Hồi thứ mười: TUYỂN HOÀNG HẬU, QUANG TỰ CHỌN TRÂN PHI TẶNG “NHƯ Ý” TỪ HY TÌM

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 75 - 85)

- Ừ Đ ượ c r ồ i.

Hồi thứ mười: TUYỂN HOÀNG HẬU, QUANG TỰ CHỌN TRÂN PHI TẶNG “NHƯ Ý” TỪ HY TÌM

CHỌN TRÂN PHI TẶNG “NHƯ Ý” TỪ HY TÌM

CHÁU GÁI

Màn kịch một bù nhìn thứ hai đã bắt đầu. Sau khi Đồng Trị băng hà, Từ Hy lập tức tống giam Hoàng hậu A Ngư Đặc thị vào lãnh cung, cho ăn uống theo chế độ phạm nhân. Bố của Hoàng hậu cũng bị cách chức Thị lang ngay sau đó. Ba Phi tử của Đồng Trị là Du Phi, Tuần Phi và Tấn Phi cũng bị giam lỏng cùng một chỗ, hàng ngày làm việc may vá như nô tì. Hoàng hậu A Ngư Đặc thị

sau đó đã chết trong cung Trữ Tú, tuổi mới đang 19.

Đông cung Thái hậu Từ An sau khi biết tin này vội vàng đến nơi, thấy trên mặt Hoàng hậu hai hàng lệ nóng hổi vẫn chưa khô. Đông Thái hậu đau đớn khóc to một hồi lâu, rồi cũng bất lực mà quay ra.

Có người cho rằng Hoàng hậu tuyệt thực chết. Những người hiểu biết hơn trong cung thì nói rằng: “Tây Thái hậu cho người đem cơm có tẩm độc đến”. Như vậy ai đúng ai sai? Nếu dựa trên bản tính ác độc bàn dân thiên ha ai ai cũng biết của Từ Hy thì mọi người chắc đều đoán được rồi.

Nhiệm vụ của Hoàng đế Quang Tự là đóng một vai chịu tình chịu tội ngồi trước rèm khi hai cung Thái hậu buông rèm chấp chính. Hoàng đế như con gà rù ngây ngô ngồi nhìn các vị đại thần quỳ dưới bệ rồng bẩm báo quốc sự. Chính vì Quang Tự tuổi còn quá nhỏ nên có lúc đang ngồi chấp chính lại hét lên đòi đi tè. Thân vương bảo giá bên cạnh vội bế Hoàng thượng ra khỏi tòa bảo tọa.

Thường thì phần lớn thời gian của Quang Tự là để học tập bên cạnh an sư. Cùng với tuổi mỗi ngày mỗi lớn, hoàng đế dần dần hiểu được sự như bại, bất tài của các đại thần triều Thanh. Cùng với sự chỉ dạy sáng suốt của thầy giáo Ông Đồng Hòa, ý thức chính trị của Quang Tự đã dần dần chín chắn hơn. Ông Đồng Hòa là thầy dạy của hai đời Hoàng đế.

Từ ngày Quang Tự biết nhận chữ, Ông Đồng Hòa ngày ngày đến thư phòng trong cung Dục Khánh dạy chữ cho Hoàng đế. Thấy Quang Tự đã trưởng thành, lại có tinh thần khắc khổ học tập, một mực kính trọng thầy, vị thầy giáo đáng kính đã nói hết với Quang Tự những uất ức, phẫn nộ

chất chứa trong lòng suốt bao nhiêu năm trời. Rồi ông kê cho Quang Tự nghe lịch sử hưng, bại của các triều đại, chuyện Minh Trị của Nhật Bản duy tân, chuyện Thiên hoàng của Nhật Bản sau khi chấp chính đã diệt trừ hủ bại, chỉnh đốn triều chính ra sao. Ông cũng nói đến chuyện các nước thi nhau xâu xe giang sơn Đại Thanh, chuyện triều đình câu kết với nước ngoài, táng quyền nhục quốc, chuyện đại thần triều đình tham lam vô độ, nhũng loạn vương pháp, chuyện Thái Bình thiên quốc, chuyện Nghĩa Hòa Đoàn, v.v... Tất cả mọi chuyện, ông đều giảng lại một cách rõ ràng, rành mạch, khái quát, hùng hồn.

