ANH, PHÁP BẮN PHÁO DỌA HOÀNG THÀNH
Trở lại chuyện Ý quý phi mang thai, mẹ con gặp nhau nước mắt tuôn rơi. Bọn cung nữ dìu quý phi vào đến trung đường, ngồi lên ghế cao. Phú Sát thị dẫn đầu họ tộc, đứng thành hàng yết kiến. Quý phi đã nói chuyện với hầu hết bạn bè quen mặt trong số đó.
Quý phi xưa kia, khi còn là một a đầu nhỏ, thường đến mua đậu phụ của nhà họ Tiết ở Phương Gia Viên. Ông này thấy con bé ăn nói hoạt bát, yêu quý vô cùng, thường véo vào mũi nó. Hôm nay, họ Tiết cũng đến góp vui, nhưng ông chỉ quỳ mà không dám ngẩng mặt lên. Còn cậu thanh niên trong nhà bán đậu, trước đã lén ôm chặt và hôn say sưa cô bé sau tấm bàn quầy, nay quỳ mọp nấp sau bàn, cúi gằm mặt rướn mắt nhìn, trong lòng lo sợ quý phi sẽ nhận ra mình.
Rất nhiều người sau khi được quý phi gặp mặt không muốn ra về, nấp trong phòng bên quyến luyến nhìn trộm sang phòng chính. Trong phòng lúc này chỉ còn lại Phú Sát thị, Uyển Trinh, Quế
Tường, mẹ con bắt đầu giãi bày nỗi niềm ly biệt. Các cung nữ và thái giám đều đứng hết ngoài hành lang đợi lệnh.
Một lúc sau, bữa tiệc thịnh soạn đã được bày ra. Trong cung đã cử người chuẩn bị những thứ
này từ trước. Một bàn tiệc được đặt ở chính giữa nhà thêm bốn bàn bốn góc và bốn bàn nữa ở nhà dưới. Thái giám trưởng cùng cung nữ tạm thời đứng ra tiếp khách. Quý phi ngồi bàn giữa trong phòng chính; Phú Sát thị cùng Uyển Trinh, Quê Tường và một vài thân quý cùng ngồi với quý phi, họ hàng cũ và lân bang hàng xóm ngồi cảở bốn bàn bốn góc và nhà dưới. Bọn người đi theo hầu hạ
quý phi cùng ăn ở lượt thứ hai. Dưới sự chỉ đạo của thái giám trưởng và cung nữ, mọi việc đều nhịp nhàng, quy củ, đâu vào đấy.
Trong bữa ăn, quý phi kể cho mọi người nghe vài chuyện vui vẻ trong cung, ai nấy đều hỉ hả
thích thú lắm. Tiệc tan, họ mới lần lượt ra về. Quý phi gọi thái giám trưởng đến bên, nói: - Chiều mai sẽ hồi cung, giờ chỉ cần bọn cung nữ thân tín và hai thái giám ở lại thôi.
Thái giám trưởng vâng lệnh. Ngoài số người được chỉ định ở lại, tất cả những người khác đều trở
về cung trước.
Khách về hết rồi, chủ nhà được thảnh thơi. Quý phi nói chuyện với mẹ và em đến tận đêm khuya. Quê Tường đã ngủ. Quý phi quay sang nói với em gái:
- Chị đã chọn cho em một người, cũng đã được Hoàng thượng ân chuẩn cho kết duyên cùng Dịch Huyên, em thứ bảy của Hoàng thượng. Người này năm nay 17 tuổi, rất khỏe mạnh, nhân hậu.
Phú Sát thị nghe vậy, niềm vui lộ rõ trên nét mặt; còn Uyển Trinh thì vừa thích vừa xấu hổ, cứ
cúi mặt hoài không chịu ngẩng lên. Quý phi lại nói:
- Lần này con về thăm nhà là được Hoàng thượng đặc biệt ân chuẩn. Em cũng được đích thân Hoàng thượng chỉ hôn. Chiều mai con sẽ về cung.
