Thực trạng rủiro hoạt động thanh toán quốctế tại ngân hàng Thương mạ

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 60)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Thực trạng rủiro hoạt động thanh toán quốctế tại ngân hàng Thương mạ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2017-2019

2.3.1. Các loại rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

2.3.1.1. Rủi ro quốc gia, pháp lý

Trong TTQT, bất cứ một thay đổi nào về chính trị, pháp lý của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia giao dịch. Không chỉ mâu thuẫn giữa luật pháp các nước, mà ngay cả sự thay đổi về chính sách thuế quan, áp dụng hạn ngạch cũng gây khó khăn cho các Ngân hàng trong hoạt động TTQT. Như chúng ta đã biết, thanh toán quốc tế là một hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như

quốc gia khác nhau. Do đó, mỗi sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh huởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế ảnh huởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao luu thuơng mại quốc tế. Ngoài ra còn có những rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng gây nên nhu: chiến tranh, đình công, động đất, núi lửa, cấm vận... gây tổn thất cho các bên liên quan. Nền kinh tế Việt Nam tuy có sự ổn định về chính trị vào bậc nhất trên thế giới nhung về sự biến động trong các chính sách kinh tế thì lại thay đổi liên tục nên cũng ảnh huởng đến hoạt động TT quốc tế của ngân hàng. Một ví dụ về rủi ro quốc gia, pháp lý đối với thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt nhu:

Năm 2017, Ngân hàng Buu điện Liên Việt có mở một L/C cho Công ty TNHH Nhựa SL nhập khẩu một lô hạt nhựa từ Thái Lan. Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt đã cho ký quỹ 80% cho doanh nghiệp này. Sau khi sản xuất, hàng của công ty Nhựa SL đuợc bán sang Ucraina, nhung do tdình hình chính trị trên đất nuớc này không ổn định, nên hoạt động xuất khẩu của công ty Nhựa SL diễn ra không thuận lợi, hàng xuất khẩu không đạt tỷ lệ, kết quả là công ty không tiền thanh toán cho phía Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt. Kết quả là sau 3 tháng thì ngân hàng mới thanh toán đuợc.

Có thể thấy, rủi ro trên là do Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt bị thiếu thông tin trong quá trình thanh toán, chua timg hiểu kỹ thông tin về hoạt động xuất khẩu của công ty Nhựa SL, việc không tìm hiểu kỹ tình hình chính trị của các quốc gia liên quan đến hoạt động thanh toán đã gây ra tổn thất cho ngân hàng. Chính vì vậy, đảm

bảo thông tin chính xác trong hoạt động thanh toán quốc tế là hết sức quan trọng.

2.3.1.2. Rủi ro ngân hàng đại lý

Tính đến nay, Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt có hơn 511 ngân hàng đại lý với hơn 55 thị truờng chủ chốt Châu Á, ÂU, Mỹ, Úc, Trung Đông...giúp cho Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt thực hiện thông suốt các giao dịch TTQT, từ đó giúp mở rộng và phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng.

trong nước để nhập khẩu vải, sợi. Các bộ chứng từ xuất trình cho mặt hàng này đa số rất nhiều và món tiền nhỏ, khó kiểm tra. Thường hay xảy ra các lỗi như: thư đòi tiền của ngân hàng nước ngoài nhiều hơn số tiền tổng các hóa đơn, các chứng nhận đóng gói (packing list) lên đến hàng chục trang nhưng kiểm tra số kiện thì nhiều hơn số kiện thể hiện trên chứng từ vận tải mà vẫn đòi tiền trên số kiện của chứng từ đóng gói, xuất trình chứng từ vận tải không phải là bản gốc, hóa đơn đòi tiền hàng mẫu hay phí bưu điện không được đề cập trong L/C v.v...).

