Thực trạng hoạt động thanh toán quốctế tại ngân hàng Thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 54)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốctế tại ngân hàng Thương mại cổ phần

mức chi phí hoạt động năm 2018 tăng 3,75 % so năm 2017, và tiếp tục tăng 32,29% năm 2019. Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng có nhiều biến động, mức lợi nhuận sau thuế ngân hàng giảm trong năm 2018 với tỷ lệ giảm 29,83% và năm 2019 tăng lên lại 66,70% và đạt lợi nhuận 1.600 tỷ đồng năm 2019. Tốc độ tăng lợi nhuận tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thể hiệu qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019)

Dự vào biểu đồ có thể thấy lợi nhuận Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang được cải thiện và đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2019, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã dần đạt được độ ổn định và hiệu quả hơn.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2017-2019 2.2.1. Tinh hình doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

Chất lượng dịch vụ thanh toán toán là thế mạnh của Ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Điều này được kiểm chứng trong suốt những năm hoạt động và được nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới công nhận như Standard Charterd Bank, HSBC, Wachovia Bank New York,...

Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ngày càng được mở rộng về sản phẩm, hình thức, thị trường và loại tiền tệ thanh toán. Trong đó, hoạt động thanh toán xuất khẩu chiếm một phần không nhỏ trong hoạt động TTQT của ngân hàng, với thị trường thanh toán rải khắp các châu lục. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4. Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019

hoạt động cho vay gặp phải nhiều sự cạnh tranh gay gắt thì Ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt ngày càng chú trọng đến các việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế coi đây là chiến lược quan trọng nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời thực hiện đa dạng hóa theo mô hình ngân hàng hiện đại. Trong giai đoạn 2017-2019, Ngân hàng Buu điện Liên Việt không ngừng nỗ lực phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, dịch vụ thanh toán quốc tế về mặt số luợng lẫn chất luợng, vì thế doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế cũng tăng đáng kể trong những năm vừa qua.

Đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu, Hàn Quốc và Mỹ là hai thị truờng đứng đầu, chiếm hơn 30% thị truờng xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt, tiếp đến là thị truờng Malaisia, Vuơng quốc Anh, Hà Lan, Nam Phi, các tiểu cuơng quốc Ả rập thống nhất...với các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn gồm thủy sản, hải sản, điều nhân, may mặc và xi măng. Kết quả trong 3 năm 2017-2019 doanh số thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt đạt 934,03 triệu USD năm 2018, tăng 19,39% so với năm 2017, năm 2019 đạt 1.224,05 triệu USD, tăng 31,05% so với năm 2018. Doanh số hoạt động xuất khẩu của ngân hàng ngày càng tăng.

Riêng đối với thanh toán nhập khẩu, các thị truờng chính là các quốc gia Châu Á nhu Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đức, Nhật, Mỹ, Thái Lan, Ản Độ...các sản phẩm đa dạng từ hàng hóa tiêu dùng đến vật liệu xây dựng, điện tử viễn thông. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt cũng cung cấp nhu cầu thanh toán đa dạng với trên 140 loại tiền tệ khác nhau. Doanh số nhập khẩu năm 2018 đạt 3983,78 triệu USD, tăng 20,24% so với 2017, năm 2019 tiếp tục tăng lên 23,78%. về cơ cấu doanh số thì tỷ trọng hàng nhập khẩu cao hơn so với hàng xuất khẩu, với doanh số nhập khẩu năm 2017 chiếm 80,9%; năm 2018 chiếm 81,01% và năm 2019 chiếm 80,11% cho thấy sự mất cân đối trong cán cân TTQT của ngân hàng.

Tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt năm 2017 đạt 4.095,51 triệu USD, năm 2018 đạt 4.917,81 triệu USD và năm 2019 đạt 6.154,99 triệu USD, tăng 25,16% so với năm 2018. Kết quả hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt trong giai đoạn 2017-2019 thể hiện qua biểu đồ sau:

Chỉ tiêu Năm2017 Tỷ trọng Năm2018 Tỷ trọng Năm2019 Tỷ trọng L/C 2.876,2 8 3 70,2 63.544,7 72,08 84.454,9 8 72,3 Nhờ thu 339,5 2 8,2 9 452,9 3 9,21 616,11 10,0 1 Chuyển tiền_______ 2 879,7 8 21,4 2 920,1 18,71 91.083,8 1 17,6 Tổng 4.095,5 1 100 4.917,8 1 100 6.154,9 9 100 ■DS xuất khẩu ■DS nhập khẩu

Biểu đồ 2.4. Doanh số TTQT tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019)

Nhìn chung, hoạt động thanh toán của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong giai đoạn 2017-2019 tăng trưởng khá tốt. Ket quả này đạt được là nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng. Với mạng lưới chi nhánh phủ khắp các tỉnh thành cả nước, chất lượng dịch vụ TTQT được khẳng định qua nhiều năm, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được nhiều ngân hàng thế giới đánh giá cao như Habib Bank Zurich, Nation Australia bank...trực tiếp làm việc với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Trong khi các ngân hàng thương mại đang thắt chặt và khắt khe trong việc thiết lập các mối quan hệ đại lý thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt càng mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý. Tính đến nay, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có hơn 511 ngân hàng đại lý với hơn 55 thị trường chủ chốt Châu Á, ÂU, Mỹ, Úc, Trung Đông...giúp cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thực hiện thông suốt các giao dịch TTQT, từ đó giúp mở rộng và phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng.