Quang Tự Hoàng đế nghe xong, máu huyết sục sôi, nổi giận bừng bừng. Hoàng đế không nghe tiếp lời thầy dạy mà phẫn nộ cắt ngang:

- Trẫm phải đi nói rõ ngọn nguồn với Thái hậu mới được.

Rồi xăm xăm bước ra ngoài cửa. Ông Đồng Hòa thấy vậy vội vàng chặn lại, khuyên Hoàng đế: - Hoàng thượng đừng nóng vội. Triều đình đến bước như hôm nay không phải là hậu quả của một ngày hai ngày. Theo ý thần, Hoàng thượng phải bình tĩnh lại ma nghĩ kế lâu dài. Hơn nữa, Hoàng thượng đang kích động thế này, vào gặp Thái hậu nhất định sẽ sinh chuyện lớn đấy.

Quang Tự bấy giờ mới cảm thấy rõ ràng chuyện cường quốc nước ngoài ký kết hàng loạt điều

ước bất bình đẳng với Thanh triều, nào là cắt đất, bồi thường, nào là thăm hỏi, xin lỗi, rồi những cuộc chinh phạt bên trong đã khiến cho muôn dân căm hờn đến tận xương tận tủy rồi. Nghĩ vậy, Hoàng đế trong lòng phẫn nộ, ngửa mặt lên trời than: “Trẫm là loại Hoàng đế thế nào đây!”.

Ông Đồng Hòa nói:

- Chẳng mấy nữa Hoàng thượng sẽ lập hậu. Đợi đến sau khi cử hành hôn lễ, hai cung Thái hậu tất sẽ phải lui về hậu cung. Đến khi Hoàng thượng tự mình chấp chính sẽ thực hiện tiền đồ của mình. Lúc ấy cũng chưa muộn đâu.

Quang Tự nghe lời giáo huấn của thầy, đồng ý gật đầu.

Năm Quang Tự thứ 15 (1889), Hoàng đế Quang Tự tròn 18 tuổi. Đấy là tuổi kết hôn của Hoàng đế. Từ Hy Thái hậu ra lệnh cho phủ nội vụ xuất ra 5 triệu lạng để chuẩn bị đại lễ, danh nghĩa là để

“tuyển hoàng hậu” nhưng thực ra tất cả do một tay Thái hậu thao túng.

Từ Hy nát óc tính chuyện lập hậu xong, Hoàng hậu nhất định phải biết phục tùng mình. Bà ta từ lâu đã tính toán xong đâu vào đấy cả rồi. Hoàng hậu sẽ không phải ai khác mà chính là con gái của em trai mình: Quế Tường. Quang Tự Dịch Điềm cũng chẳng phải người xa lạ, do em gái ruột của mình sinh ra. Nhưng nếu Dịch Điềm sau này tự cho mình là Đệ nhất Thiên tử không coi ai ra gì; hoặc gia các đại thần vẽ đường cho hắn trái lời thì lúc đó Hoàng hậu sẽ trở nên hữu dụng.

Đến một hôm, Từ Hy Thái hậu đặc ân giáng chỉ: “Đại hôn lễ của Quang Tự đã chuẩn bị xong, định trung tuần tháng 10 sẽ cử hành long trọng”.

Rồi cũng đến ngày tuyển Hoàng hậu. Hôm đó, những người đến ứng tuyển Hoàng hậu và Phi tử xếp thành hàng dài để Hoàng thượng chọn lựa. Mặc dù vậy, tiếng là Hoàng thượng tự chọn nhưng Hoàng hậu thì đã được định sẵn rồi. Quang Tự cũng biết trước rằng trong đám người ứng tuyển có em họ Diệp Hách Na Lạp thị Tĩnh Phấn lớn hơn mình 3 tuổi, nhưng trong lòng không thích cô này. Thực ra trong số đó, Quang Tự vừa ý một người con gái xinh đẹp - con lớn của Thị

lang Trường Tự. Ngoài ra, cô con gái thứ 2 của thị lang cũng co mặt ở đây.

