Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 109 - 112)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Các doanh nghiệp XNK cần có kiến thức TTQT, có cán bộ có chuyên môn về TTQT. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp rủi ro khi tham gia vào buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ngoài, lý do chính là chúng ta chưa có các kiến thức đầy đủ khi tham gia vào sân chơi quốc tế. Trong phần lớn các vụ kiện giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp khác thì chúng ta đều thua kiện. Vì vậy cần có cán bộ am hiểu về TTQT để tư vấn, thực hiện các thủ tục đảm bảo đúng qui trình và pháp luật. Khi tham gia buôn bán trao đổi ngoại thương cần chú ý và tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật của quốc gia đó; các thông tin về bạn hàng để đảm bảo việc thanh toán hoặc cung cấp hàng hóa; uy tín, chất lượng và độ tin cậy của các ngân hàng tham gia.

- Các doanh nghiệp XNK cần lựa chọn ngân hàng phục vụ phù hợp và có uy tín, tích cực phối hợp với ngân hàng để hoàn thiện các thủ tục cần thiết, không có

sai sót và có cơ sở pháp lý khi có tranh chấp ngoại thương xảy ra.

- Ngoài ra, các doanh nghiệp XNK cần tích cực nghiên cứu thị thường, so sánh xem nên xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng nào, số lượng là bao nhiêu, từ thị trường nào?

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Để hoàn thiện cũng như hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, dựa trên những phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tại chương 2, đồng thời dựa trên định hướng phát triển chung và định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đến năm 2025, chương 3 đề ra những nhóm giải pháp chính tương ứng. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trực tiếp trong quá trình thanh toán quốc tế trong từng phương thức thanh toán cụ thể, nhóm giải pháp hạn chế tác động của những nguyên nhân gây ra rủi ro về mặt quốc gia pháp lý, rủi ro do ngân hàng đại lý, rủi ro tác nghiệp, và nhóm giải pháp quản lý rủi ro TTQT. Ngoài ra, chương 3 cũng bổ sung nhóm giải pháp hỗ trợ về công nghệ, nâng cao chất lượng nhân sự tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Đồng thời, cũng đề xuất một số kiến nghị với nhà nước, ngân hàng nhà nước, với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại các NHTM nói chung và tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nói riêng.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế thế giới đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế cho các khách hàng và Ngân hàng thuơng mại trong nuớc nói chung và cho Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt nói riêng. Trong khuôn khổ luận văn Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt”.

Tác giả xây dựng khung lý thuyết về hoạt động TTQT tại các ngân hàng thuơng mại, các hình thức TTQT, những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TTQT, nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động TTQT và quản trị rủi ro trong hoạt động Thanh toán quốc tế tại các NHTM.

Dựa trên nền tảng lý thuyết, tác giả đi sâu phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt, những rủi ro trong hoạt động TTQT của ngân hàng cũng nhu những giải pháp mà ngân hàng áp dụng để hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT. Qua đó tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động TTQT tại ngân hàng.

Từ kết quả phân tích và dựa trên những định huớng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại ngân hàng. Những giải pháp đua ra bao gồm ba nhóm giải pháp:

- Giải pháp hạn chế rủi ro từng phuơng thức TTQT

- Giải pháp hạn chế những yếu tố gây ra rủi ro trong TTQT - Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro TTQT

Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với nhà nuớc, ngân hàng nhà nuớc và các doanh nghiệp XNK nhằm hỗ trợ cho hoạt động TTQT tại các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt nói riêng. Hi vọng, với đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Trần Văn Chu (2004), Quản lỷ và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thế Giới, Hà Nội.

3. Nguyễn Quỳnh Giang (2015), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán

bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Had Nội.

4. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Dương Hữu Hạnh (2005), Cam nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hồng Hải (2003), “Hạn chế rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành thư tín dụng”, Thị trường tài chính tiền tệ, số 15.

7. Nguyễn Thị Hồng Hải (2007), “Rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế

của VN”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 61.

8. Lê Thị Ngọc Hân (2010), Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

9. Phùng Mạnh Hùng (2007), “Rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (8), tr.19-22.

10. Phạm Huy Hùng (2011), “Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 21/2011

11. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Luật số: 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 Luật

các tổ chức tín dụng, Quốc hội khóa XII, Hà Nội.

12. Bế Quang Minh (2008), Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

13. Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Quản lỷ rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế tại SGDII - NHCTVN, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

14. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, Hà Nội.

15. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, Hà Nội

16. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019, Hà Nội

17. Phạm Thị Như Thủy (2014), Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

18. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

19. Phạm Thị Thu Vân (2013), Nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế tại NH TMCP Đại Dương, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Thương.

Tài liệu tiếng Anh

20. Institute of Financial Services (2013), Guide to Documentary Credits, Ifs School of Finance.

21. United Nations Conference on Trade and Development (2010), Documentary risk in Commodity Trade.

- Các website tham khảo:

22. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w