Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty trong

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN HTC VIỄN THÔNG QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 40)

1.2. KINH NGHIỆM CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ BÀ

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty trong

trong ngành

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn công nghiệp -Viễn thông quân đội

Trải qua 30 năm xây dựng, Tập đoàn công nghiệp - Viễn thông quân đội thành đã khẳng định đuợc uy tín trên thị truờng viễn thông Việt Nam. Lợi nhuận năm 2019 Viettel đạt hơn 39.000 tỷ đồng nhờ doanh thu lĩnh vực giải pháp công nghệ thông tin tăng truởng 40% so với năm 2018. Viettel đã xây dựng đuợc niềm tin từ khách hàng đặc biệt nhóm khách hàng Chính phủ thông qua việc triển khai nhiều dự án lớn, mang tầm quốc nhu nhu Dự án Chính phủ điện tử, Đô thị thông minh và các dự án hiện đại hoá ngành y tế, giáo dục, giao thông. Về lĩnh vực thanh toán số đã từng buớc hoàn thiện hệ sinh thái Viettelpay, đã kết nối mở rộng hệ sinh thái với trên 300 đối tác bên ngoài thuộc 15 ngành dịch vụ. Bên cạnh đó Viettel tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam cung cấp dịch vụ cho Chính phủ, bộ, ngành, doanh nghiệp lớn. Đối với lĩnh vực công nghệ cao, Viettel đạt đuợc nhiều kết quả trong nghiên cứu sản phẩm quân sự công nghệ cao, làm chủ đuợc nhiều công nghệ mới, có nhiều buớc tiến quan trọng trong nghiên cứu phát triển trạm BTS và chip cho 5G. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viettel trong

29

suốt thời gian qua đến từ việc tập trung nghiên cứu sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng và nâng cao năng lực marketing. Với mục đích nhắm đến thế hệ trẻ, thế hệ sinh viên Việt Nam, Viettel đã lựa chọn chiến luợc kinh doanh “nông thông bao vây thành thị” đua các gói cuớc giá rẻ đến tay nguời dùng tạo lợi thế cạnh tranh của thuơng hiệu. Việc đua ra chiến luợc sản phẩm nhu tạo ra các dịch vụ mới mang lại doanh thu lớn nhu dịch vụ nhạc chuông I-muzik hay I-share, không ngừng nghiên cứu đua ra chiến luợc phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, nhu cầu thị truờng hay việc ứng dụng công nghệ vào vận hành, bộ máy điều hành và quản trị hiệu quả là một trong những nhân tố giúp Viettel trở thành thuơng hiệu mạnh nhất Việt Nam trong ngành buu chính viễn thông với tốc độ truyền dẫn cáp quang mạnh nhất Việt Nam, thuộc tốp đầu về dịch vụ di động, tổng đài chăm sóc khách hàng số một tại Việt Nam.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của công ty Cổ phần FPT

Thành lập ngày 13/09/1988, FPT hoạt động trong ba lĩnh vực kinh doanh cốt lõi

gồm: Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị truờng toàn

cầu với 46 văn phòng tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam.

Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua những dịch vụ, sản phẩm và giải pháp công nghệ tối uu nhất. Đồng thời, FPT không ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu huớng công nghệ mới góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Cuộc cách mạng số. FPT sẽ tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu. Năm 2018 FPT đã đạt đuợc những giải thuởng danh giá nhu Top 130 công ty có môi truờng làm việc tốt nhất Châu Á, Top 10 thuơng hiệu giá trị nhất Việt Nam và Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam theo tạp chí Forbes. Thành công trên con đuờng xây dựng thuơng hiệu uy tín và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của FPT do một số chiến luợc sau:

30

các cán bộ công nghệ thông tin nhất Việt Nam, là điểm đến của các tài năng trẻ. Với 22.000 nhân viên trong đó 67% đạt trình độ đại học và trên đại học, 300 chuyên gia công nghệ người nước ngoài, sở hữu hàng ngàn chứng chỉ của các hãng công nghệ có uy tín như Amazon, Microsoft, Cisco... FPT luôn khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành viên phát triển toàn diện về cả năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm không chỉ thông qua công việc mà còn qua đào tạo cũng như các hoạt động văn hoá. Cụ thể đối với những tân binh mới vào được tham gia khoá học đào tạo định hướng nhằm bước đầu làm quen với công việc và hiểu thêm giá trị cốt lõi FPT. Thường xuyên tổ chức đạo tạo cập nhật những xu hướng công nghệ mới, đào tạo thi chứng chỉ của những hãng công nghệ hàng đầu về đội ngũ công nghệ nâng cao và khả năng sáng tạo. Hơn thế, FPT còn đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn định kỳ hàng năm nhằm giúp nhân viên nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng công việc.

