Đánh giá, đo lường rủiro

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 74 - 77)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Đánh giá, đo lường rủiro

Công tác đánh giá, đo luờng rủi ro tại Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt sẽ áp dụng cho mỗi tình huống khác nhau. Công tác này đuợc thực hiện nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro sau khi đã đuợc nhận dạng, sau đó xếp hạng rủi ro theo mức độ tổn thất, từ đó có cơ sở để có những biện pháp kiểm soát phù hợp. Quy trình đánh giá, đo luờng rủi ro tại Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt thông qua các buớc sau:

- Nhận dạng rủi ro, tổn thất tiềm năng: Sau khi tiếp nhận yêu cầu về dịch vụ Thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt theo nhu phân tích ở trên, những rủi ro có thể xảy ra trong mỗi truờng hơp

- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro: Trong quá trình nhận dạng rủi ro, Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt Nhận liệt kê tất cả những rủi ro có thể xảy ra, nguyên nhân dẫn đến rủi ro xảy ra, tỷ lệ xảy ra rủi ro, mức độ thiệt hại. Từ đó, sắp xếp những rủi ro theo thứ tự uu tiên mức độ thiệt hại từ cao xuống thấp và khả năng xảy ra cao hay thấp.

- xếp hạng các rủi ro theo các tiêu chí đánh giá ở trên, sau đó đua ra những giải pháp ứng với mỗi truờng hợp khác nhau để đua đến quyết định là có chấp nhận thực hiện dịch vụ thanh toán đó hay không.

2.4.3. Kiểm soát rủi ro

Công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế đuợc Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt chú trọng, công tác này đuợc thực hiện nhu sau:

- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tiến hành kiểm tra ngay khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu xem có phải do người bán trực tiếp gửi hay không. Nếu không có thỏa thuận trước thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt không nhận chứng từ do người bán gửi trực tiếp đến. Đồng thời kiểm tra ngay số lượng chúng từ được liệt kê với chứng từ thực nhận và có đủ bản gốc chứng từ vận tải không để thông báo ngay cho nhà nhập khẩu chọn phương án xử lý là trả ngay hay tra soát ngân hàng chuyển chứng từ.

- Khi giao bộ chứng từ nhờ thu cho nhà NK đi nhận hàng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt yêu cầu nhân viên ngân hàng xem xét kỹ chữ ký và mẫu dấu đã đăng ký trên Lệnh thanh toán chuyển tiền của nhà NK xuất trình, đồng thời có những biện pháp đảm bảo đủ tài sản để thanh toán cho nước ngoài nếu là thanh toán D/P (hoặc thực hiện ngay việc ký quỹ hay đảm bảo thanh toán bằng tiền vay dựa trên Giấy nhận nợ của khách hàng). Nếu là thanh toán D/A thì tại thời điểm nhà NK chấp nhận hối phiếu để lấy bộ chứng từ đi nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ mẫu dấu và chữ ký. Ngày đáo hạn thanh toán, nếu bộ chứng từ nhờ thu nhận được thiếu chứng từ vận tải gốc thì nhà NK phải xuất trình tờ khai hải quan chứng minh hàng hóa đã được thông quan liên quan tới các thông tin của bộ chứng từ nhờ thu mà Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã nhận.

- Khi Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tiếp nhận đơn xin mở L/C của khách hàng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thường xem xét kỹ tất cả các điều kiện và điều khoản của L/C có bất lợi và rủi ro gì cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và cho khách hàng hay không? nếu có, yêu cầu khách hàng thương lượng với người bán sửa đổi, bổ sung đơn và hợp đồng ngoại thương (nếu có) cho phù hợp, nếu L/C mở hoàn toàn bằng vốn tự có của khách hàng, sau khi đã tư vấn cho khách hàng một cách đầy đủ về các rủi ro có thể xảy ra mà khách hàng vẫn chấp nhận thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt yêu cầu khách hàng cam kết mọi rủi ro về sau hoàn toàn do khách hàng gánh chịu.

- Đối với những bộ chứng từ đòi tiền có số lượng chứng từ nhiều và lắt nhắt, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt kiểm tra kỹ về số tiền trên các invoice với số

tiền đòi thanh toán; kiểm tra có đòi tiền những hàng mẫu hay hàng giao bằng DHL ngoài L/C hay đòi phí bưu điện không. Kiểm tra bộ chứng từ phát hiện ra phải đánh điện báo ngay cho ngân hàng nước ngoài biết là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt không chấp nhận thanh toán các trường hợp này cho dù người mua chấp nhận và thanh toán bằng tiền của người mua. Còn trong trường hợp bộ chứng từ không có chứng từ vận tải gốc, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thông báo ngay cho người mua biết và đánh điện cho ngân hàng nước ngoài trong vòng 5 ngày làm việc thông báo là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chỉ thanh toán bộ chứng từ khi người mua xuất trình tờ khai hải quan thể hiện hàng hóa, số lượng, số và ngày chứng từ vận tải, phương tiện vận tải, số và ngày hợp đồng ngoại thương, số hóa đơn thương mại đúng như bộ chứng từ đã xuất trình và tuyệt đối giữ nguyên tình trạng bộ chứng từ.

- Bên cạnh đó, để kiểm soát rủi ro trong hoạt động TTQT, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng đặc biệt chú trọng và nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro. Tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác phòng ngừa rủi ro, từng bước bổ sung hoàn chỉnh và nâng cao Quy chế phòng ngừa rủi ro toàn diện trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng, tăng cường phương tiện kết nối mạng thông tin để khai thác và chủ động thu thập mọi thông tin từ mọi nguồn nhằm hạn chế tối đa rủi ro từ hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt,

2.4.4. Tài trợ rủi ro

Mặc dù Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chủ động trong công tác phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động TTQT nhưng cũng không thể tránh khỏi rủi ro xảy ra. Trong giai đoạn 2017-2019, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã kiểm soát khá tốt rủi ro trong hoạt động TTQT nên tổn thất xảy ra là không nhiều. Biện pháp tài trợ rủi ro hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong giai đoạn này là ngân hàng tự thanh toán tổn thất.

Ví dụ về tình huống: Năm 2017, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có mở một L/C cho Công ty TNHH Nhựa Thuận Thắng nhập khẩu một lô hạt nhựa từ Iraq. Khi chứng từ về đến Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và hàng vế đến cảng của TP.

Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Nhựa Thuận Thắng đưa công văn chấp nhận mọi bất hợp lệ của bộ chứng từ và cam kết thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng là 30,000USD. Theo đúng quy trình thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã tiến hành thanh toán trị giá lô hàng trên cho ngân hàng xuất trình bộ chứng từ ở Iraq. Nhưng không may, thời điểm mà Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thanh toán cho ngân hàng ở Iraq thì tình hình chính trị giữa Iraq và Mỹ căng thẳng nên toàn bộ số tiền 30,000USD khi qua hệ thống ngân hàng ở Mỹ đã không được chuyển trả cho ngân hàng ở Iraq tại thời điểm đó. Tuy nhiên, vấn đề cũng được giải quyết khi Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng nostro là JPMorgan Chase can thiệp nhưng số tiền nhận không đầy đủ, không đầy đủ sau khi bị trừ đi các khoản chi phí chỉ còn lại 29,000 USD, tổn thất 1000$. Số tiền thiệt hại do rủi ro này thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tự thanh khoản.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w