Đo lường rủiro trong hoạt động Thanh toán quốctế

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 35)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Đo lường rủiro trong hoạt động Thanh toán quốctế

Ngoài việc nhận diện các rủi ro thông qua các tình huống cụ thể đã phát sinh, để đánh giá mức độ rủi ro trong các phuơng thức TTQT, chúng ta có thể thông qua một số các chỉ tiêu có thể đo luờng thông qua thống kê. Các chỉ tiêu này đuợc thiết lập khác nhau tại mỗi ngân hàng nhung tổng quan và phổ biến có các chỉ tiêu sau:

So lượng và tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro

Là số luợng các giao dịch gặp phải rủi ro của các phuơng thức TTQT. Số luợng này tính trên các loại rủi ro đuợc đề cập chính trong bài luận văn này là rủi ro quốc gia pháp lý, rủi ro ngân hàng đại lý và rủi ro tác nghiệp.

+ Tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro tính theo công thức:

. ,. , „ ZΛ,X 5ô lượng giao dịch gặp rủi ro

Tỷ lệ giao dịch gặp phải rủi ro (%) =------÷---%100 Tổng sô giao dịch

Trị giá và tỷ lệ trị giá giao dịch gặp phải rủi ro

Là tổng trị giá (doanh số) các giao dịch gặp phải các loại rủi ro trên, đuợc tính theo công thức:

Tỷ lệ trị gi á giao dịch gặp phải rủi ro (0%) Trị giá giao dịch gặp rủi ro

-÷⅛—. ■ ,—*100

Tổng trị giả giao dịch

Các thiệt hại tài chính khác

Ngoài thiệt hại của giá trị giao dịch, ngân hàng có thể chịu các thiệt hại khác nhu lãi suất phạt quá hạn, phí bất đồng và xử lý bất đồng, phí bồi thuờng thiệt hại cho đối tác, phí chuyển trả hoặc chuyển tiếp chứng từ ...

1.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế

1.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

Trình độ của cán bộ ngân hàng: tham gia vào quy trình thanh toán, các ngân hàng là những trung gian không thể thiếu đuợc. Để thực hiện đuợc các nghiệp vụ TTQT đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải là những nguời có kinh nghiệm, có năng lực

chuyên môn vững vàng, có khả năng phân tích và tổng hợp tốt ... Trình độ cán bộ tác nghiệp không tốt sẽ dẫn tới rất nhiều các rủi ro về tác nghiệp, gây hậu quả xấu cho với các bên liên quan.

Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng: mỗi một ngân hàng đều có một quy trình nghiệp vụ tác nghiệp riêng. Quy trình này ảnh hưởng lớn tới chất lượng dịch vụ TTQT cung cấp đến khách hàng cũng như quá trình quản lý rủi ro của khách hàng. Quy trình hợp lý, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện tốt cho việc quản trị rủi ro cũng như hạn chế được cái rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Công nghệ trong thanh toán : đây là yếu tố phản ánh tính chất hiện đại và sự tiện lợi của hệ thống thiết bị, công nghệ kỹ thuật được sử dụng trong quy trình thanh toán quốc tế. Hệ thống công nghệ càng hiện đại thì quy trình thanh toán diễn ra càng nhanh, chất lượng càng được đảm bảo và càng dễ dàng cho việc quản trị rủi ro. Theo xu hướng hiện nay, các ngân hàng chủ yếu thanh toán qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng quốc tế SWIFT (Society For Worldwide Interbank Financial Telecommunications) nhiều hơn hình thức thư từ (mail). Công nghệ quyết định một phần quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro của ngân hàng.

1.2.4.2. Nguyên nhân khách quan

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng thương mại luôn chịu sự chi phối khắt khe của quy luật cung cầu, giá cả thị trường. nên cũng phải thường xuyên đối mặt với các rủi ro từ mọi phía. Ngoài ra, những yếu tố như giá cả thay đổi, công nghệ lạc hậu, khả năng quản lí,điều hành kém, khủng hoảng tài chính. cũng là tác nhân gây ra khó khăn đối với các doanh nghiệp, thua lỗ, thậm chí là phá sản, vỡ nợ.

