Hồi thứ tám: ĐỨC HẢI BỊ GIẾT TỪ HY RƠI LỆ LIÊN ANH THAY THẾ, THÁI HẬU HÀI LÒNG

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 53 - 58)

ANH THAY THẾ, THÁI HẬU HÀI LÒNG

Tin An Đức Hải bị giết truyền đến tai thái giám tâm phúc của Từ Hy thái hậu. Lý Liên Anh mừng như mở cờ trong bụng. Tuy hắn cũng được Thái hậu sủng ái, nhưng so sánh với An Đức Hải thì Lý Liên Anh còn kém xa vài bậc. Liên Anh vội vàng bẩm báo với Thái hậu tin này. Từ Hy nghe xong, nói:

- Chuyện này là thực hay giả, sao Đông Thái hậu không nói gì với ta? Trong triều có kẻ ghen ghét tiểu An Tử cố ý bịa chuyện ra như thế, cũng không đáng để tin.

Lý Liên Anh vội tiếp:

- Nghe nói đã có đến vài đạo chỉ về chuyện này, chắc không phải chuyện bịa đâu. Thái hậu có vẻ nghi ngờ:

- Nhà ngươi đừng có nghe hơi nồi chõ kiểu như thế. Hãy đi thám thính xem sự thể ra sao rồi về

đây bẩm báo với ta.

Từ Hy Thái hậu cũng là bí mật cho tiểu An Tử xuất cung mà thôi. Thực ra, bà ta cũng rất sợ

hắn làm loạn ngoài cung. Dù vậy, Thái hậu vẫn lo lắng hay có kẻ nào lén phụng chỉ tiểu hoàng đế, giấu bà ta mà giết chết tiểu An Tử mất rồi.

Lý Liên Anh sau đó đi thẳng đến vương phủ của Cung Thân vương, nói rằng:

- Tính khí của Tây Thái hậu, chắc Vương gia cũng rõ quá rồi. Việc lớn thế này không để Thánh mẫu biết, Thái hậu sẽ không bỏ qua đâu.

Cung Thân vương Dịch Hân nói:

- Việc xử chết An Đức Hải là làm theo gia pháp tổ chế, không có gì phải bàn cả. Lý Liên Anh liền bác lại:

- Nếu nói đến tổ chế gia pháp thì việc hai cung buông rèm chấp chính có phải đã tuân theo tổ

chế không?

Cung Thân vương tức thời cứng họng, không nói được gì cả. Lý Liên Anh quay người bước thẳng ra ngoài. Cung Thân vương vội kéo hắn lại, dẫn vào phòng trong, lấy ra vô số bạc vàng châu báu, mong Liên Anh nhận cho rồi giúp Thân vương toàn vẹn việc này. Lúc đó, thái độ Liên Anh trở

nên vô cùng vui vẻ rồi đưa ra một kế:

- Vinh Thọ đại công chúa vốn là người luôn ở bên cạnh và được Thánh mẫu yêu thương vô cùng, sao không nhơ công chúa thu xếp cho việc này? Công chúa nếu nói không được, nô tài ở bên cạnh sẽ giải hòa cho vương gia. Sau này nô tài vẫn phải nhờ vương gia giúp đỡ, xin đừng bao giờ

quên chuyện hôm nay!

Cung Thân vương có một người con gái trước đây được gả cho phò mã Chí Đoan. Nhưng Chí Đoan mệnh đoản, sau khi được một trai là Lân Quang thì qua đời theo hầu tiên tổ. Đứa con quả phụ

Phong băng hà, Từ Hy vì muốn lôi kéo Cung Thân vương nên cũng nhận cô ta làm con gái, đưa vào trong cung, phong làm Vinh Thọ công chúa.

Thực ra, Vinh Thọ công chúa cũng biết rằng cái chết của An Đức Hải là do chính cha mình sắp đặt. Hôm đó, theo lời cha, công chúa cũng vào tiếp kiến Thái hậu. Từ Hy nhìn thấy đại công chúa liền hậm hực nói:

- Cha của con làm việc hay đấy nhỉ?

