Các biện pháp hạn chế rủiro trong hoạt động Thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 38)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Các biện pháp hạn chế rủiro trong hoạt động Thanh toán quốc tế

Quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT tại các Ngân hàng thuơng mại thuờng theo các buớc nhu sau: Nhận dạng rủi ro ;Đánh giá, đo luờng rủi ro ;Kiểm soát rủi ro ;Tài trợ rủi ro.

1.3.1. Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi truờng hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê tất cả đuợc các loại rủi ro, kể cả dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện trong tuơng lai, để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro.

Một số phuơng pháp phân tích để có thể nhận dạng rủi ro:

- Phân tích nguồn rủi ro: phân tích những nhân tố bên ngoài hoặc những nhân tố bên trong có khả năng gây ra một sự kiện tác động đến sự thành đạt của mục tiêu, ví dụ nhu hiện tuợng suy thoái kinh tế, thiên tai, lạm phát, các nhân viên ...

- Phân tích vấn đề: phân tích các nguy cơ tiềm ẩn có thể nhận diện đuợc, ví dụ nhu sự bất hợp lệ của bộ chứng từ, sự lừa đảo của khách hàng...

1.3.2. Đánh giá, đo lường rủi ro

Đây là quá trình xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xuất hiện của từng loại rủi ro (đã đuợc nhận diện), trên cơ sở đó, xếp hạng các rủi ro theo

thứ tự ưu tiên mà các nguồn lực phải được dành để kiểm soát. Quy trình đánh giá, đo lường rủi ro:

- Nhận dạng rủi ro, tổn thất tiềm năng. - Xep hạng mức độ nghiêm trọng.

- Nhận dạng nguyên nhân và xếp loại khả năng xảy ra.

- Thiết lập đánh giá rủi ro phân biệt các rủi ro có thể chấp nhận với các rủi ro không thể chấp nhận dựa trên hai tiêu chí: mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xảy ra tổn thất.

- xếp hạng các rủi ro theo 2 tiêu chí căn cứ vào đánh giá.

1.3.3. Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đây là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hành động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Chiến lược kỹ thuật để kiểm soát rủi ro

- Né tránh/từ bỏ: dùng đường đi khác để tránh né rủi ro, đường đi mới có thể không có rủi ro, hoặc rủi ro ở mức độ nhẹ hơn, hoặc chi phí để đối phó với rủi ro thấp hơn.

- Giảm thiểu: thực thi các biện pháp để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hoặc giảm thiểu những tác động và chi phí khắc phục rủi ro nếu nó xảy ra.

- Chuyển giao: giảm thiểu những rủi ro bằng cách chia sẻ tác hại khi chúng xảy ra.

- Chấp nhận: chấp nhận sống chung với rủi ro trong trường hợp chi phí loại bỏ, phòng tránh, giảm thiểu rủi ro quá lớn (lớn hơn chi phí khắc phục tác hại), hoặc tác hại của rủi ro nếu xảy ra là cực kỳ thấp.

1.3.4. Tài trợ rủi ro

Mặc dù, đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trước hết cần phải theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ

phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia thành 2 nhóm:

- Tự khắc phục: là phương pháp mà ngân hàng bị rủi ro tự thanh toán tổn thất. - Chuyển giao rủi ro: ngân hàng có thể chuyển rủi ro đó bằng cách chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro sang chủ thể khác, tổ chức khác.

1.4. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MỘT SỐ NHTM TRONG HOẶC NGOÀI NƯỚC

Thực tiễn, hoạt động TTQT trên thế giới đã phát sinh nhiều bài học rủi ro cho ngân hàng và các bên liên quan. Một số rủi ro thường gặp ở các ngân hàng trên thế giới được công bố rộng rãi chủ yếu liên quan đến rủi ro quốc gia, pháp lý (cấm vận, tài trợ khủng bố) và rủi ro tác nghiệp (tranh cãi bất đồng...). Sau đây là một số vụ việc điển hình trên thế giới.

Trường hợp 1: Ngân hàng Iran bị thiệt hại nặng nền do dính dáng đến các hoạt động tài trợ khủng bố và phòng chống rửa tiền.

Ngân hàng Mellat Iran đã khởi kiện chính phủ Anh gần 4 tỷ Đôla vì cho rằng Chính phủ Anh chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm lợi nhuận và tổn thất về danh tiếng của Ngân hàng trong suốt 4 năm cấm vận.

Năm 2009, Anh đă thiết lập lệnh dừng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mellat do cho rằng NH đã thực hiện các giao dịch TTQT dính dáng đến chương trình hạt nhân của Iran. Năm 2013, tòa án tối cao Anh đã tăng hình phạt cấm vận, thực hiện một cách áp đặt tùy ý và vô lý mà không đưa ra bất kỳ một thông báo trước nào tới Ngân hàng.

