khoản ngoại tệ cho nước ngoài.

Dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán của một quốc gia: nếu dự trữ ngoại hối quá ít hoặc cán cân thanh toán bị thâm hụt, chính phủ nước nhập khẩu có thể dùng các biện pháp cấp bách để dừng thanh toán với nước ngoài.

Sự cẩm vận kinh tế: khi một nước bị cấm vận kinh tế thì mọi hoạt động thương mại quốc tế và các khoản NOSTRO của nước đó ở nước ngoài sẽ bị kiểm soát gắt gao, thậm chí bị phong tỏa nên ngân hàng không thể thanh toán tiền hàng cho nước ngoài.

soát ngoại hối, việc cấp giấy phép sử dụng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài... Neu

chính phủ của nước nhập khẩu đột ngột áp dụng chính sách ngoại hối thắt chặt hoặc

cấm vận trong thanh toán quốc tế thì gây ra rủi ro cho nhà xuất khẩu và ngân hàng của họ.

Chính sách thương mại và các quy định về xuất nhập khau của các quốc gia:

đôi khi việc thay đổi các chính sách, những quy định này sẽ tạo nên những biến cố gây thiệt hại cho các bên tham gia.

Rủi ro pháp lý xảy ra khi có sự vận dụng không đồng nhất giữa các nguồn luật điều chỉnh L/C ngoài UCP 600. Như chúng ta biết thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 600. Nhưng ở từng quốc gia, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống pháp luật quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại thế giới. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước lại có nhiều sự khác biệt, phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Mặc dù luật quốc gia thường tôn trọng và ít có mâu thuẫn với thông lệ quốc tế, tuy nhiên không thể tránh hoàn toàn được việc không xảy ra sự khác biệt, đối đầu với UCP.

Đối với cả ba phương thức thanh toán quốc tế (chuyển tiền, nhờ thu, L/C), rủi ro quốc gia đều làm mất khả năng thực hiện thanh toán của các bên liên quan, gây thiệt hại cho ngân hàng và chính khách hàng của họ.

1.2.2.2. Rủi ro ngân hàng đại lý

Khi triển khai hoạt động TTQT, các ngân hàng đều coi nhiệm vụ phát triển quan hệ đại lý ra nước ngoài là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định cho việc mở cửa hoạt động của ngân hàng. Khi ngân hàng đại lý không có khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro không có tiền chuyển về hoặc chuyển tiền đi nhưng ngân hàng đại lý không thực hiện đúng theo thỏa thuận giữa hai bên gây ra nhiều tổn hại. Rủi ro ngân hàng đại lỹ cũng xảy ra khi công nghệ không tương thích, trục trặc, lạc hậu trong khâu xử lý giao dịch.

A Phương thức chuyển tiền:

- Chính sách thực hiện giao dịch của ngân hàng đại lý có sự đặc biệt và khác so với các định chế tài chính khác (về cơ chế cấm vận, cơ chế phòng chống rửa tiền ...), vì vậy giao dịch có nguy cơ bị trả lại hoặc bị giữ không thực hiện trong thời gian dài.

- Tập quán xử lý giao dịch của ngân hàng đại lý không theo thông lệ quốc tế.

- Ngân hàng đại lý thực hiện sai chỉ thị chuyển tiền hoặc chậm chễ trong việc thi hành, gây thiệt hại cho ngân hàng chuyển tiền.

A Phương thức nhờ thu

- Ngân hàng đại lý hiểu và thực hiện sai chỉ dẫn nhờ thu dẫn tới tranh chấp và tổn hại uy tín cho các bên.

A Phương thức tín dụng chứng từ

- Ngân hàng đại lý cố tình chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ cam kết, trì hoãn, hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

- Đối với L/C được phép đòi tiền bằng điện, nếu ngân hàng chiết khấu không trung thực, bộ chứng từ có sai sót mà vẫn gửi điện cam kết rằng bộ chứng từ là hoàn hảo và đòi tiền ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành tin tưởng và thanh toán dẫn tới rủi ro.

- Ngân hàng đại lý cấu kết với khách hàng phát hành L/C giả mạo hoặc cố tình làm sai lệch bản chất của thư tín dụng chứng từ, lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng đối tác khi đã thực hiện chiết khấu bộ chứng từ.

1.2.2.3. Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro về sai sót kĩ thuật nghiệp vụ do chính bản thân ngân hàng gây nên.

