Hồi thứ chín: CHƠI KỸ VIỆN HOÀNG THƯỢNG PHẢI CẢI TRANG NHIỄM GIANG MAI ĐỒNG TRỊ ĐẾ

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 58 - 67)

CẢI TRANG NHIỄM GIANG MAI ĐỒNG TRỊ ĐẾ

BĂNG HÀ

Mỗi khi đêm xuống Hoàng đế Đồng Trị đều cảm thấy bứt rứt không yên, muốn quan hệ vợ

chồng với hậu, phi, tần nhưng nếu không có khẩu dụ của Từ Hy thì Hoàng đế cũng không dám đả

động gì đến cả. Chính vì thế, tình cảm giữa hai mẹ con càng ngày càng lạnh nhạt. Ngược lại, Đồng Trị luôn tìm được tình cảm yêu thương ấm áp từ nơi Đông cung Từ An Thái hậu - thứ tình cảm không bao giờ có được từ chính mẹ đẻ của mình - nên Đồng Trị càng ngày càng thân thiết với Đông cung Thái hậu. Từ Hy thì lại luôn cho rằng Đông cung Thái hậu cố tình lôi kéo Đồng Trị, gây sứt mẻ trong quan hệ mẹ con, nên càng oán hận Từ An hơn trước.

Vị hoàng đế hữu danh vô thực Đồng Trị bất quyền trong triều, trong chính trị, khủng hoảng về

tinh thần nên càng ngày càng không màng gì đến chuyện triều chính nữa. Hoàng đế Đồng Trị đã thực sự “bãi công” trong công việc chính trường. Từ khi nhà Thanh bắt đầu chấp chính, đây cũng là vị hoàng đế đầu tiên như thế.

Đồng Trị sống mãi trong thâm cung nhưếch ngồi đáy giếng, không biết rằng bên ngoài cung còn có một thế giới đào viên rộng lớn. Đồng Trị thường rất thân thiết với Tải Đăng, con trai của Cung Thân vương. Một hôm, Đồng Trị tò mò hỏi:

- Này Tải Đăng, khanh chắc là biết thế giới bên ngoài đại nội thế nào nhỉ?

Tải Đăng nghe thế lập tức thấy phấn chấn hẳn lên, hai mắt như nhảy múa, quay sang nói với Đồng Trị:

- Trời ơi, Hoàng thượng không biết đấy thôi, bên ngoài cung cái gì cũng có, hay ho vô cùng! Bên ngoài tiền môn có một chỗ vô cùng náo nhiệt, cứ đi thẳng phía đó rồi re theo hướng Nam sẽ

đến Thiên Kiều...

Tải Đăng đang nói dở, Đồng Trị liền ngắt lời:

- Thiên Kiều đó cao bao nhiêu, có thể lên trời không? - Trơi ơi, chỉ là một cái cầu đá to, rộng một tí thôi. - Sao không dẫn lên trời mà vẫn gọi là Thiên Kiều?

- Hoàng thượng lại không hiểu rồi. Hoàng thượng thường được xưng tụng là Thiên tử. Cửa phía Bắc hoàng cung chúng ta gọi là Thiên An Môn. Từ Thiên An Môn nhìn về phía Nam thì thấy Vĩnh Định Môn. Bên ngoài Vĩnh Định Môn có một con sông. Dân chúng muốn vào được thành Bắc Kinh, nhất thiết phải vượt qua con sông ấy. Về sau đã xây một cây cầu qua sông, đặt tên là Thiên Kiều với ý nghĩa là cầu hướng tới nơi ngự của Thiên tử.

Hoàng thượng vỡ lẽ:

- À, hóa ra là như thế. Vậy khanh mau nói cho ta biết ở ngoài đó náo nhiệt như thế nào? - Ngay ở chỗ Thiên Kiều đã có thuyết thư, hát kịch, múa gậy, ảo thuật, phim kéo, có cả tấu, cả

không giống như trong cung ta, Hoàng thượng mà nhìn thấy chắc chắn sẽ thích thú lắm.