Quang Tự đã đi thẳng về hướng cô con gái lớn của thị lang Trường Tự, nhưng bị Lý Liên Anh kéo tay lại, bắt phải làm theo kế hoạch đã định trước của Từ Hy, chọn con gái Quê Tường Diệp Hách Na Lạp thị - Lý Liên Anh còn dọa:

- Thái hậu đang nhìn Hoàng thượng đó.

Quang Tự bị ép phải lấy người mình không yêu, đành đưa ngọc “như ý” cho người không như

ý.

Đó chính là Na Lạp thị Hoàng hậu - người không bao giờ được cùng chung chăn gối với Quang Tự, sau được phong làm Long Dụ Hoàng hậu.

Vậy là cháu gái của Từ Hy đã “trúng tuyển” làm Hoàng hậu. Cuối cùng, dưới sự sắp đặt của Lý Liên Anh, Quang Tự hoàng đế cũng thỏa mãn được một ý nguyện nho nhỏ: chiếc vòng vàng được đeo vào cổ hai cô con gái Tha Tha Lạp thị của Trường Tự. Thực ra Lý Liên Anh làm như vậy vì trước đó ông ta đã được Thị lang đút lót một khoản tiền lớn rồi. Hai chị em nhà Tha Tha Lạp thị sau chính là Trân Phi và Cẩn Phi.

Những người đến dự tuyển nhưng không trúng hậu, phi đều được thưởng lễ hậu hĩnh rồi quay về phủ đệ. Họ chỉ là vật điểm xuyết mà thôi. Thực ra các vương công đại thần có con đi ứng tuyển cũng đã bỏ ra rất nhiều tiền để vận động này nọ. Nhưng họ không hùng hậu hơn viên ngoại Thị lang

Trường Tự, không có nhiều tiền để đút lót cho Lý Liên Anh. Nếu không phải Từ Hy đã chỉ định cháu mình từ trước thì Trân Phi được chọn làm Hoàng hậu.

Sau khi Hoàng thượng chọn xong Hoàng hậu và các phi tử, dưới sự chỉ đạo của Thái hậu, các đại thần mới chuẩn bị nghi thức tuyển Hoàng hậu. Đây là luật lệ của nhà Thanh truyền lại từ trước. Dù vậy cũng chỉ là hình thức mà thôi.

Khi Hoàng hậu đã được chính thức thông qua thì phải chuẩn bị đem lễ đến nhà Hoàng hậu. Sáng sớm hôm đó, tiết án được bày chính giữa điện Thái Hòa. Chánh phó sứ thần và văn võ bá quan đều mặc triều phục, chờ đợi ở nơi đã được định sẵn. Giờ lành đã đến, mọi người cùng quỳ xuống nghe quan tuyên chế tuyên đọc:

- Hoàng đế khâm phụng ý chỉ của Hoàng thái hậu, nạp con gái của Phó đô thống Quế Tường là Na Lạp thị làm Hoàng hậu, lệnh các khanh dâng quà mừng, hành lễ.

Đọc xong, quan phụ trách lễ cùng phó quan bước xuống, dưới sự chỉ đạo của ngự trượng bước ra khỏi điện Thái Hòa đến thẳng dinh phủ của Hoàng hậu.

Tiết án được bày tại phòng chính trong dinh phủ Hoàng hậu. Cha đẻ của Hoàng hậu là Quế

Tường mặc triều phục đứng ở ngoài cửa nghênh đón. Quan chánh, phó lễ bước vào trong, bày lễ lên tiết án. Mẫu thân của Hoàng hậu quỳ trước phòng lớn nhận lễ, sau đó dẫn đầu toàn thể gia đình hướng về phía hoàng cung hành lễ tạ ân.

Ngày cử hành hôn lễ, khắp trong ngoài thành ai ai cũng mặc áo quần đẹp đẽ, nhà nhà giăng đèn kết hoa tỏ ý chúc mừng. Nội viện hoàng cung càng trang hoàng đẹp đẽ muôn phần. Khắp các ngự đạo đều rải thảm đỏ. Giờ lành đã đến. Lễ bộ đường quan dẫn Hoàng đế mặc lễ phục bước ra ngoài.

