7. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Giải pháp hạn chế rủiro từng phương thức thanh toán quốctế
Giải pháp này nhằm khắc phục hạn chế thứ nhất trong công tác hạn chế rủi ro TTQT tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Theo như phân tích chương 2 thì những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt còn khá chung chung, chưa có cụ thể cho từng phương thức thanh toán quốc tế của ngân hàng. Do đó, để hạn chế tối đa những rủi ro cho hoạt động TTQT thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hạn chế từng rủi ro nhỏ trong
từng phương thức TTQT. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang phát triển mạnh 3 hình thứ là: Thanh toán L/C, nhờ thu và chuyển tiền. Giải pháp hạn chế rủi ro từng phương thức như sau:
3.2.1.1. Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức chuyển tiền
Để hạn chế rủi ro trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chỉ nên xem xét tài trợ cho khách hàng xuất khẩu đã được cấp hạn mức tín dụng thanh toán XNK, có hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo phương thức này và có tài sản đảm bảo, có kinh nghiệm, uy tín trong thanh toán XNK, có khách hàng nhập khẩu đáng tin cậy tại các thị trường truyền thống .
- Tư vấn cho khách hàng là nhà xuất khẩu một cách rõ ràng những rủi ro có thể xay ra trong quá trình giao dịch như rủi ro về việc không giao hàng đối với chuyển tiền trả trước và không thanh toán đối với chuyển tiền trả sau.
- Để tránh rủi ro có thể gây ra cho nhà xuất khẩu thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần điều tra kỹ khả năng tài chánh và uy tín của nhà nhập khẩu, lịch sử giao dịch của nhà nhập khẩu, tình hình hoạt động kinh doanh của nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chỉ nên áp dụng cho các giao dịch mua bán có giá trị nhỏ với những giao dịch lần đầu giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu
- Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng có thể chấp nhận thanh toán cho hợp đồng có giá trị lớn khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với nhau và đã giao dịch được nhiều lần.
- Trong trường hợp hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng thanh toán trả sau thì nhà xuất khẩu nên quy định tỉ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm để đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn. Cần quy định rõ về điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng, trọng tài và giải quyết tranh chấp.
3.2.1.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức nhờ thu
Đối với phương thức nhờ thu để hạn chế tối đa rủi ro, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chỉ xem xét tài trợ cho các khách hàng đã được cấp hạn mức tín dụng trong thanh toán XNK, có tài sản đảm bảo và tất nhiên là có hợp đồng xuất nhập
khẩu thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ trong đó toàn bộ (full set) vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng thu tiền và được gửi cho ngân hàng phục vụ để gửi đi nước ngoài nhờ thu (khách hàng xuất) hoặc toàn bộ vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng thu hộ và được ngân hàng chuyển chứng từ gửi cho ngân hàng thu hộ để thu tiền (khách hàng nhập).
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nên ghi rõ trên chỉ thị nhờ thu đi là “chứng từ không được giao cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu không thanh toán các chi phí phát sinh theo như thỏa thuận” để tránh việc ngân hàng xuất trình vẫn giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và tự động khấu trừ vào tiền của bộ chứng từ toàn bộ chi phí phát sinh mà nhà nhập khẩu từ chối chịu. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng nên thực hiện chuyển chứng từ làm hai lần theo hai cách thức khác nhau để tránh thất lạc chứng từ.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nên tư vấn cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu sử dụng phương thức nhờ thu: Phương thức nhờ thu dù rẻ tiền, tiện lợi, song bản thân nó lại chứa đựng rủi ro lớn cho tất cả các bên trong quan hệ, và không loại trừ cả các ngân hàng trong trường hợp các ngân hàng này đứng ra trả trước cho khách hàng của mình. Đối với các khách hàng xuất nhập khẩu việc áp dụng phương thức này chỉ và chỉ khi hai bên mua bán hàng hóa có mối quan hệ mật thiết và tin cậy lẫn nhau. Còn đối với các ngân hàng, do việc không có một điều luật quốc tế nào về ràng buộc trách nhiệm của các ngân hàng, nên khi quyết định thanh toán trước đối với bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất nên có sự cân nhắc và thận trọng vì sự thất bại trong việc đòi tiền có thể xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ.
3.2.1.3. Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ L/C
❖ Đối với L/C nhập khẩu:
Để hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ L/C đối với L/C nhập khẩu thì trước khi chấp nhận phát hành L/C nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần áp dụng một quy trình thẩm định chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho khách hàng nhằm kiểm soát được khả năng thanh toán khi ngân hàng đã thanh toán cho bộ chứng từ hoàn hảo. Đây là việc rất quan trọng và là
biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa rủi ro.
Để có quyết định phát hành L/C, thì Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến nhà nhập khẩu nhu:
+ Nhà nhập khẩu sẽ là nguời chắc chắn sở hữu hàng hóa? + Hàng hóa đảm bảo chất luợng và có thể bán đuợc? + Hàng hóa có dễ hỏng và giá cả có hay biến động?
+ Hàng hóa có bị hu hại trong quá trình vận chuyển? nếu bị hu hại thì có bảo hiểm không?
+ Và ngân hàng có quyền đòi tiền bảo hiểm không?
+ Có sự thông đồng lừa đảo giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, hậu quả có thể là hàng hóa sẽ không bao giờ đuợc chuyển đi?
Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ phần nào giúp cho Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt thu lại đuợc khoản tiền từ việc bán hàng trong truờng hợp xấu nhất là nhà nhập khẩu bị phá.
Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt nên quy định cụ thể số luợng và chủng loại hàng hóa của mỗi lần giao hàng trong truờng hợp L/C quy định giao hàng nhiều lần mỗi lần giao các loại hàng hóa khác nhau về chủng loại, tên hàng, kích cỡ đặc biệt là thiết bị máy móc v.v.