Tiểu hoàng đế Đồng Trị nghe Tải Đăng nói vậy tim đập rộn ràng như muốn bay ngay ra khỏi cung cấm, vội kéo tay Tải Đăng nói:

- Mau dẫn ta ra ngoài cung cho vui vẻ đi. Tải Đăng đáp:

- Không được. Nhỡ bọn thái giám coi cửa biết được, tâu lên với Thái hậu thì nô tài chịu sao hết tội?

Đồng Trị nghe Tải Đăng nói vậy bỗng hãi hùng run rẩy như con sâu bị thả vào lồng chim - Được rồi, được rồi.

- Tải Đăng gõ đầu reo lên, rồi ghé sát vào tai Hoàng thượng nói nhỏ. - Đợi đến khi trời tối, chúng ta sẽ hóa trang rồi chuồn ra khỏi cung. Đồng Trị nghe vậy liền vỗ tay sung sướng, gật đầu khen hay.

Chờ mãi rồi cũng đến tối. Đồng Trị và Tải Đăng mỗi người đội lên đầu một cái mũ quả dưa, chần chừ lúc lâu ở phía trong Ngọ môn rồi cả hai run rẩy bước ra ngoài. Thái giám gác cổng tuy có nhận ra Tải Đăng nhưng vì sợ nên không dám ho he gì. Hắn nghĩ rằng chắc Tải Đăng lại rủ rê bạn bè trác táng ra ngoài chứ nằm mơ cũng không dám nghĩ đấy chính là đương kim Hoàng thượng.

Hai người bá vai nhau ra khỏi Ngọ môn, Đoan môn, qua cả quảng trường Đại Thanh môn tới Chính dương môn, thấy đoàn đoàn tốp tốp người cùng nhau đi chơi đêm, thật vui vẻ vô cùng. cả hai lẩn vào trong đoàn người. Trên đường, tiểu hoàng đế Đồng Trị hết ngó đông lại nhìn tây, thấy tâm hồn cực kỳ thư thái. Nhưng dù cho bên ngoài cung có hấp dẫn đến chừng nào, hai người cũng không dám chơi lâu. Ngộ nhỡ có ai đó trong cung nhìn thấy hoặc Thái hậu có việc đòi triệu kiến Hoàng thượng thì sự tình sẽ không dễ dàng giải quyết được. Hai người chỉ dám loanh quanh không đầy một canh giờ liền vội vội vàng vàng quay về cung cấm.

Sau khi trở về, Hoàng thượng càng cảm thấy không thể chịu đựng hơn nữa cái không khí lạnh lẽo, ảm đạm và cổ hủ trong cung, lúc nào đầu óc cũng muốn hướng ra thế giới bên ngoài kỳ diệu mà mình đã một lần được thưởng thức, ngắm nghía.

Hai hôm sau, Đồng Trị và Tải Đăng liền kể cho hai tên tiểu thái giám Văn Hỉ và Quế Bảo nghe những gì đã thấy ở ngoài cung. Văn Hỉ 17 tuổi, vốn đã trải qua cuộc sống bên ngoài nên lập tức hưởng ứng, nói:

- Cảnh đêm mà vạn tuế vừa nói đó cũng thường thôi. Nếu từ đó đi thẳng theo hướng Tây Nam sẽ đến 8 ngõ lớn rất nổi tiếng. Trong số đó có ngõ Thạch Đầu, bên trong toàn là kỹ viện. Đến đấy chơi thì mới thực là sung sướng.

Đồng Trị chớp mắt, buồn buồn hỏi: - Sao lại gọi là kỹ viện?

- Đấy là nơi tập trung rất nhiều cô nương xinh đẹp. - Các cô nương ở đó làm gì?

- Họ nhìn thấy những người có tiền thì tiếp đón rất nồng nhiệt. - Sao lại phải tiếp đón? Tiếp đón như thế nào?

- Đủ cả ăn, uống, chơi bời, nghe hát, sung sướng lắm ạ.