Phú Sát thị biết con ngày mai đã trở về cung, không kìm được nước mắt tuôn rơi. Quý phi nói:
- Con đã tâu với Thánh thượng trước rồi, lần này về cung sẽ đưa em đi cùng.
Uyển Trinh nghe tin đột ngột ấy, tim đập loạn xạ, thực là một chuyện cô chưa từng nghĩ đến. Còn Phú Sát thị thì khóc nức nở, nói:
- Con bước chân đi liền mấy năm mới trở lại một lần, giờ lại đưa tiếp em gái vào cung,nhà chỉ
còn lại mẹ với Quế Tường, mọi việc sẽ ra sao đây! Quý phi thấy vậy nói luôn:
- Xin mẹ cứ yên tâm, con sẽ cho vài cung nữ và người làm đến đây hầu hạ, không phải lo lắng gì cả. Giờ con đang mang thai, nếu sinh ra thái tử thì giang sơn nhà Đại Thanh sẽ chẳng phải là của chúng ta hay sao! Sau này em trở thành phúc tấn của Thất vương gia rồi thì mẹ sợ gì mà không ra vào cung liên tục chứ!
Phú Sát thị nghe con nói vậy mới cảm thấy yên tâm. Mẹ con còn nói chuyện đến gà gáy mới đặt mình nằm nghỉ.
Phú Sát thị trong lòng không yên, vừa thiếp đi đã tỉnh dậy ngay, bước ra ngoài chuẩn bị đồ và quần áo cho Uyển Trinh. Một lúc sau, quý phi cũng tỉnh dậy, thấy vậy liền hỏi:
- Mẹ dậy sớm thế làm gì?
- Mẹ dậy chuẩn bị cho em con vài thứ đồ tùy thân. - Phú Sát thị đáp. Quý phi liền nói:
- Ôi, em chỉ cần mặc một bộ quần áo trên người thôi, không phải mang theo gì cả. Trong cung thứ gì mà chẳng có. Mẹ không phải lo lắng gì đâu.
Uyển Trinh lúc này cũng đã tỉnh giấc, vội vàng sửa sang trang điểm, dặn mẹ đừng lo lắng gì cho mình.
Cả nhà náo nhiệt suốt buổi sáng, quá trưa kiệu loan đã đến, cấm vệ binh, người phục dịch, hộ
tống đầy đường đầy phố. Mẹ con lại gạt lệ tiễn biệt nhau.
Quý phi sau khi vào đến đại nội liền sắp xếp chỗ ăn ở cho Uyển Trinh, cắt đặt ba cung nữ hầu hạ, rồi hai chị em ngồi với nhau nói chuyện lễ tiết trong cung.
Quý phi nói:
- Lúc ở nhà chị không dám hỏi chuyện của cha, sợ mẹ đau lòng. Bây giờ em nói cho chị nghe sự
thực thì cha đã chết như thế nào? Uyển Trinh đáp:
- Khi quân Thái Bình Thiên quốc đánh vào Vô Hồ, cha đưa mẹ, Quế Tường và em chạy đến huyện Kinh phủ Ninh Quốc lánh nạn, sau đó cha lại đi đâu nữa không ai rõ. Đến tháng sáu năm Hàm Phong thứ ba, đột nhiên có người đến báo cha đã mất ở Trấn Giang, khổ thân mẹ đã dẫn em và Quế Tường đến tận Trấn Giang chịu tang. Lúc đó thật là tiền hết, người cũng chẳng còn. May mà có mấy người bạn tốt của cha giúp khâm liệm rồi đưa quan tài ra tận bến sông. Khi thuyền chở linh cữu đến huyện Thanh Giang thì có một người bạn của cha, nghe nói là Tri huyện Thanh Giang đã đưa lên thuyền 200 lạng. Người này tên là Ngô Đường. Chị sau này nhớ đừng quên người đã giúp chúng
ta lúc khó khăn ấy nhé. Quý phi đáp:
- Em yên tâm, sau này có cơ hội chị nhất định sẽ báo ơn người này. Hoàng đế Hàm Phong thấy quý phi đã trở về cung, trong lòng mừng vui, đúng với cảm giác “một ngày không gặp như ba thu xa cách”. Hoàng đế không hề quên việc chỉ hôn cho Thất vương gia Dịch Huyên với em gái quý phi, nên hỏi ngay quý phi khi về nhà đã nói tới việc chỉ hôn hay chưa.