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nhận định rõ, đây là những lỗi không nhỏ, gây một số rủi ro nhất định cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt khi tài trợ thanh toán những L/C này. Đó là khi thanh toán số tiền lớn hơn số tiền tổng các hóa đơn, số kiện trên các chứng từ đóng gói không như chứng từ vận tải thể hiện, thanh toán hàng mẫu hay phí bưu điện không đề cập trong L/C mà không biết hay thanh toán một chứng từ vận tải không phải chứng từ gốc (có thể giả mạo), tức là đã thanh toán khống tiền ra nước ngoài mà không có hàng hóa đối ứng, vi phạm quy định về quản lý ngoại hối, đây có thể không phải là sai sót của ngân hàng đòi tiền mà có thể là một sự cố ý khi mà lượng chứng từ dày đặc khó kiểm tra; hay người mua nợ tiền người bán nên cấu kết lừa ngân hàng để chuyển tiền khống. Do đó, đối với việc giao dịch với các ngân hàng đại lý, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt luôn kiểm tra các chứng từ cách đầy đủ rõ ràng, bên cạnh đó đối chiếu thông tin hai chiều với phía khách hàng để tránh việc sai sót, gian lận dẫn đến rủi ro và tổn thất trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

2.3.1.3. Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra do khách hàng không thấu hiểu rõ về phương thức sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, cũng có thể là rủi ro do nhân viên thiếu đạo đức, hoặc thiếu kỹ năng nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-2019, nhờ việc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã chú trọng đến công tác đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên, hơn nữa Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thường rất cẩn thận khi mở dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng nên cũng phần nào hạn chế được rủi ro. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một vài tình huống rủi ro do nhân viên

ngân hàng trong dịch vụ TTQT tại ngân hàng điển hình như sau:

Công ty Phú Quang có nộp đơn đề nghị mở L/C kèm hợp đồng ngoại thương gửi đến phòng nghiệp vụ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt với trị giá 500.000USD. Trong quá trình xem xét hồ sơ, chuyên viên TTQT đã sơ suất trong khi nghiên cứu đơn xin mở L/C và mở thiếu điều kiện chuyển nhượng. Điều kiện này có nghĩa là trong thư tín dụng quy định quyền hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. Khi thiếu điều này trong L/C nghĩa là người hưởng lợi thứ nhất (nhà xuất khẩu) sẽ không thể thực hiện được quyền chuyển nhượng của mình cho người khác. Do đó, sau khi phát hành L/C, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã được ngân hàng bên nước ngoài yêu cầu bổ sung điều khoản này, và phí do Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chị là 500USD. Như vậy, rủi ro này là do sự thiếu sót và yếu kém của nhân viên khi không đối chiếu điều khoản cụ thể rõ ràng, dẫn đến tổn thấy trong việc bổ sung điều khoản.

2.3.2. Thực trạng rủi ro từng phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

Giống như các NHTM khác, trong thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng phải đối mặt với một loạt những rủi ro. Mặt khác, ngay từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã xác định phát triển mạnh mảng TTQT, do đó, khách hàng của ngân hàng chủ yếu là những công ty lớn, hoạt động xuất nhập khẩu rất phát triển. Chính vì vậy, đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, thanh toán quốc tế giữ một vai trò rất quan trọng, chiếm phần quan trọng trong lợi nhuận của ngân hàng.

Tuy nhiên, do khách hàng là những khách hàng lớn, lượng ngoại tệ trong mỗi một giao dịch quốc tế là rất lớn, vì vậy, rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong các phương thức thanh toán là rất lớn. Chỉ cần một giao dịch trong thanh toán quốc tế gặp rủi ro sẽ có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho hoạt động của ngân hàng. Những rủi ro này được thể hiện thông qua ba phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu của Ngân hàng TMCP Bưu

Thanh toán cho ngân hàng nước ngoài______________

249,10 239,43 285,20

điện Liên Việt là: Phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền và phương thức tín dụng chứng từ. Cụ thể như sau:

2.3.2.1. Rủi ro trong phương thức chuyển tiền

Đối với phương thức chuyển tiền thì theo quy định của NHNN với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, nếu Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chuyển tiền ra nước ngoài mà người đó nằm trong danh sách khủng bố, mức phạt nặng nhất đối với ngân hàng lên tới 80 triệu USD. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt rất chú trọng trong việc phòng ngừa rủi ro này. Đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt vì là một ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT nên thời gian qua, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã thực hiện việc hạn chế rủi ro này rất hiệu quả. Để tránh tình trạng rủi ro này, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt luôn cập nhật danh sách những thành phần được nghi ngờ là khủng bố hay rửa tiền mà NHNN cũng cấp.

- Với hình thức chuyển tiền: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hạn chế rủi ro này theo phương pháp: Một giao dịch thanh toán quốc tế qua phương thức chuyển tiền sẽ được thực hiện qua những bước kiểm tra sau:

+ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sẽ kiểm tra xem tên người chuyển có nằm trong danh sách mà NHNN cung cấp hay không (Tuy nhiên, số liệu NHNN cung cấp vẫn còn nhiều hạn chế, va thường chỉ giới hạn ở những người mang quốc tịch Việt Nam, thiếu tính cập nhật)

+ Sau đó kiểm tra theo một hệ thống danh sách riêng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

+ Cuối cùng, trước khi đẩy điện đi, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có một hệ thống kỹ thuật rất hiện đại, theo đó nếu tên người chuyển mà trùng với một trong những cái tên ở trong danh sách của hệ thông, giao dịch đó sẽ tự động bị khóa lại và không ra được khỏi hệ thống ngân hàng.

Chính nhờ những bước kiểm tra nghiêm ngặt như vậy nên rủi ro này rất hiếm khi xảy ra ở Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Trong hơn 10 năm hoạt động, rủi ro này chỉ chiếm 0.05% trong tổng số giao dịch thanh toán quốc tế, và mức độ rất nhẹ.

Một biện pháp để Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hạn chế rủi ro này đó là bất kỳ những giao dịch nước ngoài nào đều cũng cần phải có chứng từ, tờ khai hải quan. Tuy nhiên, đây cũng là một bài toán khó cho chính ngân hàng.

Nguyên nhân là do có rất nhiều khách hàng không hợp tác trong việc giao các chứng từ cho ngân hàng, trong trường hợp đó Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt phải

từ chối thực hiện giao dịch nếu không có ngay chứng từ nên đã làm khách hàng không hài lòng và có khách hàng đã từ bỏ dịch vụ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Do vậy ngân hàng nhiều khi buộc phải thực hiện thanh toán và cho khách hàng được nợ một số ít chứng từ trong một thời gian nhất định. Rủi ro sẽ xảy ra khi khách hàng không giữ đúng lời hứa, không chịu trả chứng từ đúng thời hạn, điều này được thể hiện rất rõ ở bảng dưới đây

Bảng 2.6: Thực trạng rủi ro của phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Tông thanh toán băng

phương thức này__________ 879,71 920,12 1083,89 % so với tông thanh toán

quốc tế 21,48 18,71 17,61

Ngân

hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đó là chuyển sai đơn vị hưởng. Chỉ cần một lỗi sơ ý nhỏ

của nhân viên ngân hàng là có thể đánh sai địa chỉ cũng như các chi tiết khác có liên quan đến người hưởng. Điều này có thể gây rủi ro rất nghiêm trọng nếu như người hưởng được hưởng nhầm đó nhận số tiền và không trả lại. Rất may, trường hợp đó ở

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong giai đoạn 2017-2019 là không có nhưng tình

trạng gửi nhầm vẫn còn xảy ra. Trong năm 2018, số lượng giao dịch nhầm Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chiếm khoảng 0.9%, trong khi năm 2017 là 11.2% và năm 2019 là 0,7%. Như vậy, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng đã có những bước tiến rõ rệt trong việc han chế rủi ro qua phương thức chuyển tiền.

