- Ừ Đ ượ c r ồ i.
Hồi thứ mười hai: TRÂN PHI NGỌC NGÀ THẢM THẾ ĐÒN GẬY QUANG TỰ ĐÃ TÌNH NGẬM ĐẮNG
ĐÒN GẬY QUANG TỰ ĐÃ TÌNH NGẬM ĐẮNG
CẢNH CUNG
Từ Hy Thái hậu sống trong cảnh nước nhục mất quyền, nhìn thấy tấu trình của Khang Hữu Vi đã nổi cáu, lại thấy phái thân Hoàng thượng chủ trương chiến tranh thì như đổ dầu vào lửa. Lý Liên Anh chớp thời cơ châm chích thêm: “Hoàng thượng không nắm bắt được thời cơ, hoàn toàn chịu
ảnh hưởng của Văn Đình Thức và Khang Hữu Vi, trong đó gây sóng gió, kích động Hoàng thượng lại là Trân Phi”.
Thế là tiếng hô đấu tranh chống Nhật đã bị Thái hậu dập tắt. Trong thành Bắc Kinh bề ngoài tạm thời bình yên vô sự. Văn Đình Thức và một số người tinh thần suy sụp, không dám nói, sống mà như chết.
Vốn Trân Phi có nhờ Văn Đình Thức ở ngoại quốc mà y cho hai bộ Âu phục, một bộ hàng len dạ màu vàng nhạt, một bộ màu xanh nhạt, kích cỡ trước kia đã đo rồi. Ở Thượng Hải, Văn Đình Thức còn mua cho Trân Phi một cái máy ảnh. Trân Phi mặc bộ đồ Âu màu xanh xám, búi tóc, nàng nghĩ là mấy ngày hôm nay Hoàng đế rất buồn phiền, tại sao lại không đi giải sầu cho Hoàng thượng. Vì vậy Trân Phi mạnh dạn đến điện Y Lan tìm Hoàng thượng, đồng thời ra lệnh cho thái giám tâm phúc mang máy ảnh đi theo, ra lệnh cho một tiểu thái giám canh gác nếu Thái hậu đến phải lập tức bẩm báo để kịp thời lẩn trốn.
Quang Tự vừa nhìn thấy Trân Phi tới qua nhiên long nhan tươi tỉnh, nói:
- Nàng mặc bộ Âu phục này còn đẹp hơn các phu nhân của các sứ giả Trân Phi thấy Quang Tự
thích bèn thừa dịp nói luôn:
- Thiếp chụp cho Hoàng thượng một kiểu ảnh được không? Quang Tự bảo: - Cái máy ảnh lần trước nàng nói cho trẫm nghe là cái này ư?
- Bẩm vâng ạ. Thiếp đoán hôm nay sẽ không bị người của Thái hậu nhìn - Tại sao vậy?
- Thái hậu và Hoàng thượng chẳng phải là có cùng một nỗi khổ hay sao?
Vì vậy hôm nay thiếp đến giải buồn cho Hoàng thượng. Chúng ta vào cung Ngọc Lan chụp ảnh đi.
Nói rồi đi từ từ vào vườn hoa Ngọc Lan, các thái giám bước theo sau. Quang Tự chỉnh lại trang phục, Trân Phi nói: “Hoàng thượng cười đi” rồi chụp tách một cái. Trân Phi bảo: “xong rồi”. “Không ngờ bọn người Tây lại làm được đồ chơi hay như vậy, rất là thần kỳ” - Quang Tự nghĩ thế.
Hai người ngồi trên đôn lưu ly, Trân Phi giảng giải cho Quang Tự kết cấu, nguyên lý cách tạo
ảnh của máy ảnh, Quang Tự không ngớt gật đầu tán thưởng.
Trân Phi lén lút mặc Âu phục, cùng Quang Tự chụp ảnh, mặc dù cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng vẫn nơm nớp sợ hãi.
Trân Phi dám to gan vào điện Y Lan nơi Quang Tựở chính là bởi vì Trân Phi đã có một chỗ trú kín đáo. Thì ra ở phía đông nam điện Y Lan của Di Hòa Viên có một tấm gương to, chỉ cần xoay tấm gương là một người có thể vào trú ẩn. Bí mật này Thái hậu và tay chân của bà cũng không thể ngờ
được.
Nhưng đứng ở bờ sông lâu làm sao có thể không ướt chân. Tiểu thái giám được Trân Phi giao cho việc canh gác không để ý đến xung quanh, bỗng thấy ba người ở phía cung Thái hậu đang tiến vào điện Y Lan thì hoảng lên vội vàng chạy vào điện bẩm báo. Tên thái giám tâm phúc của Thái hậu đã phát hiện ra thái giám của Trân Phi, đoán là Trân Phi đến đây, liền vội vàng đuổi theo, vừa chạy vừa hét đứng lại! Thái giám tâm phúc của Trân Phi chạy đến điện Y Lan hét to:
- Nhanh lên, nhanh lên! Người của Thái hậu đến!
