Hồi thứ mười sáu: QUANG TỰ BIẾN PHÁP HÙNG TÀI NÔ NỨC HỌC SỸ TẤU TRẦN DUNG THẦN KINH

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 123 - 129)

- Ừ Đ ượ c r ồ i.

Hồi thứ mười sáu: QUANG TỰ BIẾN PHÁP HÙNG TÀI NÔ NỨC HỌC SỸ TẤU TRẦN DUNG THẦN KINH

NÔ NỨC HỌC SỸ TẤU TRẦN DUNG THẦN KINH

TÂM

Lại nói Ông Đồng Hòa trong lòng vẫn ôm ấp ý định thoái chức liền đến gặp hoàng đế Quang Tự

nói:

- Thần nói muốn ra đi, không phải là nhẫn tâm bội chủ, phụ lòng thánh ân mà quả thực là vì trong mắt tả hữu văn võ, thần rất bị đảng cũ căm ghét, gây ra sự phản đối với họ, chi bằng mau mau lui về là hơn.

Quang Tự nói:

- Nhất định không được.

Quang Tự biết tính khí của sư phụ kỳ quái nên rất khó xử, chỉ biết chảy nước mắt. Lúc này thái giám tâm phúc đang đứng ở thượng thư phòng hầu hạ trà nước vội quỳ xuống trước Hoàng thượng và Ông Đồng Hòa, nói:

- Hoàng thượng đã nói như thế, hay là xin Ông sư phụ hãy tính kế lâu dài, nếu vì vậy mà làm cho Hoàng thượng buồn rầu, chính là đã trúng kế kẻ thù, Hoàng thượng nếu mạnh khỏe một ngày cũng là phúc đức của muôn dân bốn biển, nay Ông sư phụ đã chịu trách nhiệm tiến cử bọn Đàm Tự

Đồng, Hoàng thượng có thể lập tức lệnh cho họ chuẩn bị triệu kiến.

Ông Đồng Hòa cũng sợ phụ lòng thánh ân nên vua tôi hai người lại bàn bạc việc triệu kiến bọn Đàm Tự Đồng, cho đến khi cổng triều sắp đóng, Ông sư phụ mới cáo từ.

Sáng hôm sau, quả nhiên có dụ chỉ, ra lệnh triệu kiến Khang Hữu Vi tấu bày, Khang Hữu Vi lại đem lý lịch xuất thân và học nghiệp, danh dự của bọn Lương Khải Siêu ra tiến cử một lần nữa. Quang Tự lệnh cho Khang Hữu Vi đưa thư đến sáu người bọn Đàm, lệnh cho họ lập tức tới, cùng bàn bạc kế lớn của đất nước. Bổ nhiệm Khang Hữu Vi làm cố vấn. Lương Khải Siêu trông coi bộ

phận dịch sách, bổ nhiệm bốn người Đàm Tự Đồng, Lưu Quang Đệ, Dương Nhuệ, Lâm Húc chủ trì biến pháp nơi quân cơ.

Tháng sáu năm thứ hai mươi tư niên hiệu Quang Tự, Hoàng đế hạ một đạo mệnh lệnh “Minh định quốc thị”, gồm có hai bản kèm theo danh sách những người tổ các duy tân. Toàn văn chiếu thị

của “Minh định quốc thị” như sau:

“Mấy năm gần đây, thần công trong ngoài đều chú trọng thời thế, đã số chủ trương biến pháp tự cường, gần đây chiếu thư nhiều lần hạ xuống như mở khoa thi đặc biệt, giảm bớt nhân viên thừa, cải cách chế độ khoa thi võ, lập trung tiểu học đường, đều qua vài ba lần thẩm định, đắn đo suy xét cho tới khi hoàn thiện, vừa đề nghị thi hành, chỉ có phong khí còn chưa lớn lắm, theo lý mà nói là chưa thể đến nhất trí cái nào, hoặc giao cho bậc lão thành luôn lo lắng vì đất nước, cho rằng điều lệ

cũ tất nên yên lặng mà giữ, pháp luật mới tất nên bãi bỏ, quần chúng nhao nhao lên, nói suông chỉ

là vô bổ.

