- Ừ Đ ượ c r ồ i.
Hồi thứ mười lăm: ĐÁNH TÀU NHẬT ĐẶNG THẾ XƯƠNG HY SINH KÝ KHẾ ƯỚC LÝ HỒNG CHƯƠNG
XƯƠNG HY SINH KÝ KHẾ ƯỚC LÝ HỒNG CHƯƠNG
BÁN NƯỚC
Mùa xuân năm Quang Tự thứ 20, Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, quốc vương Cao Ly Lý Hy nhờ triều nhà Thanh giúp đỡ. Quang Tự phái viên Đề đốc Trực Lệ là Diệp Chí Siêu đi, cùng vào lúc đó, Lý Hy giao cho Hồng Khải Huân làm Chiêu Thảo sứ dẫn quân đi chiến đấu. Đến Kim Châu, đánh nhau mấy trận với Đông Học Đảng sau đó bị người của Đông Học Đảng dụ vào trong núi bao vây kín bốn mặt, Hồng Khải Huân phá vòng vây thoát ra được, Kim Châu mất vào tay giặc.
Viên Thế Khải, khâm sai của chính phủ nhà Thanh đóng ở Xêun, thấy Đông Học Đảng tiến đánh hoàng cung, ông ta lấy danh nghĩa là bảo vệ vua Hàn, dẫn ba tiểu đoàn quân đánh bộ vây thủ
hoàng cung, đồng thời giấu Hàn vương Lý Hy vào một ngôi chùa cổ để bảo vệ. Viên Thế Khải rất có mưu lược, sức Đông Học Đảng không thể địch được, liền mời quân Nhật sang chống lại quân Trung Quốc. Nhật Bản nhỏ bé kia điều động một vạn binh mã sang đã đánh bật quân Thanh ra khỏi Xêun, Viên Thế Khải sợ chết, lén lút đi nhờ tàu buôn đến Y ên Đài gặp Lý Hồng Chương. Lý Hồng Chương xưa nay thường vẫn khoe khoang rằng có hải quân hùng mạnh, nhiều lần khoác lác với Từ Hy Thái hậu rằng hải quân của mình về phương diện quốc phòng thì vững như tường đồng vách sắt nhưng hôm nay gặp Viên Thế Khải lại nói:
- Tôi chỉ có một hai chục binh hạm, làm sao có thể đánh lại được với hải quân hùng mạnh của Nhật Bản? Hải quân của chúng toàn được huấn luyện bằng phương pháp châu Âu, hơn nữa bọn thống binh lại đã số đã du học ở Âu Mỹ. Nếu chẳng mà y thua ắt sẽ có đại thần trong triều tới truy cứu trách nhiệm, đến lúc đó, nhất định họ sẽ hỏi tại sao lại dùng số kinh phí to lớn để xây dựng hải quân vào việc xây dựng Di Hòa Viên, tất sẽ khởi quân hỏi tội.
Viên Thế Khải vốn là một anh ba phải, bao giờ cũng ngọt xớt cái mồm, sử dụng hết tài nịnh nọt ra, nói:
- Ti chức cho rằng, hễ đánh nhau, ta chỉ có bại chứ thắng làm sao nổi. Lý Hồng Chương nói: - Cứ đổ trách nhiệm lên đầu Hoàng thượng, nhưng tấu rõ tình hình của Nhật Bản cho triều đình, xin chỉ mà thi hành.
Hoàng đế Quang Tự đọc báo cáo xong, không dám tự tiện ra chủ trương liền trình nguyên bản tấu của Lý Hồng Chương lên Thái hậu. Thái hậu đang một lòng chuẩn bị cho lê chúc thọ nên vừa thấy bản tấu này đã đùng đùng nổi giận, lập tức phát dụ, phái họ Lý đốc quân đội thủy lục đi đánh đuổi giặc Nhật.
Lý Hồng Chương nhận được mệnh lệnh không đủ sức tự tin, trù trừ do dự mãi, ngoài là phụng mệnh nhưng trong lại ngấm ngầm chống lại. Triều đình thấy tin bại trận liên tiếp truyền về thì lại điện cho Phụng Thiên tướng quân Y Khắc Đường A, Cát Lâm tướng quân Trường Thuận, giục họ
mau đến Bình Nhưỡng, lấy lại Xêun.