Nhưng tên do thám của Thái hậu chạy rất nhanh, bắt kịp tên tiểu thái giám của Trân Phi, chạy đến trước mặt Quang Tự và Trân Phi. Hai tên thái giám của Thái hậu không sợ trời, không sợ đất, không sơ hoàng đế và Trân Phi, cũng không chịu quỳ lạy Hoàng thượng, hai tên bắt lấy Trân Phi. Đúng lúc đó Lý Liên Anh được tin cũng tự mình dẫn một bọn tiểu thái giám chạy đến, nhìn thấy quân mình bắt được Trân Phi, trong lòng nghĩ Trân Phi to gan kia, lần này ngươi không thể thoát được rồi!
Bọn thái giám lôi Trân Phi đến trước mặt Thái hậu. Thái hậu vừa nhìn thấy cho rằng đó là một người nước ngoài, nhưng nhìn kỹ thì ra là Trân Phi. Trân Phi quỳ xuống trước mặt Thái hậu. Thái hậu nói: “Người chuyên nịnh hót mê hoặc lòng người, ngày ngày vui chơi, sàm tấu bên cạnh Hoàng thượng vẫn còn chưa đủ hay sao mà còn câu kết với Văn Đình Thức tham dự vào việc chính sự?”.
Trân Phi vừa khóc vừa nói:
- Tiện nữ từ khi vào cung không dám nghe chuyện bên ngoài, tiện nữ chỉ có quan hệ thày trò với Văn Đình Thức, cũng chưa từng viết thư cho Văn Đình Thức, cúi xin Thái hậu minh xét.
Thái hậu nói:
- Các ngươi hãy lột bộ Âu phục kia ra, đánh cho 80 trượng.
Lệnh vừa ban ra, mấy tên thái giám giống như bọn sói đói kéo tuột quần áo Trân Phi ra, ngay cả quần lót áo lót cũng bị lột sạch. Trân Phi giống như một con vật bị thương, hai tay che ngực, run lẩy bẩy, trần truồng quỳ trước mặt Thái hậu. Các cung nữ và thái giám ở hai bên không thể không lấy tay che mặt.
“Đánh”! Lệnh vừa ban ra, trong chớp mắt Trân Phi đáng thương đã bị đánh tơi bời, máu chảy khắp người, giống như con dê bị lột da. Hoàng đế Quang Tự vội vàng chạy đến, nhìn thấy quang cảnh này thì biến sắc vội quỳ xuống trước Thái hậu cầu cứu:
- Xin Thái hậu khai... - tiếng “ân” chưa thốt ra đã bị thụt lại. Từ Hy Thái hậu mặt vẫn lạnh như
tiền chậm rãi uống trà nói:
- Hãy đưa Hoàng đế sang phòng khác, bắt con tiện nữ kia giam lại.
Giọng của Từ Hy rất nhỏ nhưng các cung nữ và thái giám đều sợ đến phát run.
Lột sạch quần áo đánh phi tần là lần đầu tiên xảy ra của đời Thanh trong hơn 200 năm lại đây. Từ Hy nghĩ rằng Trân Phi dám mặc Âu phục và chơi máy ảnh Tây là có liên quan đến anh trai và thầy của cô, vì vậy liền ra chiếu thư viết rằng: “Giáng Trân Phi xuống làm Quí nhân; cách chức Văn
Đình Thức, thị Lang bộ Lễ Chí Nhuệ - anh của Trân Phi - điều đến Sơn Đông, tránh được việc câu kết trong ngoài, khâm thử”.
Từ Hy Thái hậu vừa viết xong chỉ dụ, liền nói với Lý Liên Anh: “Đưa Trân Phi vào đại nội dưỡng thương”.
Tết Đoan Ngọ cũng đã đến, Trân Phi bị thương tích đầy mình, Từ Hy Thái hậu mới yên tâm để
Quang Tự đến Trung Nam Hải làm việc.
Năm 1894 (năm thứ 12 đời Quang Tự) Trân Phi đã phải chịu một hình phạt chưa từng có trong lịch sử, sau khi bị giáng xuống làm quý nhân, các quần thần trong triều có những lời bàn tán xôn xao. Những lời bán tán này vô tình lọt vào tai Lý Liên Anh, Lý Liên Anh liền bẩm lại với Thái hậu, Từ Hy nói: “Bọn họ lại muốn chống lại hay sao?”.