Thử hỏi hiện nay thời cục như thế, nếu lấy cớ là tiền lương có hạn, vẫn không luyện binh, hôm nay binh không có thực học, công không có thầy giỏi, mạnh yếu so sánh với nhau, há có thể dùng gậy để đánh đội quân tinh nhuệ vũ trang đầy mình sao? Trẫm chỉ lo đất nước bất ổn, hiệu lệnh không thi hành, tệ nạn tràn lan, tất dẫn đến việc phe phái tranh chấp, đánh đấm lẫn nhau, chỉ đi

theo con đường Tống Minh thói xấu lâu ngày, không có ích lợi gì cho tình hình chính trị đương thời. Tức lấy đại kinh đại pháp của Trung Quốc mà nói, tam hoàng ngũ đế, không bắt chước lẫn nhau. Chẳng hạn đông cầu hạ cát, Thế bất lưỡng tồn, vì rất biết rõ tuyên thị, về sau thần công lớn nhỏ trong ngoài nước từ vương công cho đến thứ dân sĩ tốt đều nên nỗ lực tiến lên quyết tâm cố

gắng, dùng đạo học nghĩa lý thánh hiền làm gốc rễ, lại cần mở rộng học tập những điều cần thiết cho thời thế từ phương Tây, hết sức coi trọng để cứu chữa những tệ nạn thối nát trống rỗng, chuyên tâm chuyên ý, đã giỏi phải muốn giỏi hơn, chớ học tập được mỗi vẻ bề ngoài của nó, để thành thông tài năng kinh tế đạt biến. Kinh sư đại học đường là tấm gương cho các tỉnh, đặc biệt nên tổ chức đầu tiên. Các đại thần quân cơ, đại thần tổng lý sự vụ đất nước sẽ cùng bàn luận nghị tấu nhanh chóng. Tất cả các biên kiểm viện hàn lâm, ti viên các bộ, thị về đại môn, người dự bị, đề cử vào đạo phủ

châu huyện. Lấy con em của các quan chức cấp dưới, thế chức bát kỳ, hậu duệ võ chức các tỉnh, người nào muốn vào học đường đều cho phép nhập học, đào tạo ra nhiều nhân tài cùng chung lo việc nước, không được qua loa tắc trách làm việc thiên tư bổ dụng người thân quen. Khâm thử". Nội các ban bố chiếu chỉ này xong, nhân tài lúc đó đều nô nức đứng dậy. Trương Chi Động, Trần Bảo Chân dâng sớ nghị định về chương trình khoa cử. Tổng đốc Thương Trương Lý Đoan Phân dâng biểu trừng phạt Trân Tu Minh, xin cải cách luật lệ Đại Thanh, cử người sang Nhật Bản điều tra chính trị trước. Chủ sự bộ Lễ Vương Chiếu trong lúc Quang Tự bất đắc chí đã từng dâng tấu xin sửa đổi thể chế chính trị, bị thượng thư Hoài Tháp Bố bức hại, lần này cũng được gỡ rối ren trở

lại bình thường, tăng thêm cho Vương Chiếu tam phẩm khanh ham, dự khuyết tứ phẩm kinh đường. Quang Tự lại lệnh cho Trương Nguyên Tê trông coi về đường sắt, hầm mỏ; Trương Âm Hoàn là đại thần đường sắt và hầm mỏ. Giao cho các quan tam phẩm Đoan Phương, Ngô Mậu Đỉnh, Từ Luật Dần quản lý Cục nông công thương. Lúc đó toàn triều trên dưới, khí Thế hừng hực. Đúng là rồng mây hổ gió, tụ hợp nhất thời.