Đại công chúa giả bộ ngơ ngác không biết gì. Lý Liên Anh đứng bên liền nói: - Chuyện của An Tổng quản ấy mà.

Đại công chúa nói:

- Hôm nay có người trong cung nói qua nói lại chuyện này, thần có đi hỏi lại cha rồi. Cha nói An Tổng quản ra ngoài chơi bời quá mức nên Tuần phủ Sơn Đông Đinh Bảo Trinh đệ trình mật tấu với triều đình. Lúc đó Thái hậu đang xem kịch trong vườn, cha thần thiếp sợ kinh động Thái hậu, không dám bẩm báo nên mới chuyển qua chỗ Từ An Thái hậu, sau đó xử lý theo phép tắc tổ chế

nhà Thanh ta.

Từ Hy Thái hậu nghe công chúa nhắc đến 2 từ “tổ chế”, thầm nghĩ rõ là hai cha con đã bàn bạc mớm lời cho nhau nên xìu mặt xuống, nói:

- Toàn lời biện hộ cho cha ngươi thôi!

Thực ra, Từ Hy cảm thấy vô cùng tức tối, nhưng không thể nói rõ với đại công chúa biết mình đã sai tiểu An Tử ra ngoài đặt quần áo cưới cho Hoàng thượng, mọi buồn bực cứ nén chặt ở trong lòng. Đại công chúa lại quỳ xuống khấu đầu 3 lần, Từ Hy Thái hậu hậm hực nói:

- Lần này ta khai ân, nhưng về nói lại với cha ngươi rằng lần sau nếu có việc gì giấu giếm thì đừng trách ta vô tình.

Từ Hy vô cùng đau đớn trước cái chết của An Đức Hải, nhưng may có tiểu Lý Tử bên cạnh cũng khuây khỏa phần nào. Lâu dần, Thái hậu cũng dịu bớt nỗi đau trước cái chết của An Đức Hải.

Từ Hy không trút tức tối lên đầu Cung Thân vương và đại công chúa mà trút cả lên đầu Từ An Thái hậu, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện báo thù. Ba ta cũng thường ngồi trút bầu tâm sự với Lý Liên Anh. Liên Anh nói:

- Thái hậu ân đức như biển, đã khai ân cho Cung vương gia rồi còn tức tối với Đông Thái hậu gì nữa cho mệt. Phải lấy chuyện lâu dài làm trọng.

Nhưng Từ Hy thỉnh thoảng nhớ lại khi Hàm Phong mới chết ở Nhiệt Hà, tiểu An Tử đã bí mật chạy đi chạy lại giữa Nhiệt Hà - Bắc Kinh giúp bà ta liên hệ với Dịch Hân, bàn mưu tính kế, thực hiện thành công chính biến năm Tân Hợi, nước mắt lại chảy ra giàn giụa.

Lý Liên Anh rất nhanh chóng đã hoàn toàn thay thế được vai trò của An Đức Hải. Lúc đầu tiểu Lý Tử cũng giữ phép tắc và cung kính hầu hạ Thái hậu trẻ tuổi; nhưng sau đó trong vòng lôi kéo của Từ Hy, hắn cũng đồng lõa giở trò má ấp tay kề cùng Thái hậu. Từ Hy sung sướng vô cùng, truyền báo trong cung từ nay Lý Liên Anh sẽ kế chức tổng quản trước đây của An Đức Hải.

trọng thể. Hai cung Thái hậu chấm dứt việc buông rèm chấp chính. Việc này chính thức diễn ra đúng vào ngày 26 tháng giêng và công bố cho toàn dân được biết.

Kỳ thực, việc chấm dứt buông rèm chấp chính cũng chỉ là hình thức mà thôi. Từ Hy Thái hậu dã tâm đến thế sao có thể dễ dàng từ bỏ chính quyền! Tất cả tấu chương Đồng Trị và các đại thần phê duyệt đều phải đem lên trình với Từ Hy, có điểm nào không hợp ý Thái hậu thì Tiểu Hoàng thượng sẽ bị quát mắng như một đứa trẻ, trách cứ liên hồi.