Bên cạnh đó, với bề dày kinh nghiệm trong việc phát triển kênh phân phối, FPT liên tục triển khai các chương trình thúc đẩy bán, đưa sản phẩm vào thị trường qua nhiều kênh phân phối như liên kết với các bệnh viện, trường học, các tổ chức chính phủ, các bộ ban ngành cơ quan nhà nước. thành lập kênh tư vấn online về sản phẩm và dịch vụ. Đây là một trong những yếu tố đưa FPT đạt kết quả kinh doanh tăng 19,4% so với cùng kỳ với doanh thu đạt 27.717 tỷ đồng.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập năm 1995, VNPT đã khẳng định được uy tín trên thị trường viễn thông Việt Nam. VNPT không chỉ là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam mà còn là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu. Năm 2019, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 167.983 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2018. VNPT đa dạng các loại hình kinh doanh có thể kể đến như:

31

phương tiện;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê các công trình viễn thông, công nghệ thông tin;

- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin;

- Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin;

- Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện.

Về phát triển dịch vụ, VNPT cũng tạo bước đột phá trong việc phát hành gói cước Combo (bao gồm 3 dịch vụ: di động, băng rộng, MyTV) phù hợp với nhu cầu, hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, dựa theo phân khúc khách hàng. Qua đó, dịch vụ MyTV có sự tăng trưởng đột phá về thuê bao phát triển mới, với hơn 750.000 thuê bao, tăng 210% so với thực hiện năm 2018. Tổng số thuê bao phát sinh cước ước tính đạt hơn 1,63 triệu thuê bao tăng 152% so với năm 2018.

Cùng với đó, VNPT tiếp tục nghiên cứu phát triển và cho ra đời các sản phẩm đầu cuối mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp nội địa do VNPT tự chủ sản xuất, không phải nhập khẩu đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Kết quả này khẳng định năng lực của VNPT trong sản xuất thiết bị công nghệ công nghiệp, đảm bảo an ninh thông tin đồng thời tăng tính chủ động của VNPT trong phát triển mạng lưới. Đặc biệt, giữa năm 2019, VNPT đã khánh thành nhà máy sản xuất sợi quang công nghệ cao đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á với công suất thiết kế lên tới 3,2 triệu km sợi quang/năm.

Năm 2019, VNPT đã chính thức triển khai áp dụng phương pháp cải tiến chất lượng theo phương pháp Lean Six Sigma (LSS). Thành lập Hội đồng LSS ở cấp Tập đoàn và đơn vị, giúp nâng cao chất lượng nhiều dịch vụ. Công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp tiếp tục được triển khai sâu rộng, giúp thay đổi nhận thức của

32

người lao động về công tác này. Đồng thời VNPT cũng tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với mô hình eTOM, tránh chồng chéo trong mô hình tổ chức.

Cũng trong năm 2019, hàng loạt hệ thống phần mềm quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp đã được triển khai đồng bộ, toàn diện trong Tập đoàn như: Phần mềm quản trị nguồn nhân lực HRM; quản lý nguồn vốn và dự án đầu tư IMS; quản lý tài sản; quản lý văn bản điều hành tích hợp chữ ký số; quản lý họp không giấy... giúp hình thành một môi trường làm việc có tính tự động hóa cao trong tập đoàn, từng bước đưa VNPT trở thành một doanh nghiệp số thực sự.

Có thể nói, việc triển khai đồng bộ, chủ động nhiều giải pháp và kiên trì theo đuổi

các mục tiêu chiến lược đã đề ra đã giúp VNPT đạt nhiều kết quả trong năm 2019. 1.2.2. Bài học cho Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc Te

Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông tiêu biểu tại Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho HTC-ITC trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

Về nâng cao năng lực quản lý và điều hành: Đổi mới trong công tác quản trị, ứng

dụng công nghệ vào vận hành và quản trị hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho tổ chức. Trong quá trình tinh gọn bộ máy điều

hành và quản trị hiệu quả cho thấy, HTC-ITC cần tư duy tinh gọn và nâng cao chất lượng quản trị bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý điều hành

nhằm giảm thiểu chi phí tài chính cho các nguồn lực khác, tăng trưởng lợi nhuận và tái