Các quan viên lớn nhỏ thảy đều hăng hái tinh thần, cùng đóng góp kế sách, sức lực. Đương thời có ngự sử Tăng Tông Ngạn dâng sớ về việc nhà nông. Vương Tích Phiên dâng sớ về việc mở thương hội. Chủ sự bộ Hình Tiêu Văn Ngộ xin mở rộng kế hoạch xuất khẩu hàng hóa. Thứ Cát Sĩ Đinh Duy Lỗ do thấy việc tính toán thu chi của bộ Hộ đều không có sổ sách ghi chép nên xin soạn ra các loại sổ sách quyết toán dự toán. Kỳ viên Vương Tuần do thấy triều đình mở rộng ngôn luận, lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người nên đã xin ban bố dụ chỉ rõ ràng, cho phép sĩ dân các tỉnh tổ chức báo chí tin tức và cho phép tự do ngôn luận. Viên Sướng do sinh kế của nhân dân tám kỳ toàn bộ dựa vào lương bổng, triều đình nay nỗ lực thi hành chính sách mới, đổ tiền luyện binh thì sinh kế của tám kỳ cần phải đặt kế hoạch ngay, một là làm cho con em tám kỳ có tri thức của nông công thương dân, có thể lập mưu sinh nghiệp, hai là kiểm tra ra những binh sĩ tinh nhuệ tráng kiện của tám kỳ, biên chế thành đội quân hùng mạnh, khi đất nước thanh bình có thể làm việc như công nông thương, lương trả cho họ sẽ không vô ích, binh có thực dụng.

Những sớ tiểu thấu triệt rõ ràng này đều rất hợp thời thế, cần phải thi hành ngay. Quang Tự

xem sớ tấu xong đều cực kỳ khen ngợi và thu nạp hết, đáng tiếc là bọn tiểu nhân Vinh Lộc, Lý Liên Anh, Hoài Tháp Bố suốt ngày thêm thắt đặt điều nói xấu, đảo lộn đúng sai trước mặt Thái hậu, nói Khang Hữu Vi, Đàm Tự Đồng là gian tế của bọn phương Tây, âm mưu lật đổ Thái hậu, nói cứ đâu ra đấy.

Hai hôm nay Từ Hy Thái hậu đã đọc chiếu thư “Minh định quốc thị” và danh sách nhân viên bổ nhiệm trong nội các của Hoàng thượng, đang do dự thì lại nghe nói các đại thần, tiểu lại trong ngoài triều cho tới dân chúng trăm họ đều muốn lật đổ cơ nghiệp hai trăm năm của tổ tông, sửa đổi chế độ của tổ tông.

Những bản điều trần cải cách duy tân từ bên ngoài đưa đến nhiều như bươm bướm, Lý Liên Anh sai tâm phúc giả danh là phần tử duy tân ra ngoài cung thu nhặt một số bản điều trần bí mật, trong đó có bản điều trần đề nghị lập tức bắt giữ Lý Liên Anh hỏi tội để ta lạ lỗi với dân chúng, đại đã số là hiến mưu hiến kế, chỉ trích vạch trần những triều thần thủ cựu đứng đầu là Từ Hy. Những bản điều trần này phần lớn đều lọt vào tay Lý Liên Anh.

Ở đây người viết xin nói rõ một chút: trong chiếu thư “Minh định quốc thị” hoàng đế Quang Tự

đã nói: Kinh sư đại học đường là tấm gương cho các tỉnh, là bằng chứng thép cho việc hoàng đế

Quang Tự nỗ lực cải cách, đặt lĩnh vực giáo dục lên vị trí hàng đầu. Kinh sư đại học đường là do sau chiến tranh Giáp Ngọ, Trung Quốc chiến bại, sĩ đại phu đau đớn trước nỗi nhục của đất nước, dần dần biết rằng khoa học của nước ngoài rất tiến bộ, cần phải học theo chương trình mới mới có Thế

ngẩng đầu đuổi kịp được họ. Quang Tự đã áp dụng theo bản điều trần “Công xa thượng thư, thỉnh cầu biến pháp hưng học” của Khang Hữu Vi, trường đại học này đã ra đời đúng thời cơ đồng thời với chiếu thư “Minh định quốc thị”. Triều đình bổ nhiệm trạng nguyên Hàm Phong Tôn Gia Đỉnh là đại thần quản học. đã số các sĩ tử xuất thân là cử nhân, tiến sĩ và những người có học thức khá sâu rộng đã vào đây nhập học. Năm Quang Tự thứ 26 (năm 1900) tiến sĩ Đồng Trị Hứa Cảnh Trừng kế