Hoàng đế Đồng Trị khi đó, dưới sự dạy dỗ của thầy giáo Lý Hồng Tảo và sự dẫn dắt của các đại thần phò chính đã có được khả năng phân tích độc lập trên một vài khía cạnh. Hoàng thượng trong lòng thầm nghĩ: Mẫu hậu đã rút lui vào hậu trường rồi, cớ sao can thiệp linh tinh vào việc triều chính? Ngay trong chuyện hôn nhân của mình, Hoàng thượng cũng không được tự do. Đồng Trị có một hoàng hậu và 3 phi tử: Du Phi, Tầm Phi, Tấn Phi, nhưng nếu không được Thái hậu đồng ý thì cũng không được phép quan hệ với bất cứ ai cả. Hàng tháng, Hoàng thượng chỉ được quan hệ với mỗi phi một lần, với hoàng hậu 2 lần mà thôi.

Theo quy định trong cung, Hoàng thượng nếu muốn ân sủng Hoàng hậu, Hoàng hậu sẽ được ngồi kiệu hoa đưa thẳng vào tẩm cung của Hoàng thượng; còn nếu là Phi tử thì người Phi tử đó sẽ

được thái giám bọc trong một tấm thảm, trên người không mặc bất cứ một loại áo quần nào cõng vào trong tẩm cung của Hoàng thượng. Đến tẩm cung, thái giám sẽ đặt người Phi đó lên giường. Sáng sớm hôm sau, thái giám lại đến quỳ trước long sàng, miệng hô: “Cát lợi, hạnh phúc vô cương”, rồi nói qua bức rèm rằng: “Giờ lành đã đến, thỉnh tấu Hoàng thượng, xuân phong mấy độ?”.

Thường thì Hoàng thượng không trả lời gì cả. Thái giám lại gói phi tử đó trần truồng trong tấm thảm cõng về tẩm cung.

Việc được Hoàng thượng sủng hạnh, phi tử phải lột hết quần áo rồi thái giám cõng vào tận long sàng là một bí mật trong cung. Thực ra đây là chế độ truyền lại từ thời hoàng đế thứ 9 Chu Hậu Tổng của thời Gia Tĩnh triều Minh. Câu chuyện như sau: Chu Hậu Tổng có một phi là Tào thị và một tần là Phương thị. Luận theo thứ tự, rõ ràng Tào Phi cao hơn Phương Tần một bậc. Nhưng Gia Tĩnh hoàng đế Chu Hậu Tổng lại phong Phương thị làm hoàng hậu mà ghét bỏ Đoan Phi Tào thị. Tào thị ghen tức nhưng không dám ra mặt phản đối liền câu kết với Ninh Tần và hai cung nữ khác là Dao Thục Cao và Quan Mai Tú âm mưu chờ khi Hoàng thượng ngủ say, hai cung nữ này sẽ dùng sợi lụa thắt cổ Chu Hậu Tổng cho đến chết.

Nửa đêm hai người rón rén luồn sợi dây lụa vào cổ Hoàng thượng và dùng sức thi nhau kéo xiết chặt. Có điều trong lúc vội vàng họ đã không buộc chặt nút thòng lọng nên kéo mãi kéo mãi nút dây vẫn không chặt. Chu Hậu Tổng giật mình thức dậy thấy vậy nhảy vọt ra khỏi giường.

Từ đó trở đi, Hoàng đế triều Minh không còn tin tưởng các phi, tần nữa. Họ đặt ra quy định các phi, tần khi được Hoàng thượng sủng hạnh đều phải cởi hết quần áo rồi thái giám bọc vào một tấm thảm cõng đến long sàng.