Đa số quan binh yêu nước của tiền tuyến Trung Quốc cùng chung mối thù, anh dũng chiến đấu. Hoàng đế Quang Tự lại được sự cổ vũ của thầy giáo Ông Đồng Hòa của mình và thầy giáo Văn Đình Thức của Trân Phi, lòng tràn đầy tự tin, chuẩn bị tuyên chiến với giặc Nhật. Hoàng đế Quang Tự đã thỉnh thị lên Từ Hy Thái hậu, bà ta thấy tin bại trận liên tiếp truyền về, cho rằng lễ mừng thọ
sắp đến gần thì bất tất phải tiếp tục đánh nhau với Nhật Bản nữa. Được các đại thần yêu nước ủng hộ, Hoàng đế Quang Tự đã kiên quyết đích thân ban bố chiếu thư tuyên chiến với Nhật Bản. Cuộc
chiến đấu của sĩ tốt rất hiên ngang hăng hái nhưng do quân lương thiếu thốn, vũ khí không đủ, lại thêm Lý Hồng Chương luôn luôn nắm tay lôi lại, đề đốc Tả Tông Bảo do ông ta phái đi cũng vì đạn hết lương kiệt đã anh dũng hy sinh.
Cung Triệu San, Ngụy Nhữ Quý - các tướng quân trấn giữ Lữ Thuận đều kiên trì chống chọi, nhưng rốt cuộc người ít không địch nổi kẻ thù đông, Lữ Thuận đã thất thủ. Triều đình lại hạ lệnh dốc toàn lực thủy quân Bắc Dương vào, hộ tống viện binh đến Cao Ly tham chiến. Đinh Nhữ Xương, đề đốc thủy quân Bắc Dương cũng phụng chỉ xuất binh, soái lĩnh mười ba chiến hạm, xuất phát từ
quân cảng Uy Hải Vệ đạp gió rẽ sóng tiến lên trên mặt biển mênh mông, thẳng tới vùng biển Đại Đông Câu ở cửa sông Áp Lục.
Lục quân đã bại, hải chiến lại bị uy hiếp, Lý Hồng Chương chỉ ra lệnh cho Đinh Nhữ Xương đi tuần tra trên biển, hư trương thanh thế, nào ngờ mười hai quân hạm Nhật Bản rẽ sóng cưỡi gió, nhắm về phía Liêu Đông tiến thẳng đến Đại Đông Câu. Lúc này Đinh Nhữ Xương đang phấn chấn vui vẻ cùng Đặng Thế Xương Quản đới tàu Trí Viễn quan sát cảnh biển trên boong tàu, đột nhiên có quân hiệu đến báo cáo:
- Trên mặt biển phía Tây Nam phát hiện có chiến hạm địch.
Đinh Nhữ Xương nghe thế không dám chậm trễ, lập tức lệnh cho Đặng Thế Xương về tàu chuẩn bịứng chiến, lại đích thân dùng kính viễn vọng quan sát chiến hạm địch từ xa. Quả nhiên, một đội tàu mang cờ hiệu “Hồng Cao Dược” đang từ từ tiến đến gần. Nhìn kỹ ra thì hai chiếc dẫn đầu là hai tàu chủ lực mạnh nhất của hải quân Nhật Bản, hiệu Cát Da và hiệu Tây Hoàn. Một chiếc đột nhiên bắn ra quả đạn pháo đầu tiên, qua đạn bắn trúng vào cầu tàu Định Viễn. Đinh Nhữ Xương bất chấp pháo đạn, chỉ huy các chiến hạm bắn tra lại dữ dội, cuối cùng cũng bắn trúng được mạn phải của tàu địch, một luồng khói bốc lên cuồn cuộn, những chiến hạm còn lại của địch thấy thế đều rút lui.