nhiệm chức đại thần quản học, sau do chủ trương trấn áp Nghĩa Hòa Đoàn, phản đối việc vây đánh sứ quán và tuyên chiến với nước ngoài nên bị Từ Hy Thái hậu giết chết, học sinh kinh sư đại học đường phân tán, trường bị đóng cửa một thời gian, những sử liệu trong ngoài nước của thư viện trường bị cướp sạch, vì Thế trường này phải đình chỉ đến hai năm, tới tháng 12 năm Quang Tự thứ

27 mới bắt đầu phục hưng. Sau “Điều ước Tân Sửu”, bổ nhiệm đại thần quản học Tôn Bách Hy làm hiệu trưởng.

Trong thời kỳ hoàng đế Quang Tự thực hành biến pháp duy tân quần chúng nhân dân nô nức bày mưu hiến kế, dâng bản điều trần đến ngoài Ngọ Môn, Lý Liên Anh sai rất nhiều người tâm phúc mạo nhận là phần tử duy tân, tìm kiếm những bản điều trần có lời lẽ xúc phạm đến Thái hậu nhặt về

dâng lên Thái hậu, từ đó xúi giục ly gián quan hệ của hai phái hoàng đế, Thái hậu, chúng giấu đốt hết những bản tấu trình dâng lên Hoàng thượng mà chúng thu được.

Những ngày đó, hoàng đế Quang Tự bận tíu tít hết ngày sang đêm, trong những bản sớ tấu ngày một dầy lên trên ngự án của ông, bỗng nhiên ông phát hiện thấy một bản có lời lẽ kiên trung, rung động lòng người, do một học sĩ nội các là người Chính Bạch kỳ dân tộc Mãn, tiến sĩ thời Quang Tự, tên gọi Khoát Phổ Thông Vũ viết ra.

Vị tiến sĩ này thấy Hoàng thượng hăng hái kiên quyết duy tân bèn soạn một bản điều trần cải cách. Bản điều trần viết:

“Nô tài Khoát Phô Thông Vũ, quỳ tấu xin định ra hiến pháp, triệu tập quốc hội để yên Trung Quốc, cung chiết ngưỡng thánh giám sự: Bắc thua Nga hoàng, đông bại Nhật Bản, Liêu Đài đã cắt, Giao, Lữ tiếp bước. Thần nghĩ: chủ lo quốc nguy, không thể chỉ ngẩng lên trời mà than. Được biết Hoàng thượng quyết tâm hăng hái, biến pháp duy tân, thần vô cùng vui mừng sung sướng, tưởng như Nghiêu Thuấn phục sinh vậy. Nay đã biến pháp, có thể trình bày muôn vàn sự việc. Thần sinh nhằm thời Nghiêu Thuấn nên dám dâng những lời vụn vặt nhỏ nhặt lên khinh nhờn đức Nghiêu Thuấn chăng? Thần nghe nói các nước Đông Tây sở dĩ hùng mạnh là đều do lập hiến pháp, mở quốc hội. Quốc hội là vua và tôi cùng bàn bạc chính pháp của một nước. Đại khái chính là thuyết tam quyền, Quốc hội lập pháp, Tòa án tư pháp, chính phủ hành pháp còn đức vua chung sức, lập định hiến pháp, cùng hưởng trị an.