Đánh giá: Rõ ràng trong trường hợp này, do chính sách phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của ngân hàng Mellat không được triển khai và thi hành chặt chẽ nên đã dẫn tới việc thực hiện các giao dịch vi phạm các thông lệ quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ áp dụng các biện pháp cấm vận và trừng phạt các ngân hàng vi phạm mà không cần thông báo hoặc cảnh cáo trước đó. Ngân hàng Iran đã bị thiệt hại nặng nề không chỉ về phương diện kinh tế mà còn về vấn đề uy tín, danh tiếng của ngân hàng. Các hoạt động TTQT của ngân hàng có thể bị ngưng trệ do các ngân hàng đại lý cắt toàn bộ các quan hệ Nostro cũng như trao đổi SWIFT key ngân hàng

đại lý gây ra nhiều tổn thất nặng nề kéo theo.

Trường hợp 2: Nhân viên ngân hàng cấu kết với khách hàng, cố tình vi phạm quy trình nghiệm vụ TTQT để chuộc lợi

Cục phòng chống tham nhũng của Bangladesh đã kết tội năm nhân viên ngân hàng và bốn kẻ khác vì tham gia vào vụ án gian lận L/C trị giá 32 triệu USD. Những nhân viên ngân hàng này bao gồm Tổng giám đốc và bốn đồng nghiệp.

Theo các công tố viên, 5 nhân viên của Janata Bank đã liên kết và mở 7 thu tín dụng cho một công ty ảo có tên Dhaka Trading House. Công ty này lấy cớ chuẩn bị để nhập khẩu một số lô hàng đuờng và đậu xanh từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012. Trên thực tế, công ty không hề thực hiện việc nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào dựa trên chứng từ cùa tòa án.

Cục phòng chống tham nhũng cáo buộc 5 nhân viên này cùng với một số kẻ khác đã làm thâm hụt trên 32 triệu USD đuợc giải ngân bởi ngân hàng cho các thu tín dụng này.

Đánh giá: các nhân viên ngân hàng đã vi phạm và không tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ, cùng với đó là việc cấu kết với khách hàng để chuộc lợi. Bản thân ngân hàng Janata Bank cũng chua có các mô hình quản trị rủi ro mạnh để có thể phát hiện và ngăn chặn loại rủi ro này. Truờng hợp này đặt ra tính cấp thiết cần có mô hình quản trị rủi ro trong chính nội bộ trong ngân hàng gây ra.

Trường hợp 3: Khó khăn khi phát hành L/C đối với các thị trường có chính sách đặt biệt.

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Ai Cập một lần nữa khiến cho việc mở LC nhập khẩu luơng thực trở nên khó khăn. Điểu này phản ánh sự khó khăn trong việc tài trợ vốn đã diễn ra thuờng xuyên trong vài năm trở lại đây. Các nhà nhập khẩu của Ai Cập đang phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc phát hành L/C để nhập khẩu các hàng hóa cung cấp cho các tổ chức nhà nuớc, trong đó có cả Tổng đại lý cung cấp hàng hóa (GASC), cơ quan nhập khẩu luơng thực chủ yếu của Ai Cập.

Một thuơng nhân tại Cairo gần đây cho biết: Có một số chuyến hàng "đã sẵn sàng để giao” nhung đang phải đợi hoàn tất việc phát hành L/C đă bị trì hoãn.

Các nhà cung cấp cho GASC thường yêu cầu L/C được phát hành bởi một trong những ngân hàng quốc doanh của Ai Cập và được xác nhận bởi ngân hàng của nước họ. Ngân hàng trung ương Ai Cập cần đưa ra chính sách bảo đảm cho các L/C của các ngân hàng quốc doanh, tuy nhiên vấn đề này được cho là đang bị trì hoãn.

Đánh giá: Chính sách xuất nhập khẩu của từng thị trường và quốc gia đã làm khó Ai Cập trong việc phát hành L/C nhập khẩu khi Ai Cập là nước yếu thế hơn trong quan hệ ngoại thương. Rủi ro quốc gia phát sinh đã làm khó các ngân hàng tại Ai Cập, đòi hỏi hành động của chính phủ và chính các ngân hàng để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trường hợp 4: Ngân hàng đối tác lợi dụng bất đồng để từ chối thanh toán.

Công ty thép Chiyoda (Chiyoda Steel of Japan) và ngân hàng phục vụ họ mới đây vừa công bố kế hoạch kiện Ngân hàng Bank of China Hồng Kông (BOC) ra tòa do tranh chấp liên quan đến một giao dịch thư tín dụng. Công ty thép lớn của Nhật Bản cho rằng Ngân hàng BOC từ chối thanh toán thư tín dụng với lý do chứng từ không phù hợp.