Rủi ro này này xảy ro chủ yếu là do trình độ của nhân viên ngân hàng còn yếu nên chưa nắm bắt được bản chất của quá trình thanh toán, các thông lệ quốc tế đã thống nhất đã áp dụng trong TTQT ( UCP 600, URC 522 ...) và các quy trình nội bộ trong ngân hàng dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch.

A Phương thức chuyển tiền:

- Ngân hàng chuyển tiền nhận chuyển tiền cho những hợp đồng thanh toán vi phạm chế độ quản lý hạn ngạch nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại hối của NH Nhà nước, những hợp đồng thanh toán ma được lập để lợi dụng hoạt động phi pháp... dẫn tới các cảnh báo và xử phạt của NH Nhà nước và các cơ quan liên quan.

- Ngân hàng nhận chuyển tiền do không thẩm định kỹ các giao dịch nên thực hiện các giao dịch tới các thị trường cấm vận và nhạy cảm như Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba ... dẫn tới sự tẩy chay và cắt quan hệ đại lý, quan hệ Nostro của các ngân hàng trên thế giới.

- Do tác nghiệp sơ suất trên các hệ thống thanh toán dẫn tới hậu quả sai lệch người nhận thụ hưởng hoặc thất lạc số tiền đã chuyển dẫn tới thiệt hại cho ngân hàng.

A Phương thức nhờ thu:

- Ngân hàng thu hộ làm sai quy trình, giao bộ chứng từ nhận hàng cho khách hàng trước khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu dẫn tới phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không thực hiện nghĩ vụ của mình.

- Ngân hàng thu hộ nhận và thực hiện các chỉ thị không rõ ràng trên lệnh nhờ thu dẫn tới sự khiếu kiện và tranh chấp của ngân hàng nhờ thu dẫn tới thiệt hại và uy tín của ngân hàng thu hộ.

A Phương thức tín dụng chứng từ:

- Ngân hàng phát hành:

+ Không thẩm định kỹ đơn phát hành L/C dẫn tới phát hành một thư tín dụng chứng từ gây bất lợi cho ngân hàng phát hành dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng.

+ Các rủi ro về mặt phát hành và về kiểm tra chứng từ: Phát hành thư không đúng theo các điều kiện của đơn xin mở L/C, hoặc có những điều khoản bất lợi, dẫn đến các rủi ro: không những phải chịu chi phí sửa đổi, đôi khi những điều này lại có lợi cho người bán nên họ sẽ không chấp nhận sửa đổi nếu họ không có thiện chí vì vậy có thể dẫn đến rủi ro cho người mở kéo theo rủi ro cho ngân hàng.

+ Kiểm tra chứng từ không phát hiện được sai sót mà thực hiện thanh toán sẽ gặp khả năng rủi ro không được hoàn lại tiền từ nhà nhập khẩu.

+ Thông báo từ chối nhưng không nêu rõ và đầy đủ các bất hợp lệ của bộ chứng từ, hoặc những bất hợp lệ này bị Ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị;

+ Thông báo những bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của Ngân hàng, không nêu chỉ thị về việc định đoạt bộ chứng từ dẫn tới việc mất quyền từ chối thanh toán.

+ Đã chuyển giao chứng từ cho người mở, hoặc làm mất không trả lại đầy đủ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho phía xuất trình, hoặc không giao chứng từ cho phía thứ ba do phía xuất trình chỉ định.

+ Không cẩn trọng thanh toán bộ chứng từ không có B/L hay AWB gốc, tức là thanh toán tiền ra nước ngoài không chứng minh trên cơ sở có hàng hoá đối ứng, gây rủi ro là thanh toán không hay phía nước ngoài lợi dụng để xuất trình đòi tiền tiếp với bộ chứng từ hoàn hảo có B/L hay AWB gốc.

- Ngân hàng xác nhận:

- Rủi ro do kiểm tra bộ chứng từ: ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, NHPH không chấp nhận, thì không thể đòi tiền NHPH.

+ NH xác nhận không nắm được năng lực tài chính của NHPH mà vội xác nhận theo yêu cầu của họ để cuối cùng, Ngân hàng xác nhận phải nhận lãnh trách nhiệm thanh toán cho NHPH do NHPH thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.

- Ngân hàng thông báo:

+ Thông báo L/C sẽ không có bất cứ một cam kết nào khi thông báo thư tín dụng nhưng việc xác thực một thư tín dụng hay sửa đổi thư tín dụng qua các khóa mật hoặc kiểm tra cẩn thận vể tính chân thật của nó sẽ có những rủi ro do đã thông báo L/C giả mạo không xác thực mà không lưu ý cho người được thông báo.