Âm mưu vây đánh chiến hạm Định Viễn của quân hạm Nhật Bản chưa thực hiện được nên chúng liền thay đổi đội hình, tập trung hỏa lực vây bọc tấn công cánh phải của hạm đội Bắc Dương, tàu Trí Viễn đã trúng ba phát đạn liền, lửa cháy rừng rực, khói bốc lên cuồn cuộn. Trong giờ phút sinh tử tồn vong ấy, toàn thế quan binh đều biểu hiện khí khái anh hùng, lần lượt bắn trúng tàu Tây Hoàn và tàu Xích Thành của hạm đội Nhật. Nhưng vì đạn pháo đã dùng hết, một quả đạn khác của địch lại bắn trúng khoang chính của tàu Trí Viễn khiến cho tàu mất thăng bằng, tàu địch thì mỗi lúc một tiến gần. Vào giây phút ngàn cân treo sợi tóc đó, toàn thể quan binh đã thề nguyện cùng bị
thiêu với chiến hạm và sau tiếng hô xung trận của Quản đới Đặng Thế Xương, tàu Trí Viễn mở hết tốc lực, như một con giao long dũng mãnh giữa biển khơi, bất ngờ lao thẳng vào tàu Cát Da trước mặt, nhưng trúng phải ngư lôi do tàu địch phóng ra, nên đã chìm xuống lòng biển sâu đang réo sùng sục như bị đun sôi.
Đặng Thế Xương, người chỉ huy anh hùng của đơn vị hải quân hiện đại đầu tiên của dân tộc Trung Hoa đã cùng với các binh sĩ dũng cảm của ông quên mình vì đất nước, chìm vào làn sóng biển biếc xanh một cách oanh liệt như vậy, chỉ có thuyền đá, thuyền rồng cho Từ Hy Thái hậu hành lạc và ba tàu thủy nhỏ mua từ nước ngoài với khoản tiền khổng lồ là được giữ gìn cẩn thận, trong Di Hòa Viên hũ nút kia mà thôi.
Cuộc chiến tranh Trung-Nhật đã kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phía Trung Hoa, chính phủ Thanh cử Lý Hồng Chương làm đại thần toàn quyền đứng đầu giảng hòa với Nhật Bản.
Quần thần trong triều đình nhà Thanh, các tú tài trong cả nước như bầy ong vỡ tổ. Hoàng đế
Quang Tự lệnh cho các đại thần hiến kế sách, Văn Đình Thức liên hợp với các đại thần lại ra công văn, tấu thỉnh Cung Thân vương Dịch Hân ra chủ trì đại sự quân quốc. Hoàng đế Quang Tự một mặt sai quân cơ soạn chỉ, lệnh cho Cung Thân vương coi sóc quân cơ, mặt khác hạ dụ phán xử Lý Hồng Chương, kẻ vô phương tác chiến, cách đi ba ngù lông hoa của ông ta, tước bỏ áo khoác ngoài màu vàng.
Ngự Sử An Duy Tuấn dâng một tờ tấu, gay gắt lên án việc Lý Hồng Chương và Lý Liên Anh cấu kết với nhau làm việc xấu. Trong bản tấu nói: “Trung Nhật giảng hòa là do Lý Liên Anh đứng sau màn giật dây, Lý Hồng Chương không tranh đấu sinh tử, không tranh đấu lợi hại, không khích lệ
tướng sĩ quyết tâm chiến đấu mà chỉ cúi đầu nghe lệnh, giờ cổ mặc cho người ta chém giết”.
Từ Hy Thái hậu đang vui mừng hí hửng chờ đón ngày lễ mừng thọ sáu mươi hoa giáp của bà ta nên bận rộn tít mù. Từ tháng tư, tháng năm, các tỉnh phủ và các khu vực như Mông Cổ, Tây Tạng, Thanh Hải đều đã nhận được dụ chỉ cử người đến chúc thọ và gợi ý cho các viên ti trong ngoài quyên bổng để tỏ lòng thành. Từ Tết Đoan Ngọ đến Trung Thu, đề phủ các tỉnh và các tướng quân, ti đạo, châu huyện, nườm nượp không ngớt. Chen chật các trạm dịch các nơi toàn là dân phu kiệu mã đem lễ đi chúc thọ Thái hậu. Những thương nhân tập trung hết ở thành Bắc Kinh, phô bày một cảnh tượng thật là thịnh vượng. Các hàng hóa vật phẩm kì dị thượng đẳng của các tỉnh cũng đều chuyển đến Bắc Kinh để bán, dự định địa điểm mừng thọ sẽở Bài Vân trong Di Hòa Viên, phía tây kinh thành.
