Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý rủiro thanh toán quốctế

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 94 - 101)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý rủiro thanh toán quốctế

Giải pháp này nhằm khắc phục hạn chế ba trong công tác hạn chế rủi ro TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là hoàn thiện được mô hình quản lý rủi ro TTQT mà ngân hàng đã thực hiện trong thời gian qua với 4 công đoạn: Nhận dạng rủi ro; đánh giá, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Cụ thể:

Công tác nhận diện rủi ro

Để nhận diện rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TTQT, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của khách hàng và của đối tác trước khi quyết định thực hiện dịch vụ. Cụ thể, khi tiếp nhận hồ sơ thanh toán ứng trước lần đầu của khách hàng nhập khẩu thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần kiểm tra uy tín của khách hàng, hỏi xem khách hàng nhập khẩu này đã từng nhập hàng với người xuất khẩu này hay chưa, người nhập khẩu này có được hợp đồng nhập khẩu này thông qua môi giới hay đã biết nhau từ trước. Nếu cần thiết thì bộ phận TTQT nhờ bộ phận tín dụng thẩm định thêm thông tin cũng như uy tín của

khách hàng nhằm tránh trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thông đồng để “rửa tiền”.

Ngoài ra, nhân viên TTQT của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng phải kiểm tra mặt hàng nhập khẩu có thuộc diện cấm xuất hoặc nước người mua cấm nhập hay không, quốc gia của nhà nhập khẩu có thuộc diện Mỹ cấm vận hay không. Theo quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là 45 ngày sau khi chuyển tiền thanh toán ứng trước cho đối tác nước ngoài, nhà nhập khẩu phải bổ sung các chứng liên quan (tờ khai hải quan, hoá đơn thương mại, vận tải đơn,...) cho ngân hàng. Tuy nhiên, chương trình phần mềm để theo dõi việc bổ sung chứng từ cũng như để nhắc nhở khách hàng chưa thật sự chặt chẽ để tránh trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thông đồng để “rửa tiền”, hàng hoá thật không được giao cho nhà nhập khẩu.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần kỹ lưỡng trong việc kiểm tra các giấy tờ, chứng từ liên quan đến hoạt động thanh toán. Đặc biệt trong phương thức thanh toán nhờ thu, nếu không có thỏa thuận trước thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt không nên nhận chứng từ do người bán gửi trực tiếp đến. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đồng thời kiểm tra ngay số lượng chứng từ được liệt kê trên thư ngân hàng với chứng từ thực nhận và có đủ bản gốc chứng từ vận tải không để thông báo ngay cho nhà nhập khẩu chọn phương án xử lý là trả ngay hay tra soát ngân hàng chuyển chứng từ. Nếu có bất kỳ một dấu hiệu nào như chứng từ bị thiếu, sai thông tin, thiếu mộc...thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần kiểm tra, rà sót và nhận dạng những rủi ro xảy ra để có quyết định nên hay không nên thực hiện dịch vụ.

Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, khi Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tiếp nhận đơn xin mở L/C lần đầu tiên của khách hàng và kiểm tra những chứng từ liên quan bao gồm: Giấy đề nghị bán ngoại tệ (dùng để mua ngoại tệ ký quỹ); giấy đề nghị phát hành thư tín dụng; hợp đồng mua bán Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất; phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu; tài sản đảm bảo (đối với thư tín dụng trả chậm) Đề nghị vay trả nợ nước ngoài nếu thư tín

dụng có thời hạn hiệu lực trên 1 năm(thư tín dụng trả chậm); hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng vay vốn để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc cầm cố lô hàng nhập khẩu để thanh toán)...Nếu chứng từ bị thiếu, hoặc không đúng quy định, có dấu hiệu giả mạo thì ngân hàng phải đề phòng, rà soát kỹ và yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ mới quyết định thực hiện dịch vụ thanh toán.

Để nhận diện rủi ro từ phía khách hàng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần thẩm định, phân tích tình hình tài chính của khách hàng: dựa trên báo cáo tài chính để xác định lãi lỗ, cơ cấu vốn nhất là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, vòng quay hàng tồn kho, lưu chuyển dòng tiền. Phương án kinh doanh lô hàng nhập khẩu: giấy phép nhập khẩu (nếu mặt hàng yêu cầu có giấy phép), lợi nhuận, giá cả so với giá thị trường, ảnh hưởng đối với môi trường, thị trường tiêu thụ, mục đích sử dụng... , tài sản đảm bảo,

thông tin nợ của khách hàng tại trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC). Nếu trong quá trình thẩm định mà Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nhận thấy có bất cứ dấu hiệu nào như sai thông tin, báo cáo giả thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và ngân hàng không nên hợp tác với khách hàng này.