Hoàng thượng tôn kính như thần thánh, không phải chịu trách nhiệm gì mà để chính phủ làm thay. Các nước Đông Tây đều thi hành thể chế chính trị này, cho nên vua và muôn dân hợp thành một thể, nước đã yên há lại không mạnh? Nước ta thi hành thể chế chính trị chuyên chế, vua và một số đại thần cùng trị vì đất nước, nước yên nhưng không mạnh? Đại khái là quần chúng muôn vạn người phải hơn một vài người là điều tất nhiên vậy. Trong phạm vi nước ta thì là trời thấy từ dân ta thấy, trời nghe từ dân ta nghe, cho nên dân tốt thì tốt, dân ác thì ác, là vì hoàng đế thân hỏi hạ dân thì có Hợp Cung, Nghiêu Thuấn hỏi ở Trâu Nghiêu thì có Kế Chương, Bàn Canh lệnh cho chúng dân đến triều, Chu Lê hỏi nước nguy không, Hồng Phạm nói: “Mưu tới khanh sĩ, mưu tới thứ dân”.

Mạnh Tử nói: “Đại phu đều nói, quốc dân đều nói”. Đây đều là mô hình của quốc hội, mà còn hàm ý là thượng nghị viện. Thời Xuân Thu sửa đổi chế độ tức lập hiến pháp, các vua sau đều tuân theo cho đến ngày nay. Vua tôi nước ta lâu nay đều trong pháp chế, tiếc là không có Quốc hội để

duy trì nó mà thôi. Điều mà các nước đang thi hành thực ra là kinh nghĩa của tiên thánh, vì vậy mà được cường thịnh. Ta có kinh nghĩa bỏ không mà không thi hành, vì thế mà suy nhược, rõ ràng đó là đại kinh trị quốc, công lý của nền chính trị, không thể đổi thay được. Nay ta biến hành tâm chính đó là kế tự cường. Cho nên thần trộm nghĩ chính trị phải có gốc có ngọn, không định trước cái gốc, mà cứ Thế để đi tắt ngọn là không thế được vậy. Theo nghĩa Xuân Thu thì sau một thời chia cắt loạn lạc, tất sẽ thăng bình, trên có vua Nghiêu Thuấn dưới có dân Nghiêu Thuấn. Huống nữa, Hoàng thượng thánh minh thần vũ, dẹp loạn dựng nên điều chính quả thực là vua Nghiêu Thuấn vậy. Nay ta trong tiếp thu cái hay của tam đại Nghiêu Thuấn, ngoài học tập cái hay của các nước Đông Tây, thi hành lập hiến, thành lập Quốc hội, thi hành chế độ tam quyền phân lập, nền chính trị

Trung Quốc ắt sẽ cường thịnh, có thể tính ngày thành công được. Nếu lời có chỗ nghe được, xin triều đình bàn bạc thi hành, cho đến khi hiến pháp rõ ràng, trở thành điều lệ của nghị viện, những gì của các nước đã thành quy củ, đều có thể thu nạp mà thi hành đặng đuổi Hán, kịp Đường, vượt Tống, qua Minh mà vươn cao há chỉ làm cho Trung Quốc trị cường thôi sao? Mạnh Tử nói: “Không phải đạo của Nghiêu Thuấn không dám tỏ bày”, thần ngu muội tấu lên, không khỏi sợ hãi cúi mong thánh thượng xét soi, cẩn tấu".

Đọc xong bản sớ tấu này, Quang Tự lập tức cho triệu kiến. Khoát học sĩ quỳ thỉnh thánh an đã xong, long nhan rạng rỡ, Quang Tự nói:

- Bản tấu trần của khanh rất hợp ý trẫm. Khoát Phổ Thông Vũ nói:

- Nô tài khảo sát chính trị các nước, một loại là quân chủ lập hiến, cái quân chủ lập hiến này là tiến hóa dần dần từ chuyên chính văn minh như nước Đức ở châu Âu có thể coi là mẫu mực; một loại là cộng hòa hư quân, quân chủ chỉ nhận tiền lương hàng năm là bao nhiêu đó còn mọi nhiệm vụ, chức ti thưởng công tế lễ, tất cả công việc hành chính ngoại giao, đều do thủ tướng nội các phụ

trách.

Quang Tự nói:

- Như thế ông vua hóa ra chỉ là thứ dựng hờ lên sao? Khoát học sĩ đáp:

- Tên gọi là cộng hòa không vua nhưng quan hệ của quân chủ vẫn rất lớn, thứ nhất là có thể gắn

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)