Hoàng đế Đồng Trị trong hoàng cung đã buồn đến tận xương tận tủy rồi nên nghe Văn Hỉ nói như vậy càng muốn đi tìm một nơi để vui vẻ chơi bời. Hoàng đế sống mãi trong hoàng cung thật đúng như sống trong một chiếc lồng, không được hưởng một tí ti tự do nào cả. Đồng Trị khơi nào:

- Đi, họ cần bao nhiêu nguyên bảo, kim định, chúng ta sẽ cho bấy nhiêu. Rồi quay sang nói với Tải Đăng:

- Tối mai, bốn chúng ta sẽ cải trang rồi ra khỏi cung. Tải Đăng đáp:

- Nô tài không cần hóa trang. Nô tài thường xuyên dẫn người ra vào cung, bọn coi thành đều sợ nô tài như sợ cọp. Vạn tuế và Văn Hỉ, Quế Bảo có thể cải trang rồi cùng lẻn ra khỏi cung. Cứ đút cho bọn chó canh cổng mỗi đứa một ít kim định, nói là thưởng cho chúng, là không còn phải sơ hãi gì cả. Có điều nhất định không thể để chúng nhận ra Vạn Tuế, vì như vậy không dễ đối phó đâu.

Đồng Trị nói:

- Trước lúc xuất cung, trẫm sẽ chuẩn bị sẵn kim định cho khanh. Đến lúc ấy, khanh thưởng cho họ là được rồi.

Chiều tối hôm sau, cả bốn người ra khỏi cung một cách dễ dàng. Văn Hỉ đi đầu, dẫn mọi người đi dạo một vòng xem phố phường náo nhiệt, rồi đi vê phía Tây tìm đến ngõ Thạch Đầu. Các nhà trong khu phố này đều treo đèn, kết hoa trước cửa, cả khu phố đèn đuốc huy hoàng. Trên mỗi chiếc đèn lồng trước cửa đều có những chữ như: phường Túy Hỉ, phường Tức Tương, phường Tử

Quyên, phường Thuyền Quyên v.v... Chữ được viết theo kiểu phỏng Tống. Hai bên cửa lớn còn treo cả câu đối chữ hồng nữa.

Bốn người chậm rãi bước vào phường Túy Hỉ. Đồng Trị nhìn hai hàng câu đối treo ngoài cửa: “Hữu gia lộng ngọc vi kiều nữ

Hoa lí tầm sư đáo hạnh đàn" liền nói:

- Đôi câu đối này không chỉnh, vế trên ăn trộm tứ thơ của Liễu Tông Nguyên, vế dưới ăn trộm tứ thơ của Tiền Khởi.

Tải Đăng tiếp luôn:

- Đấy là sưu tập Đường Thi một cách tinh xảo, sao gọi là ăn trộm?

Đồng Trị hoàng đế nghe vậy mất hứng, quay đầu lại nhìn Tải Đăng, trên mặt lộ vẻ không hài lòng. Tải Đăng lập tức tỉnh ngộ. Như vậy là mạo phạm lời vàng ý ngọc của Hoàng thượng nên vội

chắp tay nói khẽ:

- Xin Hoàng thượng tha tội, nô tài mạo phạm.

Quế Bảo đứng bên cạnh biết Tải Đăng xưng hô như vậy ở nơi này không hay liền nói chêm vào: - Ở đây vui thật, vui thật đấy! Văn Hỉ cũng nói:

- Phường Túy Hỉ là phòng trà cao cấp. Chúng ta mau vào trong đi.

Cả bốn người hòa nhập cùng những khách làng chơi khác vào sâu trong phường Túy Hỉ. Chủ