đầu tư hiệu quả. Đây chính là kinh nghiệm mà HTC-ITC có thể học hỏi từ kinh nghiệm

của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chú trọng chính sách thu hút và phát triển nhân tài đóng vai trò quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh về nguồn lực con người cho tổ chức. Đây là kinh nghiệm quý báu mà HTC-ITC và các doanh nghi ệ p vi ễ n thông có thể học hỏi được từ kinh nghiệm của FPT. Hiện nay, đặc thù của ngành viễn thông đặt ra những yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng

33

nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của đội ngũ nguồn nhân lực khi tham gia công tác

trong lĩnh vực này. Do đó, HTC-ITC cần thường xuyên tổ chức đào tạo các chuyên đề kỹ năng cần thiết cho người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao thái độ cho người lao động trong tổ chức.

Về nâng cao năng lực Marketing: Để nâng cao năng lực Marketing về chính sách sản phẩm, HTC-ITC và các DN viễn thông cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và d ị ch v ụ, nghiên cứu sáng t ạ o ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng . Do đó, đầu tư vào quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dị ch vụ sẽ giúp HTC-ITC thực hiện sứ mệnh và nâng cao lợi thế cạnh tranh của DN tại thị trường trong nước và quốc tế.

Về nâng cao năng lực tạo lập quan hệ: Tăng cường xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với nhân viên, khách hàng, đối tác và các cơ quan chính quyền địa phương, tăng cường hơn nữa liên kết với đối tác chiến lược. Vì vậy, chủ động và nỗ lực liên kết với đối tác chiến lược lớn là bài học kinh nghiệm quan trọng cho HTC-ITC hướng đến phát triển vươn ra toàn cầu.

Về nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển: HTC-ITC cần phát triển mạnh hơn

năng lực nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, mở rộng các

trung tâm nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản

phẩm và xây dựng thương hiệu mạnh. Đây là bài học quý báu HTC-ITC học hỏi kinh

nghiệm từ Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Cơ hội hợp tác để cùng nghiên cứu

và phát triển sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho HTC-ITC và các doanh nghiệp viễn thông

khác trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ mới. Điều này góp phần tạo

hướng đi

mới trong sản xuất, tạo động lực phát triển bền vững và nâng cao năng lực chiếm

lĩnh thị

06 tháng 09 năm 2007.

Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN HTC VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

Tên quốc tế: HTC INTERNATIONAL TELECOMMUNICATION

JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt;

Vốn điều lệ; Trụ sở:

HTC ITC

100,000,000,000 VNĐ

Tầng 6 - Lotus Building, số 2, Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Chi nhánh

HCM: Số 385C Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHồ Chí Minh Chi nhánh ĐN: 121 Đặng Huy Trứ, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nang

Số điện thoại Fax (+84).4.35729833 (+84).4.35729834 Website: http://htc-itc.vn 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những nội dung cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Tác giả đã làm rõ các khái niệm, phân loại hiệu quả HĐKD và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm: nhóm chỉ tiêu dánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và lao động. Để làm rõ hơn tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra các quan điểm, tiêu chí đánh giá, sự cần thiết và nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để có cách nhìn nhận toàn diện, tác giả nêu ra một số bài học kinh nghiệm của các công ty viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, từ đó đưa ra bài học cho Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc Tế. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng, tiền đề để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc Tế.

35

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN HTC VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

2.1. TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN HTC VIỄN THÔNG QUỐC TẾ2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc Tế (HTC-ITC) được thành lập vào năm 2007 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Viễn thông Hà Nội - Hanoitelecom Corporaion, Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc Tế (HTC-ITC). Giấy đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực viễn thông của Công ty số theo quyết định số 0103019416 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày

HTC-ITC là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam cũng như cung cấp giải pháp và hỗ trợ IT cho các doanh nghiệp, xây dựng hạ tầng viễn thông di động, triển khai lắp đặt, vận hành, ứng cứu mạng Viễn thông di động.

36

a, Các lĩnh vực kinh doanh

Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc Te đến nay đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm và cung cấp các dịch vụ điện tử, công nghệ thông tin viễn thông:

- Fiber-to-the-home (FTTH)

- Internet trực tiếp (Internet Leased Line)

- Kênh truyền số liệu trong nuớc và quốc tế VPN/MPLS

- Kênh thuê riêng trong nuớc và quốc tế (DPLC/IPLC)

- Điện thoại cố định VoIP

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN HTC VIỄN THÔNG QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w