Giải pháp đồng bộ nhằm quản lý rủiro trong TTQT tại Lienvietpostbank

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 91 - 94)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Giải pháp đồng bộ nhằm quản lý rủiro trong TTQT tại Lienvietpostbank

Lienvietpostbank

Giải pháp này nhằm khắc phục hạn chế thứ hai trong công tác hạn chế rủi ro TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hạn chế tác động của những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động TTQT của ngân hàng. Cụ thể:

3.2.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro quốc gia, pháp lý

Rủi ro về chính trị, pháp lý là những rủi ro bất khả kháng nên khó có thể có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế chính xác hữu hiệu. Tuy nhiên, để giảm thiểu cũng như phòng ngừa các rủi ro chính trị, pháp lý, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần phối hợp với các doanh nghiệp tham gia trong phương thức thanh toán quốc tế nên tìm hiểu kỹ môi trường đầu tư cũng như tình hình kinh tế, chính trị của phía đối tác nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Đối với rủi ro này, thông tin khách hàng và thị trường vô cùng quan trọng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nguồn thông tin có thể tìm kiếm được một cách dễ dàng trên mạng Internet nhưng cần phải chọn lọc thông tin phù hợp cho mình.

Để hạn chế những rủi ro chính trị, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nên hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu kỹ về luật thương mại của các nước mà họ tham gia giao dịch và cần đa dạng hóa thị trường để phân tán rủi ro. Cung cấp cho khách hàng bảng đánh giá xếp hạng rủi ro quốc gia cho các nước trên thế giới (nguồn thông tin từ tạp chí: Euromoney, Institutional Investor, ...) ; những địa chỉ khách hàng có thể truy cập trên mạng Internet để nắm thông tin như: Trang Web của OFAC (Văn phòng Quản lý tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài Chính Mỹ), cung cấp cho khách hàng danh sách các nước bị Mỹ cấm vận trong thanh toán để tránh việc khách hàng giao dịch với các đối tác thuộc khu vực này, một số quốc gia đã bị Mỹ cấm vận như: Balkans, Burma (Myanmar - Miến Điện), Iran, Liberia, Libya, North Korea (Bắc Triều tiên), Sudan, Syria, Zimbabwe...và mỗi thời kỳ sẽ có thông tin khác nhau nên Ngân hàng TMCP

Bưu điện Liên Việt cũng phải cập nhật thường xuyên.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt phải cập nhật thông tin từ thị trường trong nước và thế giới hàng ngày, việc này được thực hiện bởi bộ phận thanh toán quốc tế trong ngân hàng, cập nhật thông tin từ các nguồn tin quốc tế đáng tin cậy như tổ chức Fitch Rating đánh giá và xếp hạng các ngân hàng trên thế giới, lưu trữ và cập nhật thông tin về các khách hàng trong và ngoài nước, hình thành cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng và các ngân hàng đại lý nhằm cung cấp cho các chi nhánh trong trường hợp cần thiết. Đồng thời, cập nhật thường xuyên các thông tin có tính chất cảnh báo của ngân hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới, của các ngân hàng đại lý ở nước ngoài về các trường hợp lừa đảo, giả mạo trong thương mại quốc tế để Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt phòng tránh.

3.2.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro từ phía ngân hàng đại lý

Việc mở rộng và phát triển hệ thống ngân hàng đại lý nước ngoài giúp cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giảm được chi phí thâm nhập thị trường nuớc ngoài, không cần cung cấp nhân sự cũng như cung cấp các phương tiện mà có thể tận dụng ngay bộ máy quản lý của các ngân hàng đại lý để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sẽ tận dụng được các hạn mức tín dụng, hạn mức xác nhận L/C, hạn mức thanh toán, hạn mức tái tài trợ L/C hạn mức kinh doanh ngoại tệ, ký kết các hiệp định khung vay vốn trung dài hạn để cho vay các dự án nhập thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro đến từ phía ngân hàng đại lý, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần phải:

- Định kỳ tháng/quý/năm, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần đánh giá, cập nhật thông tin về ngân hàng đại lý để có sự điều chỉnh quan hệ đại lý phù hợp với tình tình vận động của thế giới theo lịch sử quan hệ giữa hai bên .

- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn thông tin quốc tế đáng tin cậy như tổ chức Standard and Poor, Moody, Fitch Rating đánh giá và xếp hạng các Ngân hàng trên thế giới, lưu trữ và cập nhật thông tin về các khách hàng trong và ngoài nước, hình thành cơ sở dữ liệu thông tin

về khách hàng và các Ngân hàng đại lý nhằm cung cấp cho các chi nhánh trong các trường hợp cần thiết.

- Để lựa chọn đối tác ngân hàng đại lý, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần đánh giá uy tín của các ngân hàng nước ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm lựa chọn được những ngân hàng đại lý có uy tín cao trên thị trường quốc tế và đảm bảo phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng các mối quan hệ ngân hàng đại lý chặt chẽ. Đánh giá uy tín của ngân hàng đại lý trên các mặt sau:

+ Môi trường kinh tế toàn cầu theo thời điểm hợp tác

+ Mức độ rủi ro quốc gia, tình hình biến động kinh tế chính trị của quốc gia có ngân hàng đại lý cần hợp tác ít nhất là 10 năm tính đến thời điểm hợp tác.

+ Rủi ro của chính ngân hàng đại lý hay khả năng thực hiện nghĩa vụ của họ bằng việc kiểm tra lịch sử hoạt động của ngân hàng đại lý.

Việc đánh giá uy tín của ngân hàng đại lý được thực hiện định kỳ quý/ hàng năm theo quy trình đánh giá ngân hàng đại lý. Trên cơ sở đó có những quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.

- Kết quả đánh giá các ngân hàng đại lý là cơ sở để Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ra các quyết định hợp tác với các ngân hàng đại lý, những đối tác nào thiếu tin cậy thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có thể cân nhắc tạm dừng hợp tác hoặc chấm dứt hợp tác tùy vào mức độ đánh giá.

3.2.2.3. Giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro về sai sót kĩ thuật nghiệp vụ do chính bản thân ngân hàng gây nên mà thường là do trình độ của nhân viên ngân hàng còn yếu kém. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tác nghiệp, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần chú trọng đến công tác đào tạo, bố trí nhân sự cách hợp lý. Việc cơ cấu nhân sự tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt phải thông qua cấp trên, nhất là những bộ phận giữ vai trò quan trọng trong bộ máy của ngân hàng. Công việc này thuộc chuyên môn của cấp lãnh đạo ngân hàng nhưng tất cả các thành viên trong ngân hàng đều được đóng góp ý kiến nhằm xây dựng một bộ máy hiệu quả nhất, một số điểm cần chú ý là:

- Bố chí phợp lý nhân sự trong hệ thống ngân hàng cần đảm bảo để mọi người phát huy tốt nhất năng lực vủa mình, tránh tình trạng sắp xếp công việc không phù hợp dẫn đến hiệu suất công việc thấp.

- Chuyên môn hóa đội ngũ nhân sự để mọi người tập chung vào các nghiệp vụ chuyên môn của mình.

- Các phòng ban cần có kế hoạch riêng của mình nhưng đồng thời cũng cần có sự phối hợp lẫn nhau. Bộ phận thanh toán quốc tế cần được sự giúp đỡ của các bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc của mình, ví dụ: bộ phận tín dụng, bộ phân chăm sóc khách hàng, bộ phận khảo sát thị trường.

- Riêng đội ngũ cán bộ thực hiện nghiệp vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế như phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ thu, chuyển tiền điện ....sè góp phần hạn chế rủi ro, giảm được chi phí trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w