Để hạn chế việc chứng từ đến truớc hàng hoá mà Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt phải thanh toán khi bộ chứng từ hoàn hảo, cần tính toán khoảng thời gian vận chuyển hàng trên đuờng theo thông lệ, thời gian chuẩn bị chứng từ của bên bán và thời gian làm việc của ngân hàng thuơng luợng, thời gian gửi chứng từ qua buu điện để xác định thời gian xuất trình chứng từ một cách chính xác.
Đối với những mặt hàng đặc chủng, hàng đã qua sử dụng, hàng nhập từ những thị truờng có rủi ro lớn nhu Trung Quốc, Ản Độ, Châu Phi giá trị lớn do Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt tài trợ nhập khẩu nên yêu cầu xuất trình biên lai nhận hàng do nguời mua phát hành hoặc giấy kiểm định số luợng và chất luợng hàng do cơ quan giám định chất luợng hàng hóa độc lập phát hành tại cảng đi/cảng đến xác nhận nguời bán đã giao hàng đủ số luợng và chất luợng theo đúng quy định
của hợp đồng.
Đối với việc xử lý chứng từ và thanh toán L/C nhập khẩu: Trong trường hợp khách hàng từ chối thanh toán khi bộ chứng từ sai sót, trong bất kỳ trường hợp nào thì Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng phải giữ lại toàn bộ chứng từ nguyên trạng như khi nhận được để thông báo và chờ chỉ dẫn từ ngân hàng thương lượng. Tuyệt đối không chấp nhận bộ chứng từ thiếu toàn bộ vận đơn gốc (chỉ có vận đơn bản copy) cho dù khách hàng có chấp nhận thanh toán và chuyển tòan bộ số tiền cần thiết để thanh toán L/C cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Đối với L/C trả ngay: Trước khi Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nên ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng, khách hàng phải ký khế ước nhận nợ với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (nếu khách hàng vay vốn ngân hàng), hoặc chuyển khoản tiền tương đương với giá trị lô hàng phải thanh toán vào tài khoản thanh toán với nước ngoài để chờ thanh toán (nếu khách hàng thanh toán bằng vốn tự có).
Đối với L/C trả chậm: Trước khi ký hậu vận đơn, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt phải yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản đảm bảo (trường hợp thanh toán bằng vốn tự có) hoặc ký hợp đồng tín dụng hay khế ước nhận nợ (trường hợp vay vốn ngân hàng), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sẽ chủ động ghi nợ tài khoản tiền vay của khách hàng và tính lãi kể từ ngày thanh toán cho ngân hàng gửi chứng từ
Trường hợp sau khi Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chỉ nên trao vận đơn cho khách hàng với điều kiện khách hàng 69 phải trả lại bản gốc thư bảo lãnh nhận hàng trong vòng 30 ngày (theo thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hủy thư bảo lãnh này để tránh thất lạc và lợi dụng.
Đối với vận đơn đường hàng không, đường bộ, đường sắt, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt không nên ký hậu trực tiếp cho khách hàng mà phải ký giấy uỷ quyền nhận hàng cho khách hàng. Vì chúng không phải là chứng từ sở hữu hàng
hóa. Nếu khách hàng vẫn yêu cầu ký vận đơn hàng không, đuờng sắt, đuớng bộ, Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt phải yêu cầu khách hàng cung cấp cam kết ký hậu với điều kiện miễn trách cho ngân hàng
❖ Đối với L/C xuất khẩu:
Để hạn chế rủi ro trong việc thanh toán đối với L/C xuất khẩu, Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt nên tu vấn cho khách hàng xuất khẩu những rủi ro có thể xảy ra rằng khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, nguời huởng nên yêu cầu chuyển chứng từ trên cơ sở chấp nhận thanh toán và ghi rõ áp dụng theo UCP 600 chứ không nên gửi trên cơ sở nhờ thu.
Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt nên tu vấn cho nhà xuất khẩu yêu cầu L/C phải đuợc phát hành bởi ngân hàng có uy tín trong TTQT (tốt nhất là các ngân hàng có quan hệ đại lý và thanh toán với ngân hàng phục vụ bên bán); chọn lựa ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong TTQT để phục vụ và nhờ thu tiền; tuân theo sự huớng dẫn của ngân hàng phục vụ khi đuợc đề nghị chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp với L/C. Tu vấn nhà xuất khẩu bán hàng theo giá CFR hoặc CIF để có thể đề nghị nguời vận chuyển cấp lại B/L mới mà không bị họ đòi hỏi một cách khắc khe về sự bảo đảm vật chất gây thêm thiệt hại, khó khăn trong kinh doanh cho bên bán .
Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt tuyệt đối không chiết khấu gửi chứng từ đi đòi tiền cho những bộ chứng từ xuất khẩu các mặt hàng mà nhà nuớc cấm xuất khẩu. Không chiết khấu chứng từ cho khách hàng mà bản thân Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt không hiểu rõ về khách hàng đó. Không nên thông báo thu tín dụng khi không có tên chung hàng hóa.
Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt cũng cần phải nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị của nuớc nhà nhập khẩu để quyết định chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
Đối với các quốc gia đang có nội chiến, chiến tranh sắc tộc, tình trạng chính trị không ổn định hay xảy ra tình trạng đảo chính, đang bị khủng hoảng kinh tế có ảnh huởng đến các tổ chức tài chính, tín dụng, các nuớc bị Mỹ cấm vận... Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt kiên quyết không chiết khấu bộ chứng từ vì rủi ro
cao. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng cần xem xét uy tín của nhà xuất khẩu, thực trạng hoạt động và khả năng tài trợ nếu bộ chứng từ không được thanh toán.