phường thấy bốn thanh niên ăn mặc có vẻ khác người, nghĩ thầm đây chắc chắn là công tử nhà quan, nên lập tức ra lệnh đưa họ lên phòng của Xuân Hương cô nương. Đây là căn phòng ba gian, hai sáng, một tối ở phía Bắc, ngay cạnh hành lang. Trong phòng đèn bật sáng trưng. Giữa phòng là một bàn bát tiên mặt đá có chạm hoa văn, hai bên là hai ghế tựa có đệm thêu hoa mẫu đơn. Trên bàn bày sẵn hai đĩa sứ tráng men hoa nền đỏ tím, đựng đầy hoa quả. Dụng cụ uống trà, hút thuốc cũng đã được chuẩn bị đầy đủ. Có một cái giá xinh xắn đóng theo kiểu cầu thang bằng gỗ gụ đặt dựa vào bức tường phía Đông, tầng dưới là sách vở ngay ngắn, tầng trên là vài thứ đồ cổ xinh xinh, trên cùng là một chiếc đồng hồ báo thức của Tây. Sách vở và đồ trang trí trong phòng chắc chắn được tặng bởi các công tử lãng mạn con quan hay các chính khách phong lưu thời thượng. Bốn góc gian phòng ngoài đều đặt các giá hoa, trên là bốn bình hoa tươi, hương thơm ngan ngát. Một chiếc bàn viết đặt trước cửa sổ, giấy, nghiên, bút, mực đầy đủ cả. Bên cạnh bức tường ngăn có một chiếc tràng kỷ, trên tràng kỷ đặt một cây đàn cổ. Trên tường có treo hai bức tranh chữ của danh nhân; một bức tranh sơn thủy của Ngô Lịch, bức còn lại là tranh mĩ nữ được dán bồi kiểu giống tranh cổ, chữ ký bên trên lờ mờ không rõ nên cũng không biết được là tranh của ai.

Chủ phường cao giọng gọi: “Xuân Hương tiếp khách”. Trước mắt bốn người, một tuyệt đại mỹ

nhân 17, 18 tuổi thong thả từ phòng trong bước ra. Hai lọn tóc nhỏ búi trên đầu cộng với vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn cùng tư thế mảnh mai thướt tha như Đại Ngọc hớp hết hồn của bốn chàng trai. Nàng mặc trên mình chiếc áo kép cổ cao màu xanh nhạt thêu hoa dáng điệu mảnh mai, tha thướt, yểu điệu vô cùng. Hoàng đế Đồng Trị không ngăn nổi thích thú nhìn một lượt từ đầu đến chân và phát hiện đôi giày đoạn thêu hoa màu đỏ xinh xinh dưới ta váy màu thanh lựu. Hoàng đế mỉm cười, tinh nghịch nghĩ rằng: Thảo nào các thái giám gia trong triều nhắc đi nhắc lại rằng tiên đế Hàm Phong khi còn sống thích nhất là đôi chân bó nhỏ của gái Hán. Đúng lắm, quả không sai tí nào! Xuân Hương mời cả bốn người vào phòng trong. Đồng Trị lúc ấy hồn vía đã lơ lửng tận tầng mây lúc nào không biết nữa rồi.

Phòng ngủ trong cùng có một chiếc bàn trang điểm khắc chạm tinh xảo kê đối diện cửa ra vào, một chiếc giường tương phi kê ở phía Bắc và một bàn viết ở bên cạnh cửa sổ, trên bàn có một bức tranh tố nữ đang vẽ giở, chắc chắn do Xuân Hương vẽ. Đồng Trị hỏi:

- Đây là tranh ai vẽ? Xuân Hương đáp:

- Vẽ cho vui thôi, xin đừng cười.

Nói rồi mời bốn người ngồi xuống. Xuân Hương qua trang phục của 4 người, cũng đoán ra là hai chủ hai tớ.

Đồng Trị mặc một chiếc áo khoác ngắn bằng lụa màu tím, buộc thắt lưng màu xanh da trời, đầu đội mũ quả dưa bằng đoạn xanh có đính viên hồng ngọc; Tải Đăng cũng mặc một chiếc áo khoác ngắn bằng lụa màu nâu, thắt tím, đội mũ có đính viên ngọc xanh. Hai người ngồi trên giường, còn

Xuân Hương ngồi giữa, kiểu ngả ngả, nửa ngồi nửa nằm tựa trên chiếc gối thêu hoa hai tay ôm chặt Đồng Trị và Tải Đăng. Lúc đó, Đồng Trị và Tải Đăng chẳng còn phân biệt chủ tớ gì hết.

Văn Hỉ và Quý Bảo mỗi người mặc trên mình một chiếc áo kép dài bằng vải xanh, lưng đeo thắt lưng màu đen, chắp tay cung kính đứng ở 2 bên. Đồng Trị quay sang bảo họ ngồi xuống. Hai người vái một vái rồi mới lần lượt ngồi xuống hai cái ghế bên cạnh bàn sách.