Bắt đầu từ Tây Uyển Môn qua cầu Ngự Hà ra Tây An Môn qua cầu Tây Tứ Bài, Tây Trực Môn, men theo đường ngự đạo thông qua Hải Điện thẳng đến Đông Cung Môn, những căn lều sặc sỡ
mọc lên như nấm, phân ra làm sáu mươi cảnh điểm tượng trưng cho lễ mừng thọ sáu mươi tuổi. Lều rồng, đàn kinh chiến đài, cổng chào, đình đài, thật là đua nhau muôn màu khoe sắc.
Giấy mời phu nhân các công sứ triều đình đã phát đi nhưng tin tức chiến bại như sét giáng xuống đầu, Thái hậu giận dữ đến thẳng điện Cần Chính tìm Quang Tự hỏi tội.
Hoàng đế Quang Tự bỗng nhiên nghe báo có Thái hậu tới thì vô cùng bối rối, tim ông dường như đã bị mấy tiếng “Thái hậu tới” nghiền vụn rồi. Định thần lại, biết rằng Thái hậu đến là không tốt, nhưng cũng đành phải đánh liều xuống điện quỳ tiếp.
Thái hậu bừng bừng nộ khí hỏi:
- Ai cho bệ hạ ra lệnh khai chiến với Nhật Bản để đến nông nỗi này, để xem bệ hạ kết cục như
Thế nào? Không ngờ giang sơn của tổ tông lại bị mất vì tay bệ hạ! Quang Tự quỳ dập đầu xuống nói:
- Đình thần nhất trí cho rằng Nhật Bản khinh ta quá đáng nên trẫm mới khai chiến với chúng. Thái hậu nói:
- Bệ hạ nói đình thần nhất trí đề nghị bệ hạ khai chiến, Thế tại sao bệ hạ không nghe lời Lý Hồng Chương mà lại trút tội lên đầu hắn? Được rồi, được rồi, ta tạm để đó, mừng thọ xong sẽ có lời nói tiếp đấy.
Để cứu vãn tình Thế nguy cấp này, Từ Hy Thái hậu một mặt lệnh cho Quang Tự mau chóng sức cho đề đốc Tứ Xuyên Tống Khánh tới giúp việc quân vụ Bắc Dương, lệnh cho ngự tiền thủ vệ
Công Quế Tường thống lĩnh binh mà các doanh trại đến trấn giữ Sơn Hải Quan, một mặt lấy danh nghĩa hoàng đế giáng chỉ xóa bỏ việc mở rộng lễ chúc thọ. Thượng dụ nói:
... Trẫm phụng theo ý chỉ của Từ Hy Thái hậu, từ sau tháng sáu năm nay, bọn giặc bắt đầu gây họa, xâm lược đất đai của ta, tìm cớ gây sự phá hủy chiến hạm của ta, bất đắc dĩ ta phải hưng binh đi đánh dẹp. Hiện giờ can qua chưa dứt, việc trưng tập điều động vẫn không ngừng. Sinh linh hai nước đều gặp phải chiến tranh, mỗi lần nghĩ đến lại đau xót khôn cùng. Trước vì nghĩ đến nỗi khổ của sĩ tốt nên đặc biệt ban cho ba trăm vạn tiền trong nội khố để khao thưởng. Nay ngày lễ chúc thọ đã đến gần nhưng cũng lòng dạ đâu mà bày biện lãng phí, nhận những lời chúc tụng? Nên tất cả các lê lạt chúc mừng đều phải đổi sang tổ chức tiết kiệm.
Mặc dù đổi lễ chúc thọ từ xa xỉ sang tiết kiệm nhưng các đại thần vẫn theo lệ gia phong danh hiệu “Sùng Hy” cho Thái hậu. Bởi vì mỗi lần đại lễ đều phải tấn phong cho bà một danh hiệu. Danh hiệu “Sùng Hy” này chính là được gia phong vào lần chúc thọ thứ sáu mươi. Mỗi lần gia phong đều phải tăng thêm bổng lộc.