2.2.2. Phương thức thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

Bảng 2.5. Tỷ trọng từng phương thức TTQT của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019

tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt bao gồm phương thức thanh toán quốc tế L/C, nhờ thu và chuyển tiền. Nhìn chung có thể thấy doanh số thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt mạnh về thanh toán bằng tín dụng chứng từ L/C và chuyển tiền.

Với tỷ lệ doanh số TTQT bằng tín dụng chứng từ L/C chiếm 70,23% năm 2017 trong tổng doanh số TTQT của ngân hàng, năm 2018 chiếm 72,08% và năm 2019 tăng lên 72,38%. Trong khi đó, tỷ lệ doanh số TTQT bằng hình thức chuyển tiền chiếm 21,48% năm 2017 trong tổng doanh số TTQT của ngân hàng, năm 2018 chiếm 18,71% và năm 2019 giảm còn 17,61%. Tỷ trọng doanh số thanh toán bằng hình thức nhờ thu chỉ chiếm khoản 10% tổng doanh số TTQT của ngân hàng. Cụ thể qua biểu đồ sau:

■Chuyển tiền

■Nhờ thu

■L/C

Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng từng phương thức thanh toán 2017-2019 tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019)

Nhìn chung trong doanh số TTQT ở Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong giai đoạn 2017-2019 duy trì cơ cấu khá ổn định về các phương thức thanh toán quốc tế. Trong đó, phương thức thanh toán bằng L/C của ngân hàng ngày càng được sử dụng rộng rãi và đóng góp quan trọng vào tổng doanh số TTQT của ngân hàng. Lí do là trong giai đoạn này, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã áp dụng nhiều ưu đãi cho các chương trình tài trợ và việc sử dụng một mức phí thanh toán hợp lí cũng thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước cũng như của thế giới có nhiều biến động theo chiều không tốt nên các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho các món hàng của mình vì thế các doanh nghiệp đã dần chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C mặc dù thu phí cao hơn, nhờ vậy tạo được điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng.

Phương thức chuyển tiền chiếm hơn 20% trong cơ cấu thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, đứng thứ 2 chỉ sau phương thức thanh toán L/C, với doanh số 879,72 triệu USD năm 2017 và tăng lên 1.083,89 triệu USD

năm 2019. Một trong những nguyên nhân đó là tình hình tài chính của các cá nhân và doanh nghiệp trong ngoài nước trong giai đoạn này có sự ổn định nên doanh số chuyển tiền cũng tăng lên.

Phương thức nhờ thu tuy chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh số TTQT của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nhưng doanh số có sự tăng trưởng qua các năm, cụ thể từ doanh số 339,52 triệu USD năm 2017 tăng lên 616,11 triệu USD, kết quả này cho thấy sự nỗ lực không nhỏ của ngân hàng, kết quả này chứng tỏ các khách hàng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã ngày càng tin tưởng vào chất lượng hoạt động, đánh giá cao các gói sản phẩm thanh toán quốc tế của ngân hàng mặc dù phương thức này có một số điểm yếu nhất định như là người ban chưa khống chế được việc trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài việc trả tiền hoặc không trả tiền nếu thấy tình hình kinh tế bất lợi. Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp này đã đánh giá được những đối tác của mình, chọn ra những đối tác đáng tin cậy để thanh toán bằng phương thức ủy nhiệm nhờ thu để giảm chi phí thanh toán cho mỗi bộ hồ sơ.

Tuy vậy nhìn chung, trong cơ cấu doanh số thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt vẫn cho thấy sự chênh lệch rõ giữa phương thức thanh toán L/C và hai hình thức còn lại.

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT GIAI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2017-2019

2.3.1. Các loại rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

2.3.1.1. Rủi ro quốc gia, pháp lý

Trong TTQT, bất cứ một thay đổi nào về chính trị, pháp lý của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia giao dịch. Không chỉ mâu thuẫn giữa luật pháp các nước, mà ngay cả sự thay đổi về chính sách thuế quan, áp dụng hạn ngạch cũng gây khó khăn cho các Ngân hàng trong hoạt động TTQT. Như chúng ta đã biết, thanh toán quốc tế là một hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như

quốc gia khác nhau. Do đó, mỗi sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh huởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế ảnh huởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao luu thuơng mại quốc tế. Ngoài ra còn có những rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng gây nên nhu: chiến tranh, đình công, động đất, núi lửa, cấm vận... gây tổn thất cho các bên liên quan. Nền kinh tế Việt Nam tuy có sự ổn định về chính trị vào bậc nhất trên thế giới nhung về sự biến động trong các chính sách kinh tế thì lại thay đổi liên tục nên cũng ảnh huởng đến hoạt động TT quốc tế của ngân hàng. Một ví dụ về rủi ro quốc gia, pháp lý đối với thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt nhu:

Năm 2017, Ngân hàng Buu điện Liên Việt có mở một L/C cho Công ty TNHH Nhựa SL nhập khẩu một lô hạt nhựa từ Thái Lan. Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt đã cho ký quỹ 80% cho doanh nghiệp này. Sau khi sản xuất, hàng của công ty Nhựa SL đuợc bán sang Ucraina, nhung do tdình hình chính trị trên đất nuớc này không ổn định, nên hoạt động xuất khẩu của công ty Nhựa SL diễn ra không thuận lợi, hàng xuất khẩu không đạt tỷ lệ, kết quả là công ty không tiền thanh toán cho phía Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt. Kết quả là sau 3 tháng thì ngân hàng mới thanh toán đuợc.

Có thể thấy, rủi ro trên là do Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt bị thiếu thông tin trong quá trình thanh toán, chua timg hiểu kỹ thông tin về hoạt động xuất khẩu của công ty Nhựa SL, việc không tìm hiểu kỹ tình hình chính trị của các quốc gia liên quan đến hoạt động thanh toán đã gây ra tổn thất cho ngân hàng. Chính vì vậy, đảm

bảo thông tin chính xác trong hoạt động thanh toán quốc tế là hết sức quan trọng.

2.3.1.2. Rủi ro ngân hàng đại lý

Tính đến nay, Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt có hơn 511 ngân hàng đại lý với hơn 55 thị truờng chủ chốt Châu Á, ÂU, Mỹ, Úc, Trung Đông...giúp cho Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt thực hiện thông suốt các giao dịch TTQT, từ đó giúp mở rộng và phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng.

trong nước để nhập khẩu vải, sợi. Các bộ chứng từ xuất trình cho mặt hàng này đa số rất nhiều và món tiền nhỏ, khó kiểm tra. Thường hay xảy ra các lỗi như: thư đòi tiền của ngân hàng nước ngoài nhiều hơn số tiền tổng các hóa đơn, các chứng nhận đóng gói (packing list) lên đến hàng chục trang nhưng kiểm tra số kiện thì nhiều hơn số kiện thể hiện trên chứng từ vận tải mà vẫn đòi tiền trên số kiện của chứng từ đóng gói, xuất trình chứng từ vận tải không phải là bản gốc, hóa đơn đòi tiền hàng mẫu hay phí bưu điện không được đề cập trong L/C v.v...).

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nhận định rõ, đây là những lỗi không nhỏ, gây một số rủi ro nhất định cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt khi tài trợ thanh toán những L/C này. Đó là khi thanh toán số tiền lớn hơn số tiền tổng các hóa đơn, số kiện trên các chứng từ đóng gói không như chứng từ vận tải thể hiện, thanh toán hàng mẫu hay phí bưu điện không đề cập trong L/C mà không biết hay thanh toán một chứng từ vận tải không phải chứng từ gốc (có thể giả mạo), tức là đã thanh toán khống tiền ra nước ngoài mà không có hàng hóa đối ứng, vi phạm quy định về quản lý ngoại hối, đây có thể không phải là sai sót của ngân hàng đòi tiền mà có thể là một sự cố ý khi mà lượng chứng từ dày đặc khó kiểm tra; hay người mua nợ tiền người bán nên cấu kết lừa ngân hàng để chuyển tiền khống. Do đó, đối với việc giao dịch với các ngân hàng đại lý, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt luôn kiểm tra các chứng từ cách đầy đủ rõ ràng, bên cạnh đó đối chiếu thông tin hai chiều với phía khách hàng để tránh việc sai sót, gian lận dẫn đến rủi ro và tổn thất trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

2.3.1.3. Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra do khách hàng không thấu hiểu rõ về phương thức sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, cũng có thể là rủi ro do nhân viên thiếu đạo đức, hoặc thiếu kỹ năng nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-2019, nhờ việc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã chú trọng đến công tác đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên, hơn nữa Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thường rất cẩn thận khi mở dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng nên cũng phần nào hạn chế được rủi ro. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một vài tình huống rủi ro do nhân viên

ngân hàng trong dịch vụ TTQT tại ngân hàng điển hình như sau:

Công ty Phú Quang có nộp đơn đề nghị mở L/C kèm hợp đồng ngoại thương gửi đến phòng nghiệp vụ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt với trị giá 500.000USD. Trong quá trình xem xét hồ sơ, chuyên viên TTQT đã sơ suất trong khi nghiên cứu đơn xin mở L/C và mở thiếu điều kiện chuyển nhượng. Điều kiện này có nghĩa là trong thư tín dụng quy định quyền hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w