Thực trạng công tác hạn chế rủiro hoạt động thanh toán quốctế tại ngân

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 72 - 74)

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Thực trạng công tác hạn chế rủiro hoạt động thanh toán quốctế tại ngân

LIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2017-2019

Tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Bộ phận kiểm soát nội bộ cùng với bộ phận nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bộ phận quản lý rủi ro xây dựng một mô hình quản lý rủi ro mới trong thanh toán quốc tế, hoạt động của mô hình này gồm 4 bước cơ bản là nhận dạng rủi ro; đánh giá, đo lường rủi ro; kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Cụ thể như sau:

2.4.1. Nhận dạng rủi ro

Để hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã chủ động nhận dạng rủi ro thông qua việc chủ động nắm bắt thông tin thị trường, giá cả, biến động của từng ngành hàng, đặc biệt là diễn biến tăng giảm giá

của một số mặt hàng XNK có liên quan đến lĩnh vực tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt như tôm cá, dệt may, sắt thép, phân bón, hạt điều,... kịp thời cảnh báo đến các phòng nghiệp vụ để thận trọng hơn trong hoạt động TTQT. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, bộ phận Phòng ngừa rủi ro đã phân loại, sàng lọc khách hàng và đưa ra các đề xuất 108 định hướng phòng ngừa rủi ro đối với từng loại khách hàng như điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ, quy mô tài sản thế chấp, hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu.

Công tác nhận diện rủi ro tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được tiến hành liên tục, thường xuyên. Mỗi ngày mỗi nhân viên phòng thanh toán quốc tế phải hậu kiểm, kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo và công việc thực tế đã là, rà soát lại các hồ sơ chứng từ đã xử lý và sẽ xử lý. Hằng tuần và hằng quý tự đánh giá rủi ro và kiểm soát bởi chính cán bộ kiểm soát trực tiếp quản lý hồ sơ liên quan. Xác định rủi ro bằng phỏng vấn, đánh giá rủi ro thông qua thảo luận, cuộc họp. Xác định rủi ro nhằm sớm tìm ra rủi ro chưa được nhận dạng và không được chấp nhận, đánh giá tốit hơn khả năng có thể chấp nhận các rủi ro đã nhận dạng, từ đó xây dựng các biện phápkiểm soát phù hợp. Một tình huống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nhận diện rủi ro như sau:

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tháng 7/2018 nhận được từ công ty vận chuyển chứng từ DHL một bộ chứng từ nhờ thu với người gửi là công ty Morgan Des Lages, India. Trên covering letter thể hiện ngân hàng chuyển chứng từ là Ngân hàng Standard charter bank, India song không có bất kỳ chữ ký hay con dấu của ngân hàng này. Mặc dù, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng đã nhiều lần nhận bộ chứng từ với nhà xuất khẩu là công ty này. Song, ưới sự cẩn trọng, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt yêu cầu Công ty DHL trả lại cho công ty Morgan des Lages vì De Smet Engineering không thể xác thực được các chứng từ mà họ gửi khi không có ngân hàng chuyển chứng từ bảo hộ. Sau khi xác nhận thông tin với bên Ngân hàng Standard Charter bank, India thì ngân hàng đã thông báo có một công ty đến nhờ chuyển chứng từ nhưng chứng từ có dấu diệu là giả mạo, công ty này cũng đang có rắc rối với pháp lý nên hàng hóa đang bị phong tỏa chưa thể

vận chuyển nên đã bị ngân hàng từ chối chuyển. Tình huống trên, ta nhận thấy thật hết sức rủi ro khi ngân hàng nhận bộ chứng từ và thông báo cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu do mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty này từ truớc chấp nhận lấy bộ chứng từ và thanh toán nhung sau đó không thể nhận đuợc hàng vì hàng đã bị phong tỏa ở nuớc nhà xuất khẩu. Đây cũng là một tình huống về rủi ro lừa đảo. Nếu Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt tài trợ thanh toán lô hàng này bằng việc thế chấp chính lô hàng thì Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt đã gặp rủi ro thanh toán do không có hàng để bồi thuờng.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w