Tên thụy sau khi chết của Từ Hy là “Hiếu Khâm”, đây là chuyện sau khi chết của bà ta, tạm thời nhắc đến trước: Danh hiệu và tên thụy của bà là Hiếu Khâm, Từ Hy, Đoan Hựu, Khang Di, Chiêu Dự, Trang Thành, Thọ Cung, Khâm Hiến, Sùng Hy, ngoài “Hiếu Khâm” ra, tất cả là mười sáu chữ. “Từ Hy” là do hoàng đế Đồng Trị, con trai bà đặt thêm cho khi lên ngôi. “Đoan Hựu” là Đồng Trị đặt thêm khi kết hôn. “Khang Di” là Đồng Trị đặt thêm sau khi tự mình chấp chính. “Chiêu Dự” là gia phong khi ba ta tròn bốn mươi tuổi. “Trang Thành” là hoàng đế Quang Tự gia phong cho khi lên ngôi. “Thọ Cung” là Quang Tự gia phong khi kết hôn. “Khâm Hiến” là gia phong khi bà quy chính. Bổng lộc của tám lần gia phong danh hiệu này mỗi năm là 384.000 lạng bạc.
Năm 1895 sau khi kí kết “Điều ước Mã Quan”, tiếng kêu than ai oán của nhân dân cả nước giống như sóng gào gió thét, trước việc triều đình nhà Thanh như con thuyền sắp bị lật đổ, dân tình vô cùng phẫn nộ. Hoàng đế Quang Tự nhiều lần dâng sớ tâu lên Từ Hy Thái hậu và đưa ra ý kiến, kiến nghị của mình nhưng đều bị khiển trách nghiêm khắc.
Hôm đó, hoàng đế Quang Tự đến điện Bài Vân, trước hết theo lệ thường trong cung hành đại lê mẫu tử với Từ Hy, Từ Hy nhắm mắt dưỡng thần một lát rồi mới từ từ mở mắt ra, nghiêm nghị nói:
- Nghe Dịch Khuông nói, bệ hạ bảo với hắn rằng nếu vẫn không giao quyền lực cho bệ hạ, phê chuẩn hiến pháp Duy Tân thì bệ hạ tha không làm hoàng đế chứ không cam làm ông vua mất nước, lời này có phải do bệ hạ nói không?
Quang Tự vừa nghe, trong lòng thốt kinh hãi, chỉ cúi đầu nói:
- Con đã từng nói với Khánh Vương những lời này. Chỉ bởi vì từ khi thua ở cuộc chiến tranh Giáp Ngọ đến nay, Nhật Bản đã chiếm lĩnh Đài Loan, Nga chiếm lĩnh Lữ Đại, Đức đòi lấy Giao Châu, Pháp dòm ngó Lưỡng Quảng, các cường quốc khinh ta quá đáng. Cắt đất bồi thường chiến phí, nước nhục bởi mất quyền, đời sống nhân dân ngày một tệ hại, Thế nước ngày một gấp rút, con đành phải mưu cầu kế mới để cứu nước cứu dân, nỗi khổ tâm của con kính mong Hoàng Thái hậu thấu hiểu cho.
Mấy câu nói này của Quang Tự nghĩa chính từ nghiêm đã làm Từ Hy xúc động; tình Thế đất nước ngày càng xấu đi, bà ta cũng biết là nó gắn liền với sự chuyên quyền độc đoán của mình. Cả
đất nước đã đứng trước nguy cơ bị xâu xé chia nhau, bà ta biết rất rõ. Bà vẫn nhắm mắt căng thẳng suy nghĩ rồi cuối cùng dự định thử Quang Tự một chút, dù sao thì đài quyền quân chính cũng vẫn nằm trong tay mình. Vạn nhất duy tâm thất bại thì lại phế bỏ Quang Tự, lập một hoàng đế bù nhìn khác, há chẳng phải danh chính ngôn thuận sao? Thế là bà ta mở mắt nói với Quang Tự:
- Như lời bệ hạ nói, ta há không biết? Huống hồ ta vốn chẳng phải người một mực thủ cựu, bệ hạ