- Ngân hàng chiết khẩu, thương lượng:

+ Bao gồm các rủi ro của ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả tiền của người hưởng và rủi ro kiểm tra chứng từ. Nếu ngân hàng thương lượng không kiểm

tra chứng từ giao hàng của nhà xuất khẩu một cách cẩn thận, thích đáng thì những sai sót của bộ chứng từ đã đuợc thuơng luợng sẽ bị ngân hàng phát hành từ chối

một cách hợp pháp.

1.2.3. Đo lường rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế

Ngoài việc nhận diện các rủi ro thông qua các tình huống cụ thể đã phát sinh, để đánh giá mức độ rủi ro trong các phuơng thức TTQT, chúng ta có thể thông qua một số các chỉ tiêu có thể đo luờng thông qua thống kê. Các chỉ tiêu này đuợc thiết lập khác nhau tại mỗi ngân hàng nhung tổng quan và phổ biến có các chỉ tiêu sau:

So lượng và tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro

Là số luợng các giao dịch gặp phải rủi ro của các phuơng thức TTQT. Số luợng này tính trên các loại rủi ro đuợc đề cập chính trong bài luận văn này là rủi ro quốc gia pháp lý, rủi ro ngân hàng đại lý và rủi ro tác nghiệp.

+ Tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro tính theo công thức:

. ,. , „ ZΛ,X 5ô lượng giao dịch gặp rủi ro

Tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro (%) =------÷---%100 Tổng sô giao dịch

Trị giá và tỷ lệ trị giá giao dịch gặp phải rủi ro

Là tổng trị giá (doanh số) các giao dịch gặp phải các loại rủi ro trên, đuợc tính theo công thức:

Tỷ lệ trị gi á giao dịch gặp phải rủi ro (0%) Trị giá giao dịch gặp rủi ro

-÷⅛—. ■ ,—*100

Tổng trị giả giao dịch

Các thiệt hại tài chính khác

Ngoài thiệt hại của giá trị giao dịch, ngân hàng có thể chịu các thiệt hại khác nhu lãi suất phạt quá hạn, phí bất đồng và xử lý bất đồng, phí bồi thuờng thiệt hại cho đối tác, phí chuyển trả hoặc chuyển tiếp chứng từ ...

1.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế

1.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

Trình độ của cán bộ ngân hàng: tham gia vào quy trình thanh toán, các ngân hàng là những trung gian không thể thiếu đuợc. Để thực hiện đuợc các nghiệp vụ TTQT đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải là những nguời có kinh nghiệm, có năng lực

chuyên môn vững vàng, có khả năng phân tích và tổng hợp tốt ... Trình độ cán bộ tác nghiệp không tốt sẽ dẫn tới rất nhiều các rủi ro về tác nghiệp, gây hậu quả xấu cho với các bên liên quan.

Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng: mỗi một ngân hàng đều có một quy trình nghiệp vụ tác nghiệp riêng. Quy trình này ảnh hưởng lớn tới chất lượng dịch vụ TTQT cung cấp đến khách hàng cũng như quá trình quản lý rủi ro của khách hàng. Quy trình hợp lý, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện tốt cho việc quản trị rủi ro cũng như hạn chế được cái rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Công nghệ trong thanh toán : đây là yếu tố phản ánh tính chất hiện đại và sự tiện lợi của hệ thống thiết bị, công nghệ kỹ thuật được sử dụng trong quy trình thanh toán quốc tế. Hệ thống công nghệ càng hiện đại thì quy trình thanh toán diễn ra càng nhanh, chất lượng càng được đảm bảo và càng dễ dàng cho việc quản trị rủi ro. Theo xu hướng hiện nay, các ngân hàng chủ yếu thanh toán qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế SWIFT (Society For Worldwide Interbank Financial Telecommunications) nhiều hơn hình thức thư từ (mail). Công nghệ quyết định một phần quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro của ngân hàng.

1.2.4.2. Nguyên nhân khách quan

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng thương mại luôn chịu sự chi phối khắt khe của quy luật cung cầu, giá cả thị trường. nên cũng phải thường xuyên đối mặt với các rủi ro từ mọi phía. Ngoài ra, những yếu tố như giá cả thay

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w