Chủ phường đưa lên một chiếc cặp lồng, trong đựng đầy ngó sen, hạt sen tẩm đường, đào chín cùng táo, lê, dưa v.v... Xuân Hương cầm con dao bạc cắt chiếc ngó sen ra làm đôi rồi đưa vào tận mồm Đồng Trị, Tải Đăng mỗi người một miếng. Đồng Trị, Tải Đăng ngoan ngoãn há miệng như

chim non chờ chim mẹ mớm mồi. Xuân Hương quay sang nhìn Văn Hỉ, Quê Bảo nói với họ. - Xin mời tự nhiên, chơ cho một lát.

Văn Hỉ và Quế Bảo đều ngượng đỏ cả mặt, nói: “vâng, không sao ạ”. Xuân Hương đặt con dao bạc xuống bàn, nhặt một hạt dưa lên miệng xinh xắn, nhằn bỏ vỏ rồi ôm chặt lấy cổ Đồng Trị, đẩy nhân hạt dưa ra đầu lưỡi, nhe nhàng đưa sang tận miệng Đồng Trị. Đồng Trị thích thú đón lấy hạt dưa. Đối với tiểu hoàng đế, đây là lần đầu tiên được hưởng thụ theo kiểu độc đáo thế này. Xuân Hương lại nhặt một hạt dưa nữa rồi quay sang với Tải Đăng. Nhưng Tải Đăng đã quá quen, lập tức hôn chặt đôi môi Xuân Hương, mãi không chịu buông tay khỏi cái cổ trắng ngần của người đẹp. Đồng Trị thấy vậy liền hiểu ngay. Lần thứ hai khi Xuân Hương đưa hạt dưa vào cổ mình thì tiểu Hoàng đế không phí phạm bỏ qua nữa, lập tức ôm thật chặt và hôn lên môi Xuân Hương một cái hôn dài không dứt.

Xuân Hương đứng lên khỏi chiếc giường trúc, đi ra phòng ngoài mang hai bát trà vào, đưa lên tận tay Đồng Trị và Tải Đăng rồi lại quay ra rót hai cốc nhỏ đặt lên bàn trước mặt Văn Hỉ và Quế

Bảo, nói:

- Phiền hai vị phải đợi lâu, xin mời uống trà!

Văn Hỉ và Quế Bảo nhấp một ngụm nước rồi cũng nói: “Xin cứ tự nhiên, cám ơn nhiều”. Văn Hỉ thấy Đồng Trị đã uống hết bát trà liền giơ hai tay đơ lấy bát. Quế Bảo cũng bước tới trước mặt Tải Đăng đơ cái bát bưng ra ngoài. Xuân Hương ngả người giữa Đồng Trị và Tải Đăng. Đồng Trị cất tiếng hỏi về cuộc sống thường nhật của người dân. Có nhiều chuyện Đồng Trị nghe ma chẳng hiểu gì hết. Đến lúc Xuân Hương hỏi quý danh và tuổi tác của công tử, Tải Đăng sợ Đồng Trị

lơ miệng liền đáp:

- Chúng tôi là anh em con chú con bác, cùng họ Giả và bằng tuổi nhau, năm nay mười bảy. Văn Hỉ và Quế Bảo khi nghe Xuân Hương hỏi đều sợ toát cả mồ hôi, nghe Tải Đăng trả lời như

vậy mới yên tâm trở lại.

Xuân Hương cũng không phải dạng bình thường. Nàng cũng đã học được trong số khách quen của mình rất nhiều điển tích, thơ ca. Đồng Trị đã trả lời trôi chảy tất cả các câu hỏi của Xuân Hương. Chính vì vậy, cả hai người trong lòng đều có vẻ tiếc là đã gặp nhau quá muộn.

Chẳng mấy chốc đã đến 12 giờ khuya, Tải Đăng lo sơ nói với Đồng Trị: - Khuya quá sợ không vào được đâu.

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 58 - 67)