Ngoài ra,sự biến động trong thị trường tài chính, sự thay đổi tỉ giá, các chỉ tiêu về nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán của một quốc gia cũng gây nên sức ép và rủi ro đối với việc thanh toán quốc tế.

Do thiếu thông tin hay còn gọi là thông tin không cân xứng: về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín và tính trung thực của đối tác nên đã có những quyết định sai lầm gây ra rủi ro cho các bên tham gia giao dịch, đặc biệt

trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP thì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào bộ chứng từ chứ không phụ thuộc vào hàng hóa trao đổi.

Việc thiếu thông tin hay sự thiếu trung thực của ngân hàng đại lý, đồng thời lại bị họ cố tình che dấu hay lừa gạt nên đưa ra những quyết định sai lầm đã gây ra rủi ro.

Do các vấn đề liên quan tới mâu thuẫn sắc tộc, đảng phái, tôn giáo, biểu tình, đình công, chiến tranh đe dọa tới tình hình an ninh của một quốc gia. Do chính sách tiền tệ và tài khóa của mỗi quốc gia, tỷ lệ vay trả nợ trong và ngoài nước việc cân bằng cán cân thanh toán của từng nước, sự mở cửa của nền kinh tế cộng thêm chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia đó cũng làm ảnh hưởng tới việc phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng trong phương thức thanh toán quốc tế.

Do hệ thống luật pháp mỗi quốc gia có sự khác nhau nên đôi khi có sự mâu thuẫn giữa các tập quán quốc tế với luật quốc gia. Không thể thay đổi luật của quốc gia vì vậy những tranh chấp sẽ do toàn án xem xét và phán quyết, dẫn tới rủi ro pháp lý.

1.2.5. Hậu quả khi phát sinh rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Rủi ro TTQT khi phát sinh sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tài chính của các bên liên quan. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, uy tín của ngân hàng là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng. Nếu uy tín của ngân hàng giảm sút, các khách hàng trong và ngoài nước sẽ không thực hiện các giao dịch tại ngân hàng; các ngân hàng nước ngoài không lựa chọn ngân hàng đó làm đối tác trong các giao dịch TTQT như thông báo, xác nhận, chiết khấu L/C, ngân hàng nhờ thu hoặc ngân hàng chi trả trong hình thức chuyển tiền.

Bên cạnh những rủi ro về uy tín, các ngân hàng có thể gặp rủi ro về tài chính. Những rủi ro về tài chính là những thiệt hại do ngân hàng phải tự thanh toán bằng tiền của mình cho các khoản phí, tiền phạt hoặc trị giá của lô hàng khi:

- Thực hiện thanh toán sai chỉ dẫn của khách hàng dẫn đến mất tiền, hoặc bị phạt do chậm thanh toán (ngân hàng chuyển tiền, nhờ thu...)

- Phải thanh toán thay cho khách hàng nếu ngân hàng đã thay mặt khách hàng cam kết trả tiền cho nguôi thụ huởng trên cơ sở một số điều kiện nhất định nhung không đuợc khách hàng hoàn trả (ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng bảo lãnh...)

- Phải chịu phạt do vi phạm cam kết hoặc các nghĩa vụ (chậm thanh toán bộ chứng từ theo L/C, từ chối bộ chứng từ do những lỗi bất đồng không hợp lệ, không thực hiện hoàn trả đúng cam kết ..)

Những rủi ro trong TTQT, dù là về uy tín hay tài chính, đều gây thiệt hại trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đề xuất nhiều giải pháp để phông ngừa tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra.

1.3. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANHTOÁN QUỐC TẾ TOÁN QUỐC TẾ

Quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT tại các Ngân hàng thuơng mại thuờng theo các buớc nhu sau: Nhận dạng rủi ro ;Đánh giá, đo luờng rủi ro ;Kiểm soát rủi ro ;Tài trợ rủi ro.

1.3.1. Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi truờng hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê tất cả đuợc các loại rủi ro, kể cả dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện trong tuơng lai, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro.