Quý phi trả lời ngay:
- Ta ơn vạn tuế quan tâm, nô tài đã dẫn em gái vào cung rồi ạ. - Hàm Phong nói.
- Vậy mau mau dẫn em nàng tới đây.Trẫm phải tận mắt ngắm dung nhan em nàng mới được. Thái giám thị tòng nghe vậy vội cùng mấy cung nữ dìu Uyển Trinh tới. Quý phi dẫn Uyển Trinh đến bái kiến hoàng thượng, Uyển Trinh liền dập đầu hành lễ. Hàm Phong nhìn thấy cô gái, lòng cũng rung động, lập tức hạ chỉ chọn ngày hành lễ kết hôn cho Dịch Huyên với Na Lạp thị Uyển Trinh. Hoàng đế cũng theo luật phân phủ xuất cung, tặng cho đôi vợ chồng cả khu phủấp ở hồ Thái Bình trong Tuyên Trực Môn.
Ý quý phi sau khi về thăm nhà không lâu, ngày 23 tháng 3 năm Bính Thìn 1865 (năm Hàm Phong thứ sáu) thì sinh con trai ở cung Trữ Tú, đặt tên là Tải Thuần. Đây là con trai độc nhất của Hoàng đế Hàm Phong, sau chính là Hoàng đế Đồng Trị.
Hàm Phong, mỗi ngày sau buổi thiết triều đều đến cung Trữ Tú thăm Ý quý phi và hoàng thái tử. Ông cười, hỏi quý phi:
- Nàng xem nó giống ai?
- Đương nhiên là giống vạn tuế gia rồi! - Nàng xem nó giống trẫm ở điểm nào?
- Nô tài thấy cái mặt xinh xinh của nó giống nhất đấy ạ. -Thế tại sao nó không chịu mở mắt?
- Ngày mai no sẽ mở mắt. - Sao thế?
- Người cũng giống như con mèo mới sinh, trong lúc “tắm tam”, phải dùng tay vạch ra thì mới mở mắt được.
- Nàng nói “tắm tam” có nghĩa là gì vậy?
- Trẻ con sau khi sinh được ba ngày thì phải đem ra tắm. Đó là “tắm tam”.
- Ồ, trẫm hiểu rồi. Như thế ngày mai sẽ là ngày tắm tam. Nàng vừa nói mèo cũng giống con người, cũng có tắm tam sao?
- Vạn tuế gia lại trêu thiếp rồi. Mèo đương nhiên là chẳng thể tắm tam rồi. Tắm tam còn gọi là “thiêm bồn”, thường thì trẻ con nhà dân thường cứ cho vào cái chậu giặt quần áo tắm là được, nhưng trong hoàng gia thì phải tắm bằng chậu vàng kia.
Hoàng đế Hàm Phong nhớ ra, nói:
- À, đúng. Hôm qua giám cung sử Tiền Trung Thái bẩm rằng đã chuẩn bị xong chậu vàng và lụa là để tắm tam rồi.
Quý phi liền nói:
- Tối qua, thái giám trưởng cũng đã nói với thiếp biết bệ hạ đã hạ thánh chỉ rằng ngày 25, tất cả
các phi tần, cung nữở tam cung lục viện và phúc tấn các phủ đều đến tắm tam cho Thái tử.
- Ừ, nàng không nhắc thì ta cũng quên mất. Đúng là buổi thiết triều sáng hôm qua trẫm đã phê chuẩn lệnh này.