Ngoài ra, trong phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng xảy ra trường hợp là số tiền ghi trên lệnh chuyển có từ nước ngoài về với số tiền ngân hàng nước ngoài chuyển thực chất không khớp nhau. Trường hợp này, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong giai đoạn 2017-2019 xảy ra 9 lần. Nhưng rất may,

nhờ có cơ cấu tổ chức và cơ cấu kiểm soát khá một cách chặt chẽ, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã sớm phát hiện ra điều này. Ở phòng thanh toán Ngân hàng TMCP

Bưu điện Liên Việt có một người luôn làm nhiệm vụ kiểm tra lại những giao dịch đã đi xem liệu có khớp với những báo cáo ghi nợ ngân hàng nước ngoài chuyển về không. Nhờ có vậy, ngân hàng có thể nhận ra ngay khoản nào chênh lệch, khoản nào rủi ro. Do

đó, tuy tình trạng chuyển tiền về không khớp như vậy trong giai đoạn 2017-2019 là 9 lần,

nhưng tất cả các trường hợp này Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đều đòi lại được

tiền do phát hiện ra sai sót ngay ngày hôm sau.

2.3.2.2. Rủi ro trong phương thức nhờ thu

Nhờ thu là một phương thức đơn giản nhưng cũng gây ra rủi ro đối với người xuất khẩu và người nhập khẩu. Còn ngân hàng chỉ có vai trò làm trung gian thanh toán, thực hiện lệnh nhờ thu hoặc trả tiền cho khách hàng nên ít gặp rủi ro nhưng điều đó không có nghĩa là không có rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện phương thức nhờ thu. Phương thức này tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong giai đoạn 2017-2019 chiếm doanh số khoảng 10% tổng doanh số các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

Rủi ro trong phương thức nhờ thu chủ yếu là do lỗi tác nghiệp của ngân hàng chứ không phải xuất phát từ phía người bán và người mua. Vì vậy, để tránh được rủi ro trong phương thức nhờ thu, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã chú trọng đến đến công tác đào tạo nhân viên phụ trách nghiệp vụ TTQT nhằm giúp các nhân

viên ngân hàng phải nắm rất vững về nghiệp vụ cũng như những quy định, điều luật trong thanh toán quốc tế để có thể kiểm tra tính xác thực của giấy nhờ thu, tránh những rủi ro ngoài dự đoán.

Rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu thường xảy ra tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là trường hợp nội dung của phiếu nhờ thu không rõ ràng (ví dụ như khách hàng không nói rõ là ngân hàng phải làm gì trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán, hay khi người mua không trả phí nhờ thu hoặc điạ chỉ liên lạc của người mua không chính xác). Trong trường hợp này, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt yêu cầu nhân viên thanh toán của ngân hàng phải kiểm tra rõ hồ sơ trước khi chuyển thư nhờ thu đó sang ngân hàng nước ngoài, để tránh việc không nhận được phí nhờ thu.

Mặc dù rủi ro này ảnh hưởng không lớn lắm đến thu nhập của Ngân hàng TMCP

Bưu điện Liên Việt, tuy nhiên nó cũng gây phiền hà, mất thời gian cho ngân hàng, đôi khi nó còn làm giảm uy tín, lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện

Liên Việt. Đó chính là rủi ro lớn nhất. Với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, trong

những năm đầu hoạt động, khi phương thức nhờ thu nói riêng và phương thức thanh toán

quốc tế nói chung còn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam, tình trạng khách hàng đưa những phiếu nhờ thu không đầy đủ thông tin là khá nhiều. Thêm vào đó, lúc bấy giờ, kỹ

thuật nghiệp vụ của nhân viên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt còn nhiều hạn chế

nên rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu còn chiếm tỉ trọng cao (khoảng 15%). Tuy nhiên trong giai đoạn 2017-2019, với sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w