Một số phuơng pháp phân tích để có thể nhận dạng rủi ro:

- Phân tích nguồn rủi ro: phân tích những nhân tố bên ngoài hoặc những nhân tố bên trong có khả năng gây ra một sự kiện tác động đến sự thành đạt của mục tiêu, ví dụ nhu hiện tuợng suy thoái kinh tế, thiên tai, lạm phát, các nhân viên ...

- Phân tích vấn đề: phân tích các nguy cơ tiềm ẩn có thể nhận diện đuợc, ví dụ nhu sự bất hợp lệ của bộ chứng từ, sự lừa đảo của khách hàng...

1.3.2. Đánh giá, đo lường rủi ro

Đây là quá trình xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xuất hiện của từng loại rủi ro (đã đuợc nhận diện), trên cơ sở đó, xếp hạng các rủi ro theo

thứ tự ưu tiên mà các nguồn lực phải được dành để kiểm soát. Quy trình đánh giá, đo lường rủi ro:

- Nhận dạng rủi ro, tổn thất tiềm năng. - Xep hạng mức độ nghiêm trọng.

- Nhận dạng nguyên nhân và xếp loại khả năng xảy ra.

- Thiết lập đánh giá rủi ro phân biệt các rủi ro có thể chấp nhận với các rủi ro không thể chấp nhận dựa trên hai tiêu chí: mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xảy ra tổn thất.

- xếp hạng các rủi ro theo 2 tiêu chí căn cứ vào đánh giá.

1.3.3. Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đây là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hành động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Chiến lược kỹ thuật để kiểm soát rủi ro

- Né tránh/từ bỏ: dùng đường đi khác để tránh né rủi ro, đường đi mới có thể không có rủi ro, hoặc rủi ro ở mức độ nhẹ hơn, hoặc chi phí để đối phó với rủi ro thấp hơn.

- Giảm thiểu: thực thi các biện pháp để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hoặc giảm thiểu những tác động và chi phí khắc phục rủi ro nếu nó xảy ra.

- Chuyển giao: giảm thiểu những rủi ro bằng cách chia sẻ tác hại khi chúng xảy ra.

- Chấp nhận: chấp nhận sống chung với rủi ro trong trường hợp chi phí loại bỏ, phòng tránh, giảm thiểu rủi ro quá lớn (lớn hơn chi phí khắc phục tác hại), hoặc tác hại của rủi ro nếu xảy ra là cực kỳ thấp.

1.3.4. Tài trợ rủi ro

Mặc dù, đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trước hết cần phải theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ

phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia thành 2 nhóm:

- Tự khắc phục: là phương pháp mà ngân hàng bị rủi ro tự thanh toán tổn thất. - Chuyển giao rủi ro: ngân hàng có thể chuyển rủi ro đó bằng cách chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro sang chủ thể khác, tổ chức khác.

1.4. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MỘT SỐ NHTM TRONG HOẶC NGOÀI NƯỚC

Thực tiễn, hoạt động TTQT trên thế giới đã phát sinh nhiều bài học rủi ro cho ngân hàng và các bên liên quan. Một số rủi ro thường gặp ở các ngân hàng trên thế giới được công bố rộng rãi chủ yếu liên quan đến rủi ro quốc gia, pháp lý (cấm vận, tài trợ khủng bố) và rủi ro tác nghiệp (tranh cãi bất đồng...). Sau đây là một số vụ việc điển hình trên thế giới.

Trường hợp 1: Ngân hàng Iran bị thiệt hại nặng nền do dính dáng đến các hoạt động tài trợ khủng bố và phòng chống rửa tiền.

Ngân hàng Mellat Iran đã khởi kiện chính phủ Anh gần 4 tỷ Đôla vì cho rằng Chính phủ Anh chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm lợi nhuận và tổn thất về danh tiếng của Ngân hàng trong suốt 4 năm cấm vận.

Năm 2009, Anh đă thiết lập lệnh dừng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mellat do cho rằng NH đã thực hiện các giao dịch TTQT dính dáng đến chương trình hạt nhân của Iran. Năm 2013, tòa án tối cao Anh đã tăng hình phạt cấm vận, thực hiện một cách áp đặt tùy ý và vô lý mà không đưa ra bất kỳ một thông báo trước nào tới Ngân hàng.