Đúng giờ ngọ hai khắc ngày 25, lúc mọi người tắm rửa cho thái tử, Hàm Phong nhìn thấy rất nhiều người đã quen mặt nhưng cũng có nhiều uyển tần, dung quý nhân quen mặt mà không nhớ
nổi tên. Ông hình như đã qua đêm với những người này, nhưng tên của họ thì không sao nhớ ra được. Các phúc tấn và công chúa, có người Hoàng đế đã biết mặt, cũng có người Hoàng đế còn chưa gặp bao giờ. Khoảng giờ ngọ ba khắc (15 phút sau), thái tử đã tắm rửa xong xuôi, mọi người tranh nhau vứt vòng vàng, tiền giấy vào “nước thánh” trong chiếc chậu bằng vàng.
Các phi tần quý nhân khắp tam cung lục viện đều đến chúc mừng. Bọn họ cả năm cũng khó được nhìn mặt hoàng thượng lấy một lần. Hậu cung có đến hơn 3000 người đẹp, nhưng cả hơn 3000 phần sủng ái của Hoàng thượng đều dồn hết cho quý phi rồi. Họ vô cùng tức tối, đố kỵ Ý quý phi một lúc được tăng liền ba cấp. Hoàng thượng không thèm ngó đến họ thì sao họ có thể sinh con được kia chứ!
Đến ngày Hoàng tử đầy tháng thì tin Hoàng đế có được thái tử đã truyền đi khắp nước. Ngày đầy tháng mồng hai tháng tư, khắp thành Bắc Kinh nhà nào cũng đốt pháo, hát trò, nhảy ương cả ăn mừng. Buổi tối, tre con cũng kéo khắp đường trên phố dưới, đốt đèn lồng, diễn kịch chúc phúc. Hoàng cung chẳng khác nào tết đến, phi tần, cung nữ, thái giám... tất thảy đều được thưởng. Khắp hoàng cung, đâu đâu cũng dán đầy chữ “phúc”, có cả thái giám đọc bài hát vui. Cả hoàng thành vô cùng náo nhiệt.
Ý quý phi sau khi sinh nở, cảm thấy người yếu đi rất nhiều. Ngự y chẩn đoán rằng: “Mạch của quý phi chìm và yếu; bụng bịảnh hưởng sau sinh, ruột, dạ dày khô, phải dùng hồi phú, sinh hóa thang chữa trị, uống vào buổi trưa”. Sau vài lần uống thuốc, lại mời hai ngự y là Lý Văn Thanh và Khuông Trung đến khám cho quý phi, thấy “mạch đã tạm ổn, các bệnh đã thuyên giảm nhưng sữa không nhiều”.
Hàm Phong biết Ý quý phi thiếu sữa, lập tức cho tìm nhũ mẫu vào cung.
Nhưng trời không mưa thuận gió hòa. Năm 1860 (tức năm thứ mười Hàm Phong), chính phủ
Anh, Pháp cử hai đặc sứ đem quân sang xâm lược Trung Hoa. Lúc đó, quân Thái Bình Thiên Quốc lại tiến hành công phá vùng Giang Nam, chiếm được Hàm Dương, Thường Châu, Vô Tích. Liên quân Anh, Pháp cũng đã tiến vào tận Bát Lý Kiều ở Bắc Kinh. Thù trong giặc ngoài cùng một lúc gây tai họa, chính phủ nhà Thanh vội vàng cử Tăng Cát Lâm Tâm dẫn đầu quân đội cùng quân kỵ
binh Nội Mông tiến hành chống đỡ giặc Tây ở Bắc Kinh, Thiên Tân. Quân đội Trung Quốc dùng đao, thương và những vũ khí lạc hậu khác đối chọi với súng, đạn pháo của người Tây nên kết cục vẫn thảm bại.
Lúc này, thượng thư bộ Hộ kiêm thống lĩnh quân đội cửu môn đề đốc Túc Thuận vội vàng mật bàn với Dĩ Thân vương Tải Viên và Trịnh Thân vương Đoan Hoa:
- Quân địch nếu kéo vào Bắc Kinh, chẳng lẽ chúng ta cùng giơ tay chịu trói? Hoàng thượng là chủ của một nước, nhất định phải được bảo vệ an toàn.