Công tác đánh giá, đo lường rủi ro

Sau khi nhận diện được những rủi ro trong hoạt động TTQT, việc đánh giá và đo lường rủi ro TTQT sẽ được dựa trên mức độ nghiêm trọng của rủi ro, khả năng, tỷ lệ xảy ra rủi ro. Để công tác đo lường rủi ro TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được hiệu quả thì ngân hàng cần phải:

- Phân loại được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TTQT, nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro đó là khách quan hay chủ quan, khả năng xảy ra là bao nhiêu phần trăm, mức độ thiệt hại mà ngân hàng và những đối tác có thể chịu là bao nhiêu.

- xếp hạng tín dụng khách hàng trong hoạt động TTQT, thông qua kiểm tra lịch sử giao dịch và quan hệ của khách hàng với ngân hàng, lịch sử tín dụng, từ đó đo lường được khả năng xảy ra rủi ro từ phía khách hàng đó

Bưu điện Liên Việt có thể sử dụng là báo cáo chỉ số chính, biểu đồ thay đổi, rà soát giới hạn cho phép, các chuẩn mực về tác nghiệp...

Công tác kiểm soát rủi ro

Để kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thực hiện tốt công tác thẩm định khách. Từ đó dựa vào kết quả thẩm định và phương án kinh doanh của khách hàng, Ngân hàng xây dựng hạn mức tín dụng cần thiết cho khách hàng, đề ra mức ký quỹ phù hợp và yêu cầu áp dụng các biện pháp đảm bảo tài sản hợp lý (đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố chứng từ có giá, đảm bảo bằng chính lô hàng nhập khẩu, đảm bảo bằng bảo lãnh của một ngân hàng có uy tín,.) để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng, nhằm kiểm soát và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Phòng tín dụng và phòng thanh toán quốc tế phải kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc thanh toán và tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ tại ngân hàng căn cứ trên giá trị và tính chất của hợp đồng làm sao có lợi cho cả hai bên, tỷ lệ đủ để bù đắp cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra và có thể chấp nhận được đối với khách hàng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần thường xuyên rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang có quan hệ, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng để thiết lập quan hệ toàn diện với các doanh nghiệp có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập; đồng thời phát hiện kịp thời, theo dõi chặt chẽ đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, ngưng cho vay xuất nhập khẩu và tập trung thu hồi nợ. Đối với những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chưa có quan hệ với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, thì áp dụng các chính sách khách hàng phù hợp để thu hút khách hàng về quan hệ với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, việc quan hệ với những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cũng giúp cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt kiểm soát được rủi ro trong quá trình thanh toán.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng cần thường xuyên rà soát lại quy trình cho vay xuất khẩu cũng như nhập khẩu để có những điều chỉnh

phù hợp, kịp thời theo diễn biến kinh tế, xã hội và pháp luật nhằm vừa tạo một cơ chế thông thoáng để nâng cao hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu, vừa kiểm soát chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có thể kiểm soát và phân tán rủi ro bằng việc tính toán, đánh giá lại thu nhập cho cả gói dịch vụ đối với các khách hàng xuất nhập khẩu lớn của ngân hàng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tiến hành phân loại khách hàng (khách hàng kim cương, vàng, bạc, đồng hàng). Điều này có thể giảm rủi ro của một nghiệp vụ vào một khách hàng; đồng thời giữ và thu hút khách hàng xuất nhập khẩu lớn sử dụng toàn diện chuỗi dịch vụ ngân hàng do Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cung ứng gồm dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ thẩm định - cho vay, dịch vụ bảo lãnh thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ chuyển tiền và dịch vụ ngoại hối trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp mà Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thu được từ khách hàng làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ cung ứng và phân loại khách hàng được chính xác, hiệu quả hơn.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần tăng cường quản lý sử dụng ngoại tệ, đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ để phục vụ hoạt động TTQT. Trong từng giao dịch TTQT với khách hàng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần phải xem xét, cân đối nguồn ngoại tệ của bản thân cũng như đánh giá được khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ để trả nợ của khách hàng để xây dựng kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ, đảm bảo đủ ngoại tệ thanh toán các dịch vụ.

- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần phải tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động thanh toán của khách hàng, quản lý tiền hàng thu được từ dự án để đảm bảo nguồn thanh toán cho nước ngoài. Đối với các món nợ vay bắt buộc đã phát sinh cần rà soát lại tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời như đôn đốc đơn vị tiêu thụ hàng hoá để trả nợ ngân hàng, hoặc kết hơp với các cơ quan pháp luật để giải quyết những món nợ khó đòi, xử lý tài sản thế chấp... Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra là góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

84

quản lý và kiểm tra, kiểm soát nội bộ của toàn bộ hệ thống để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các rủi ro có thể xảy ra. Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được tiến hành một cách thiết thực, tránh hình thức và cần thiết phải tuân thủ một nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Công tác tài trợ rủi ro

Hoạt động TTQT là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không kiểm soát tốt thì thiệt hại đối với ngân hàng là không hề nhỏ. Thực tế tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019 mặc dù đã cố gắng phòng ngừa, kiểm soát nhưng rủi ro và thiệt hại vẫn xảy ra, cụ thể trị giá giao dịch rủi ro tại ngân hàng năm 2017 là 2,97 triệu USD, năm 2018 là 3,08 triệu USD, năm 2019 là 4,31 triệu USD. Do đó, nếu thiệt hại quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Do đó, để đảm bảo hoạt động tài trợ rủi ro trong thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nên có phương án trích quỹ dự phòng rủi ro trong TTQT.

Thành lập quỹ dự phòng rủi ro TTQT là một trong những biện pháp khả thi để có thể giúp cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt khắc phục rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. Quỹ phòng ngừa rủi ro TTQT nên được trích lập tại các chi nhánh của hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Mức trích lập quỹ này có thể chiếm từ 7-8% doanh số từ hoạt động TTQT hàng năm.

Như vậy, khi rủi ro xảy ra, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có thể trích quỹ phòng ngừa rủi ro để bù đắp các thiệt hại phát sinh mà không ảnh hưởng đến những hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Tuy nhiên, để trích lập quỹ dự phòng rủi ro TTQT, có thể trích quỹ phòng ngừa rủi ro để bù đắp các thiệt hại phát sinh cần xây dựng quy trình trích lập, tỷ lệ trích lập cụ thể của từng phương thức thanh toán và quy trình hoạt động của quỹ phòng ngừa rủi ro TTQT để đảm bảo quỹ phòng ngừa rủi ro phát huy tác dụng, hỗ trợ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt một cách tốt nhất khi gặp phải các rủi ro TTQT.

Để hoàn thiện các bước trong mô hình quản lý rủi ro thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động này thì

85

ngân hàng cần phải đảm bảo thực hiện đồng bộ 4 bước gồm : (1) Nhận dạng rủi ro; (2) Đánh giá, đo lường rủi ro, (3) Kiểm soát rủi ro và (4) Tài trợ rủi ro và có kết hợp giữa bộ phận nghiệp vụ thanh toán quốc tế cùng với bộ phận kiểm soát nội bộ và bộ phận quản lý rủi ro, cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Phân công trách nhiệm từng bộ phận trong công tác hạn chế rủi ro TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

TTQT. TTQT. Xây dựng, thực hiện quy

trình xử lý nghiệp vụ TTQT.

Xây dựng, rà soát quy trình và hỗ trợ quá trình tự đánh giá rủi ro.

Sử dụng kết quả quá trình tự đánh giá rủi ro, đánh giá phạm vi và mức độ, kiểm tra mẫu và chấm điểm ngầm.

Xử lý hạng mục nằm trong hệ thống rà soát.

Hỗ trợ quá trình tìm, theo dõi và phối hợp ký phê duyệt.

Khuyến khích, đánh giá hoạt động xử lý trong hệ thống.

Thực hiện sự kiểm tra xác đáng đối với các yêu cầu mới.

Xây dựng và đề xuất chuẩn mực kiểm soát; hỗ trợ quá trình thực hiện.

Đánh giá quá trình rà soát các yêu cầu mới.

bộ phận nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bộ phận quản lý rủi ro trong công tác quản lý rủi ro thanh toán quốc tế sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giảm thiểu, hạn chế rủi ro trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w