Thái hậu đặt một tấm bảng ở trước cổng cung Cảnh Nhân nơi Trân Phi ở, trên tấm bảng viết: Ngày mồng một tháng giêng năm thứ 12 đời Quang Tự. Phụng chỉ Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu cai quản lục cung, các cung tần mỹ nữ, nếu có người không tuân theo gia pháp, trước mặt Hoàng đế
đảo lộn phép tắc, can dự vào quốc chính, khi Hoàng hậu nghiêm khắc tra xét, cứ sự thực tâu bày, tội nặng sẽ trừng trị, quyết không dung tha, khâm thử.
Trân Phi nằm dưỡng bệnh trên giường đã được gần nửa năm, cơ thể cũng đã dần dần hồi phục, thái giám ra lệnh cho cô ra khỏi giường quỳ xuống tiếp thánh chỉ.
Sau khi thái giám treo tấm bảng xong đi khỏi, Trân Phi chăm chú xem thánh chỉ, cô không khóc mà lại cười, trong lòng nghĩ: Bà ta là một loại yêu quái, độc ác, đánh ta thịt nát máu chảy mà vẫn ngụy tạo thánh chỉ, tức giận thay!
Trân Phi bước đến thư án lấy bút vẽ một con cua. Một cung nữ bên cạnh Trân Phi hỏi: - Vẽ con cua này là có ý gì?
Trân Phi đáp:
- Để xem bà ta lộng hành đến bao giờ. Cung nữ rơi lệ đáp:
- Quý Phi không nên gây thêm phiền phức nữa, chẳng nhẽ nỗi đau khổ của Quý Phi vẫn chưa đủ hay sao? Trân Phi nhìn cung nữ, khóc nói:
- Ngươi hãy đem nó đốt đi!
Quang Tự sống ở Trung Nam Hải, cách Trân Phi một dải ngân hà. Thái giám tâm phúc Vương Thương đưa ra một ý kiến ban đêm đưa Quang Tự đi thuyền đến cung Cảnh Nhân gặp Trân Phi, các thái giám canh cửa đều đồng tình với viên thái giám của Quang Tự.
Quang Tự vẫn không dám mạo hiểm, đầu tiên Hoàng đế sai Vương Thương bí mật chuyển lời đến Trân Phi, sau đó dần dần gửi những bức thư tình cho nhau. Rồi có một lần Quang Tự đã vào cung Cảnh Nhân gặp Trân Phi. Hai người gặp nhau, vui mừng rơi lệ, Vương Thương ở ngoài canh gác. Như Ngưu Lang và Chức nữ, bao lời đường mật tuôn ra không dứt. Đây đúng là những giây phút quí báu của họ. Nhưng Vương Thương đã bắt đầu lo lắng lắm, đứng ngoài cửa sổ ho khẽ để báo cho hai người nhưng họ không nghe thấy. Vương Thương đành phải gõ vào cửa kính gọi khẽ:
Đến lúc này Trân Phi mới giục Hoàng thượng mặc áo ra đi.
Ra khỏi cung Cảnh Nhân, Quang Tự vẫn như ngây như dại, bước theo Vương Thương về cung Doanh Đài, nằm trên giường nhớ lại những cảm giác vừa qua.
Thời gian dần trôi, ba năm đã đi qua, ở Sơn Đông thôn Cự Dã phát sinh vụ án tôn giáo, Đức mượn cớ này để đi xâm lược vịnh Giao Châu.
Vụ án tôn giáo Cự Dã còn được gọi là “Vụ án tôn giáo Tào Châu”. Năm 1897 các thầy tu truyền giáo người Đức đã xui khiến các giáo đồức hiếp nhân dân ở các thôn gần Tào Châu Sơn Đông, khiến nhân dân công phẫn. Tháng 11, nhân dân thôn Cự Dã giết chết 12 thầy tu truyền giáo người Đức. Sau việc này, ở các xã Tế Ninh, Thanh Tương, Đơn huyện, Vũ Thành nhân dân cũng rất hưởng ứng việc này. Sau khi sự việc xảy ra, Đức mượn cớ các thầy tu bị sát hại bắt chính phủ Thanh phải thương lượng, đồng thời đưa một chiến hạm vào vịnh Giao Châu. Triều đình nhà Thanh đành phải ký hiệp định với Đức, có một số qui định quan trọng về việc xử lý vụ án tôn giáo Cự Dã như
sau: Cách chức tuần phủ Sơn Đông Lý Bính Hoành, bồi thường cho Đức 225 nghìn lạng bạc, bắt 9 người dân trong đó hai người bị xử tử, 3 người bị tù đày, triều đình Thanh phải bảo vệ các thầy tu truyền giáo Đức.