Đánh giá: Rõ ràng trong trường hợp này, do chính sách phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của ngân hàng Mellat không được triển khai và thi hành chặt chẽ nên đã dẫn tới việc thực hiện các giao dịch vi phạm các thông lệ quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ áp dụng các biện pháp cấm vận và trừng phạt các ngân hàng vi phạm mà không cần thông báo hoặc cảnh cáo trước đó. Ngân hàng Iran đã bị thiệt hại nặng nề không chỉ về phương diện kinh tế mà còn về vấn đề uy tín, danh tiếng của ngân hàng. Các hoạt động TTQT của ngân hàng có thể bị ngưng trệ do các ngân hàng đại lý cắt toàn bộ các quan hệ Nostro cũng như trao đổi SWIFT key ngân hàng

đại lý gây ra nhiều tổn thất nặng nề kéo theo.

Trường hợp 2: Nhân viên ngân hàng cấu kết với khách hàng, cố tình vi phạm quy trình nghiệm vụ TTQT để chuộc lợi

Cục phòng chống tham nhũng của Bangladesh đã kết tội năm nhân viên ngân hàng và bốn kẻ khác vì tham gia vào vụ án gian lận L/C trị giá 32 triệu USD. Những nhân viên ngân hàng này bao gồm Tổng giám đốc và bốn đồng nghiệp.

Theo các công tố viên, 5 nhân viên của Janata Bank đã liên kết và mở 7 thu tín dụng cho một công ty ảo có tên Dhaka Trading House. Công ty này lấy cớ chuẩn bị để nhập khẩu một số lô hàng đuờng và đậu xanh từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012. Trên thực tế, công ty không hề thực hiện việc nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào dựa trên chứng từ cùa tòa án.

Cục phòng chống tham nhũng cáo buộc 5 nhân viên này cùng với một số kẻ khác đã làm thâm hụt trên 32 triệu USD đuợc giải ngân bởi ngân hàng cho các thu tín dụng này.

Đánh giá: các nhân viên ngân hàng đã vi phạm và không tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ, cùng với đó là việc cấu kết với khách hàng để chuộc lợi. Bản thân ngân hàng Janata Bank cũng chua có các mô hình quản trị rủi ro mạnh để có thể phát hiện và ngăn chặn loại rủi ro này. Truờng hợp này đặt ra tính cấp thiết cần có mô hình quản trị rủi ro trong chính nội bộ trong ngân hàng gây ra.

Trường hợp 3: Khó khăn khi phát hành L/C đối với các thị trường có chính sách đặt biệt.

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Ai Cập một lần nữa khiến cho việc mở LC nhập khẩu luơng thực trở nên khó khăn. Điểu này phản ánh sự khó khăn trong việc tài trợ vốn đã diễn ra thuờng xuyên trong vài năm trở lại đây. Các nhà nhập khẩu của Ai Cập đang phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc phát hành L/C để nhập khẩu các hàng hóa cung cấp cho các tổ chức nhà nuớc, trong đó có cả Tổng đại lý cung cấp hàng hóa (GASC), cơ quan nhập khẩu luơng thực chủ yếu của Ai Cập.

Một thuơng nhân tại Cairo gần đây cho biết: Có một số chuyến hàng "đã sẵn sàng để giao” nhung đang phải đợi hoàn tất việc phát hành L/C đă bị trì hoãn.

Các nhà cung cấp cho GASC thường yêu cầu L/C được phát hành bởi một trong những ngân hàng quốc doanh của Ai Cập và được xác nhận bởi ngân hàng của nước họ. Ngân hàng trung ương Ai Cập cần đưa ra chính sách bảo đảm cho các L/C của các ngân hàng quốc doanh, tuy nhiên vấn đề này được cho là đang bị trì hoãn.

Đánh giá: Chính sách xuất nhập khẩu của từng thị trường và quốc gia đã làm khó Ai Cập trong việc phát hành L/C nhập khẩu khi Ai Cập là nước yếu thế hơn

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w