Lại nói về Lý Liên Anh, sau khi An Đức Hải chết được thăng làm tổng quản, thật đúng là một bước lên tiên. Hắn ỷ vào quyền lực Thái hậu, trong triều không coi ai ra gì. Các vương công đại thần ai muốn vào tiếp kiến Thái hậu đều nhất thiết phải lo cho qua cửa của Lý Liên Anh, không có sẽ được nghe câu trả lời: “Thái hậu đang nghỉ” hoặc “đang cùng triều thần luận đàm chính sự”. Mọi người ai muốn tiếp kiến Thái hậu đều phải chuẩn bị “lệ phí cửa ra vào” trước, đầu xuôi thì đuôi mới lọt.

Năm 1885 (năm Quang Tự thứ 11), quân đội Pháp tấn công Lương Sơn, xâm chiếm vùng hải khẩu Trấn Nam. Triều Thanh cử Phùng Tử Tài giữ chức quân vụ ngoài cửa khẩu Quảng Tây, lãnh đạo các cánh quân của Vương Hiếu Kỳ, Vương Đức Bảng, Tô Nguyên Xuân tiến hành chống trả. Họ

đã đánh bại quân Pháp ở cửa Trấn Nam. Ngày 4/4 (tức ngày 19/2 âm lịch), đại thần phụ trách ngoại giao Lý Hồng Chương ký kết “Điều ước đình chiến” với phía Pháp. Ngự Sử Chu Nhất Tân

dâng sớ chủ chiến, triều đình liền cử Lý Liên Anh đi tuần duyệt hải quân. Đúng lúc đó, các tỉnh Sơn Đông, Trực Lệ, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Phúc Kiến bị nạn lụt lớn. Chu Nhất Tân liền mượn cớ đó trình lên triều đình một bản tấu chương:

“Việc tổng quản thái giám Lý Liên Anh theo Thuần Thân vương phụng chỉ đến Thiên Tân duyệt binh e sẽ gây họa diệt vong như thái giám được Huyền Tông sủng ái Phúc Triết gây ra cho nhà Đường thời xưa. Gia pháp triều ta đặt ra rất nghiêm ngặt với bọn hoạn thị. Trong cung Thế

Tông đã lập thiết bài nghiêm chỉnh chấp pháp. Khi Thánh mẫu Thái hậu buông rèm chấp chính, An Đức Hải đã mạo danh vì việc công trốn ra ngoài ăn chơi trác táng và đã bị nghiêm trị theo đúng luật. Nay việc Lý Liên Anh sắp cùng Thuần vương gia đàng hoàng cờ kiệu đến Thiên Tân tuần duyệt Hải quân là đề tài bàn luận râm ran trong dân chúng. Đây là điều không thể xảy ra trong triều đình, đến dân chúng cũng không thể chấp nhận. Hơn nữa, trong buổi đại lê duyệt quân lại xuất hiện một tên hoạn quan trên lễ đài thì có còn giữ

được thể chế nghiêm túc của quân đội hay không? Chuyện giám quân đời Đường không lẽ

không có ý nghĩa gì hay sao? Triều ta pháp chế nghiêm minh, không thể nhắm mắt bỏ qua việc này. Hoạn thần xưa nay giỏi việc nịnh nọt, chẳng biết việc quân, kéo bè kết đảng, gây chuyện thị

phi, thường là mầm tác yêu tác quái. Hoàng thái hậu và Hoàng thượng anh minh chẳng lẽ lại bị Lý Liên Anh lừa gạt?”.

Từ Hy Thái hậu xem xong bản tấu này liền nổi trận lôi đình, sau đó cười nhạt và đưa bản tấu cho Lý Liên Anh, nói:

- Xem này, chuyện kiểm duyệt hải quân ở Thiên Tân lại trở thành cáo trạng cho khanh rồi đó. Thái hậu nói xong liền lấy bút son phê vào bản tấu: “Ngự sử Chu Nhất Tân vu khống triều đình, đả kích nhân thân nên giáng chức giảm lương làm gương cho người khác”. Từ đó, trong cung không ai dám đã động đến Lý Liên Anh nữa.