Theo bản tin của Tờ The South China Morning Post, Ngân hàng này vẫn giữ quan điểm không thanh toán thư tín dụng vì có một chứng từ giao hàng không chỉ ra "loại thép" (Steel Grade). Tranh chấp liên quan đến lô hàng thép thanh (Steel bars) trị giá 1,5 triệu đô la theo hình thức thư tín dụng chứng từ.

Theo BOC, cụm từ "loại thép" (Steel Grade) bắt buộc phải chỉ ra trong các chứng từ xuất trình theo thư tín dụng nhưng đă không được thể hiện trên phiếu đóng gói. Chiyoda cho rằng các số hiệu chỉ loại thép và mô tả đă được thể hiện trên phiếu đóng gói mặc dù thiếu từ "loại thép" (Steel Grade). Vụ việc gây ra tranh cãi và hai bên mất một khoản thời gian và tiền bạc lớn để theo đuổi vụ kiện nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.

Đánh giá: Rủi ro ngân hàng đại lý đã phát sinh trong trường hợp này. Theo quan điểm của các chuyên gia, thư tín dụng chứng từ là phương thức để thanh toán XNK, không nên lợi dụng phương thức này để từ chối thanh toán, gây khó khăn cho giao dịch thương mại. Ở đây, ngân hàng BOC đã máy móc lợi dụng phương thức

này để từ chối thanh toán bằng các bất đồng chưa thỏa đáng. Sự việc này gây ra kiện tụng, tranh cãi cho các bên và kéo theo các rủi ro khác không mong muốn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại, trình bày khái niệm, những phương thức thanh toán quốc tế và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế, đối với khách hàng và bản thân ngân hàng. Tác giả cũng trình bày những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế và tiêu chí đo lường rủi ro TTQT của một ngân hàng và những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động TTQT qua 4 bước: Nhận dạng- Đo lường- Kiểm soát và tài trợ rủi ro. Thông qua việc trình bày kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong TTQT tại một số NHTM, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Nội dung chương 1 sẽ làm cơ sở cho quá trình phân tích ở chương 2.

2017 2018 2019 Giá trị % Giá trị % Theo kỳ hạn 128.27

6 8 124.94 7 136.84 -3.328 -2,59 9 11.89 9,52

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 9.769 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính - Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited...

Về mạng lưới hoạt động của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tính tới thời điểm 30/9/2017, ngân hàng có 1 hội sở chính, 3 văn phòng đại diện, 70 chi nhánh, 135 phòng giao dịch cả nước và hơn 6.213 nhân viên.

Với sứ mệnh cung cấp cho Khách hàng và Xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng cao; Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Xã hội. LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2017-2019

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Ket quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 2017-2019

Tiền gửi có kỳ hạn_______ 91.55 4 8 103.37 3 118.10 11.824 12,91 5 14.72 14,24 Tiền ký quỹ 266,3 2 4 266,8 4 176,3 052^ 0d¥ 90,50- -33,92 Tiền gửi vốn chuyên dùng 42,25 9,1 3 0,30 -33,13 -78,40 -8,83 -96,73 Theo đối tượng_______ 128.276 8 124.94 7 136.84 -3.328 -2,59 9 11.89 9,52 Tiền gửi TCKT 3 49.53 7 48.91 6 50.66 -19.826 -28,84 1.749 3,58 Tiền gửi cá nhân________ 68.74 3 76.03 1 86.18 1 26.498 53,50 10.15 0 13,35

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt luôn nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng cách tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh trên các phương tiện quảng cáo đại chúng tham gia tích cực các hoạt động chung của xã hội, thiết lập và củng cố các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện thêm các tiện ích như tiền gửi rút gốc linh hoạt, , nâng cao chất lượng dịch

vụ.. .từ đó thu hút thêm khách hàng đến với ngân hàng, nhờ vậy mà nguồn vốn huy động ngày càng tăng truởng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Dựa vào bảng 2.1 có thể thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt tăng lên mỗi năm. Tại thời điểm 31/12/2017, số du huy động vốn đạt 128.276 tỷ đồng, năm 2018 đạt 124.948 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,59% so với năm 2017. Tại thời điểm 31/12/2019, số du huy động vốn đạt 136.847 tỷ đồng, tăng 9,52% so với năm 2018. Kết quả này cho thấy quy mô vốn huy động của Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt ngày càng đuợc mở rộng, thể hiện qua biểu đồ sau:

138,000 136,000 134,000 132,000 130,000 128,000 126,000 124,000 122,000 120,000 118,000 HĐV

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu đồ 2.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Ngân hàng Bưu điện Liên Việt giai đoạn 2017-2019)

Xét về cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt theo kỳ hạn thì có thể thấy vốn huy động của ngân hàng trên 80% là vốn huy động có kỳ hạn, cụ thể tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn năm 2017 là 71,37%, năm 2018 là 82,73% và năm 2019 là 86,3%, trong khi đó vốn huy động không kỳ hạn chiếm khoản 10%

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN QUOC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCPBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549356 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w