Hoàng hậu trong phòng hoa nhìn thấy em họ, mặt mày tươi rói, mắt cười mày nheo. Hoàng thượng nhìn thấy bà chị họ thì mặt mày ủ rũ. Từ Hy nhận ra vậy thất vọng muôn phần.

Cuối cùng cuộc hôn nhân cưỡng ép lấy ván cũng thành thuyền. Quang Tự bắt buộc phải lấy kẻ

không yêu. Nhưng điều đau lòng hơn nữa là sau đại hôn lễ, việc hoàng thượng chấp chính chỉ là danh nghĩa mà thôi. Mọi quyền hành chấp chính vẫn nằm cả trong tay Từ Hy Thái hậu. Điều ấy khiến Quang Tự hoàng đế càng thêm buồn khổ. Việc yêu thương Trân Phi cũng không được dễ

dàng. Thái hậu đã sai người giám sát Trân Phi chặt chẽ.

Từ Hy Thái hậu đối với Quang Tự cũng khi nhặt khi buông, những mong Hoàng thượng hồi tâm chuyển ý. Mặt khác, Thái hậu cũng dặn dò Hoàng hậu phải biết nhẹ nhàng, lại còn thêm rằng: “Đàn ông không thắng nổi những lời đường mật đâu”.

Về mặt chính trị, Từ Hy cũng có nhân nhượng Quang Tự mấy phần. Mỗi lần gặp mặt, khi Hoàng đế hành lễ vấn an buổi sáng, Thái hậu đều tỏ ra vô cùng khách khí. Đặc biệt sau khi Hoàng đế đích thân chấp chính, những tấu chương Quang Tự đã phê chuẩn, Từ Hy đều nhất loạt đồng ý. Ngày mồng 3 tháng 3, Trương Chi Động dâng sớ xin xây dựng đường sắt Lư Hán, Quang Tự liền đem việc này thương lượng cùng Thái hậu. Trước đây, Từ Hy vốn kiên quyết phản đối việc này, lúc này lại vui vẻ phê chuẩn. Để chấn hưng ngành công nghiệp nhẹ, các đại thần đều kiến nghị thành lập cục dệt may ở Thượng Hải. Chuyện này cũng bị Từ Hy phản đối tức thời. Nhưng trong những ngày này, Quang Tự thấy Thái hậu có vẻ ôn hòa liền đem chuyện ấy ra thương lượng. Quả nhiên cũng được thông qua.

Thực ra ma nói, Quang Tự cũng không được sáng suốt cho lắm. Hoàng hậu đã có ý “rót mật đường”, nhưng Quang Tự lại chẳng hề chấp nhận, khiến cho Hoàng hậu lúc đầu là xấu hổ, sau chất chứa thành tức tối và cuối cùng đi mách với Thái hậu. Thái hậu nói:

- Cái thằng hôn quân này vuốt mặt mà không biết nể mũi!

Sau đó, cho hả tức, Từ Hy đã phản đối tất tần tật những gì Quang Tự nêu ra và lệnh cho Lý Liên Anh, Tôn Dục Văn bố trí thái giám tâm phúc khắp trong ngoài cung điện của Quang Tự theo dõi hành động của Hoàng thượng. Hàng ngày có đại thần nào vào yết kiến Hoàng thượng đều bị

chúng trinh sát tường tận rồi mới sai thái giám vào báo lại với Hoàng thượng.

Từ Hy sống ở Di Hòa Viên nhưng lại yêu cầu Hoàng thượng ngày ngày phải đến đó bẩm báo mọi việc với Thái hậu. Từ Hy cũng có một tiểu thái giám đắc lực tên là Khấu Liên Tài được phái sang hầu hạ Hoàng thượng, nhưng thực ra cứ bảy ngày lại bí mật tấu lại hành động của Quang Tự

cho Thái hậu nghe. Mặc dù vậy, vị thái giám trẻ tuổi này tính cách đàng hoàng, rất thông cảm với những bất hạnh của Quang Tự. Anh ta biết Hoàng thượng khi bốn tuổi đã bị dứt ra khỏi lòng mẹ. Theo chê độ nghiêm ngặt trong cung thì mẹ đẻ cũng không được gặp. Có lúc cha đẻ Thuần Thân vương gặp con trong triều nội, cúi đầu hành lễ mà không nói được một tiếng tình riêng nào cả.