Tháng 6 năm 1899 (tức năm Kỷ Hợi, đời Quang Tự), cây cỏ quanh thành và ngoại ô Bắc Kinh đều héo khô chết cả. Ruộng nương thôn trang đều như bị lửa thiêu úa tàn héo hết. Nhân dân đói khổ, thiếu ăn thiếu uống, bữa lưng bữa vực, người thì bán vợ đợ con, người thì đi đào củ mài, rau dại, bóc vỏ cây qua bữa hằng ngày, xác chết đói đầy đường, tre mồ côi đầy chợ.

Từ Hy Thái hậu là người mê tín thần phật. Trước tình cảnh đó, Thái hậu cho rằng chắc có gì đắc tội với trời nên ra sức cầu xin giảm tội. Thái sử Thẩm Bắc Sơn đã mượn cơ hội này để trừ diệt Lý Liên Anh. Ông nhờ Hộ bộ thị lang Anh Niên trình lên triều đình bản tấu hưởng ứng phong trào cầu xin giảm tội của Thái hậu. Anh Niên xem nội dung, thấy bản tấu không hề đưa ra giải pháp nào cho việc giải quyết cái nghèo, cái khó của dân chúng mà toàn là kể tội Lý Liên Anh nên đã từ chối không đệ lên triều đình. Thẩm Bắc Sơn tức quá liền đến Thiên Tân, đem bài viết của mình về Lý Liên Anh đăng trên một tờ báo của người Tây - báo “Quốc văn” với tựa đề là: “Một chuyện gần đây của Trung Quốc”, trong đó nêu rõ: “... Lý Liên Anh trong triều, trên dựa vào Thái hậu, dưới kéo bè kết phái, hoành hành ngang ngược, uy hiếp nhân dân, là mầm hậu họa không thể tránh khỏi. Từ

xưa đến nay trải bao triều đại Tần, Hán, Đường, Minh, tai họa hoạn quan không triều nào không có. Hoạn quan Triệu Cao nhà Tần, Tào Tiết, Trương Nhượng nhà Hán, Vương Trấn, Uông Trực, Lưu Cận, Ngụy Trung Hiền nhà Minh đều là người gây tai họa, bức hại nhân dân. Mục đích của chúng là dối lừa thiên tử, thao túng trong ngoài để đạt được ý đồ hèn hạ của mình. Ninh Tông đã chết bởi tay hoạn quan Trần Hồng Chí, Kính Tông cũng đã chết bởi tay Lưu Khắc Minh, triều ta cũng phải hết sức cẩn thận, không thể lặp lại câu chuyện Phúc Triết một lần nữa. Gia pháp triều ta nghiêm khắc, sao có thể để một tên hoạn quan tiểu nhân bàn chuyện chính sự được! Chúng ta cần phòng xa từ trước, đừng để lâm vào nạn cũ của các triều xưa. Ngày nay, Lý Liên Anh chỉ là một hoạn quan mà vai vế quyền uy vô kể. Số người bị hắn buộc tội, bãi quan, hàm oan... nhiều không kể

xiết. Nghe nói tên thái giám này tích trữ hàng vạn hòm vàng bạc; nếu không phải là tham ô nhũng nhiễu thì làm sao có được số bạc vàng nhiều đến như vậy. Lý Liên Anh đã khiến cho trời căm đất

phẫn, người nước trong nước ngoài bàn tán xôn xao, làm tổn hại đến uy danh Thái hậu, gây hoảng loạn cho thần dân. Tội ấy không thể dung tha. Hiện nay, cái mầm họa ấy đang lớn dần lên trong cung nội, chưa biết ngày nào phát tác gieo họa lớn cho thiên hạ. Lý Liên Anh đối với Thái hậu là con chó liếm mặt chủ, đối với Hoàng thượng cũng chẳng hề bằng mặt bằng lòng. Những năm gần đây, trên là đại thần, dưới là nô bộc, kẻ ra người lại cửa nhà Lý Liên Anh nhiều như nước suối. Những kẻ câu kết với Lý Liên Anh bẻ cong pháp luật, không coi gia pháp ra gì thì giàu lên nhanh

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)