Trịnh Thân vương hỏi:
- Vậy nhị huynh có cách gì không? Tải Viên đáp:
- Chỉ có một cách là chạy khỏi hoàng cung, tìm một nơi an toàn trước đã. Túc Thuận nói:
- Nếu vậy chỉ có thể rút về Thừa Đức, Nhiệt Hà thôi.
Mọi người sau khi đã nghiên cứu kỹ càng, liền kéo đến khuyên giá. Nhưng Hoàng đế Hàm Phong lúc đó như kiến trên chảo lửa lại khăng khăng nhất định không đi, nói:
- Trẫm là chủ của một nước, sao có thể bỏ mà đi được! Trẫm sẽ học theo Sùng Trinh Hoàng đế
đời Minh, lấy cái chết để tạơn thiên hạ.
Quần thần thấy hoàng thượng nhất định không chịu đi đều khóc rống cả lên.
Quân địch đã đến trước cửa thành. Quân cơ đại thần Cảnh Thọ chợt nảy ra một ý, nói: - Bây giờ nếu muốn Hoàng thượng dời Bắc Kinh đến Thừa Đức lánh nạn thì chỉ có một người khuyên bảo được thôi.
Đại thần Khuông Nguyên nói: - là Ý thái phi có phải không?
Đỗ Hàn, Tiêu Hữu Doanh, Trịnh Thân vương và mọi người cùng đồng thanh “Phải rồi! Phải rồi”. Lúc đó, Mục Âm nói:
- Nhưng chúng ta không thể trực tiếp đi gặp thái phi được. Việc này nhất định phải nhơ tiểu An tử (tức thái giám An Đức Hải. ND), phải nói rõ nếu không đi thì chỉ còn cách ngồi chờ chết mà thôi.
Mục Âm vội vã đi tìm và nói rõ với tiểu An tử. Lúc đó, tiểu An tử đang cùng thái phi nói chuyện giặc Tây sắp đánh vào thành. Sau khi nghe Mục đại nhân nói hết đầu đuôi, tiểu An tử vội vàng chạy vào bẩm lại với thái phi. Tiểu An tử nói:
- Các đại thần đều khuyên bệ hạ về Thừa Đức, Nhiệt Hà lánh nạn nhưng vạn tuế gia nhất định đòi học theo gương Sùng Trinh treo cổ trên núi khi xưa. Các đại thần đều rất lo lắng nên bảo tiểu nhân mời thái phi đến khuyên giá.
Thái phi nghe vậy, nói:
- Được rồi, vạn tuế gia không muốn sống, nhưng ta và thái tử còn biết cần cái mạng của mình chứ.
đưa ra ý kiến tạm thời cử Lục vương gia (em thứ sáu của Hàm Phong. ND) ở lại bảo vệ thành. - Vạn tuế tại sao lại cứ khăng khăng đòi học theo Sùng Trinh thế? Vạn tuế hoàn toàn có thể bổ
nhiệm Lục vương gia làm đại thần toàn quyền ở lại nghị hòa với quân Anh, Pháp kia mà! Hàm Phong nghe vậy vẫn im lặng không nói. Thái phi lại tiếp:
- Hoàng thượng một khi tử nạn, thử nghĩ xem thái tử sẽ bị giặc Tây giết chết đấy. Hàm Phong nghe vậy vội vàng nói:
- Hãy mau truyền chỉ, cho gọi Dịch Hân đến đây.
Rồi lệnh cho Di Thân vương Tải Viên, Đặng Thân vương Đoan Hoa, Thượng thư bộ Hộ Túc Thuận, Quân cơ đại thần Cảnh Thọ, Khuông Nguyên, Đỗ Hàn, Tiêu Hựu Doanh, và Mục Âm chuẩn bị hộ gia “tuần thú” Thừa Đức, rồi trao quyền cho Dịch Hân - một người đã quen việc đối phó với Tây ở lại kinh thành lo việc ngoại giao với liên quân Anh, Pháp.
Hàm Phong vội vàng đưa Hoàng thái hậu Nữu Hộ Lộc thị, Ý thái phi Diệp Hách Na Lạp thị