Hằng ngày, lúc sáng tinh mơ, Hoàng đế Quang Tự phải vượt hơn 40 dặm đến Di Hòa Viên thỉnh an Thái hậu. Khi đến trước cổng Lạc thọ đường, có lúc Hoàng thượng phải đứng ngoài chờ

Thái hậu truyền chỉ mới được vào tiếp kiến. Khi gặp Thái hậu rồi, bao giờ cũng phải nói “Thỉnh an thánh mẫu” trước rồi mới bẩm báo các việc trong triều. Thường thì Thái hậu không nói một câu nào cả. Quang Tự Hoàng đế mệt mỏi trở lại Tử cấm thành. Có hôm, Hoàng đế bị Thái hậu mắng té tát một trận, lủi thủi quay về. Chính vì vậy, Quang Tự khổ não vô cùng.

Khấu Liên Tài trong lòng canh cánh làm thế nào để giúp được Hoàng thượng. Từ Hy Thái hậu lạnh nhạt với Hoàng thượng như vậy một phần là do Lý Liên Anh hàng ngày đã bẩm báo gian dối nhiều điều với Thái hậu. điều này, Khấu Liên Tài biết rõ mồn một. Cuối cùng, anh ta bạo gan dâng lên Thái hậu một bản điều trần: xin dừng việc diễn kịch trong nội viên, đừng thi công các công trình ở Di Hòa Viên, dừng việc chuẩn bị khai chiến với Nhật Bản, thỉnh Thái hậu về cung giải quyết công việc, xin cách chức Lý Hồng Chương.

Khấu Liên Tài dâng bản điều trần chẳng khác nào đổ thêm dầu vào cơn tức tối của Thái hậu. Thời gian gần đây, Từ Hy đã hao tâm tốn sức về quan hệ giữa hoàng đế và hoàng hậu, lại thêm chuyện quân Nhật chiếm lĩnh pháo đài phòng vệ phía nam Uy Hải chưa biết giải quyết theo cách nào. Chính phủ nhà Thanh đã phái Trương Âm Hằng, Thiệu Hữu Liêm đi Nhật nghị hòa, cùng gặp nhau ở Quảng Đảo. Phía Nhật từ lâu đã không coi hai người này ra gì nên công khai yêu cầu phía nhà Thanh cử Lý Hồng Chương làm đại biểu toàn quyền. Tiếp đó, đề đốc hải quân Bắc Dương là Đinh Nhữ Xương tự sát, tin hải quân Bắc Dương thất bại liên tiếp đưa về hoàng cung.

Từ Hy Thái hậu tức tối đưa bản điều trần cho Lý Liên Anh. Lý Liên Anh nói:

- Thằng chó nô tài vô lương tâm này, ta sẽ tính sổ với mày. Phải hỏi nó xem nó có biết được đưa đến chỗ Vạn tuế để làm gì hay không.

Từ Hy nói:

- Bản điều trần này là do nó viết. Nhưng nó chắc chắn không phải kẻ chủ mưu. Sau nó chắc hẳn có người khác thao túng.

Từ Hy xem lại kỹ càng bản điều trần, thấy giọng văn không thông, chữ viết sai cũng nhiều nên nói với Lý Liên Anh:

- Gọi nó lại đây. Ta phải hỏi cho ra nhẽ mới được.

Lý Liên Anh lệnh cho năm tên tiểu thái giám lực lưỡng đi xích Khấu Liên Tài rồi dẫn tới gặp Thái hậu. Năm tên thái giám thấy tổng quản tức khí hằm hằm nên tuy trong lòng còn nghi hoặc

không biết Khấu Liên Tài mắc tội gì và thông thường tù nhân bị xích phải là tử tù, nhưng cũng không dám hỏi mà cung cúc cầm xích đi về phía hoàng cung.

Vào đến đại nội, năm tên tiểu thái giám vào thẳng phòng của nhị tổng quản Thôi Ngọc Quý, nói:

- Chúng tôi theo lệnh Thái hậu đến bắt Khấu Liên Tài. Thôi Ngọc Quý giật mình hỏi:

- Liên Tài là người của chúng ta. Sao lại bắt anh ta?

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 75 - 85)