Hồi thứ năm: ĐIỆN YÊN BA, HÀM PHONG ĐẾ BĂNG HÀ TÁM ĐẠI THẦN BỊ TỪ HY GIẾT HẠ

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 32 - 41)

HÀ TÁM ĐẠI THẦN BỊ TỪ HY GIẾT HẠI

Hàm Phong Hoàng đế lánh nạn ở sơn trang nghỉ mát, lòng nặng lo âu, thân thể suy nhược, hơi thở chỉ còn thoi thóp. Lúc đó, bên giường chỉ có Hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị và tám vị đại thần thân tín. Hàm Phong biết mình không còn gắng thêm được nữa nên nói với hoàng hậu:

- Người khiến ta phải lo lắng nhiều chính là Ý phi Na Lạp thị. Cô ta chắc chắn sẽ dựa vào việc Thái tử Tải Thuần kế vị ngôi hoàng đế để hoành hành ngang ngược, cho nên nàng phải nhớ kỹ điều này: hai con dấu “ngự thưởng” và “đồng đạo đường” của ta nhất định không được để rơi vào tay Na Lạp thị.

Nói rồi, Hoàng đế quay sang truyền khẩu dụ với tám đại thần: Trịnh Thân vương Đoan Hoa, Di Thân vương Tải Viên, Thượng thư bộ Hộ Túc Thuận, Quân cơ đại thần Cảnh Thọ, Khuông Nguyên, Đỗ Hàn, Tiêu Hữu Doanh và Mục Âm rằng:

- Ta phó thác cho các vị phò trợ tiểu đế Tải Thuần của ta.

Dặn dò xong, giọt nước mắt ly biệt của Hoàng đế rơi xuống gò má. Ngày 22 tháng 8 năm 1861 (năm Hàm Phong thứ 11), Hàm Phong băng hà, kết thúc11 năm mang giấc mộng Hoàng đếở dương gian.

Hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị sai thái giám lập tức báo cho quý phi biết tin. Na Lạp thị nghe được tin này, không những không rơi lệ khóc than, ngược lại trong lòng cảm thấy vui mừng. Tám vị đại thần vâng theo khẩu dụ của vua, sau khi bàn bạc đã quyết định ngày lành để lập hoàng đế mới, lấy hiệu là “Kỳ Tưởng”.

Lan quý phi mặc quần áo tang, bồng con trên tay đăng cơ hoàng đế. Theo luật, triều đình đã phong hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị là Từ An thái hậu, thái phi Na Lạp thị là Từ Hy thái hậu. Trong cung, mọi người gọi Từ An là “Thượng mẫu Thái hậu”, Từ Hy là “Thánh mẫu Thái hậu”.

Khi chạy đến Thừa Đức, Hoàng đế Hàm Phong đã đưa “ngự tỉ” của triều đình cho Cung Thân vương Dịch Hân ở lại Bắc Kinh dùng khi giao thiệp với người Tây, còn mình chỉ mang theo “ngự

thưởng” và “đồng đạo đường” để đóng dấu mỗi khi ban dụ chỉ hoặc mệnh lệnh. Hàm Phong khi còn sống đã nghe các quan huyện bà thường giữấn tín cho chồng, nên đã đưa lại hai con dấu “ngự tỉ” tạm thời đó cho vợ của mình - hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị giữ.

Hoàng đế Hàm Phong mất đi, Từ Hy vốn là một Quý phi, một bước đã nhảy lên trở thành Thái hậu. Nhưng chưa có được “ngự tỉ” tạm thời trong tay nên bà ta đã dùng hết kế này đến cách khác để

chiếm đoạt hai con dấu. Các đại thần gặp phải không ít khó khăn mỗi khi ban bố công văn. Trong khi đó, Từ An Thái hậu vẫn như người nằm mơ, không hề hay biết gì cả.

Từ Hy giở trò bàn bạc với Từ An - một người xưa nay chưa bao giờ có mưu mô gì trong đầu: bí mật cho An Đức Hải cải trang trở về Bắc Kinh gặp Lục vương gia Dịch Hân đang lo việc ngoại giao với người Tây, mời Vương gia vê Thừa Đức lo việc hậu sự cho Hoàng đế và xử lý bọn tám đại thần Túc Thuận... vê tội ngang ngược chuyên quyền, khinh thị triều đình ở Bắc Kinh, sau đó tiến hành tổ

chức nội các mới.

Một tuần sau, Lục Vương gia Dịch Hân quả nhiên đã về đến Thừa Đức, còn mang theo cả danh sách nội các mới nữa. Tám đại thần thấy Lục Vương gia đột nhiên xuất hiện, vội hỏi:

- Không có chiếu thư tại sao ông lại đột ngột rời kinh? Công việc ở đó bây giờ ai lo? Dịch Hân đáp:

- Các đại thần còn lại trong kinh rất đông. Kinh thành đã yên bình trở lại. Ta về đây để trở tang hoàng thượng và thăm hỏi hai cung thái hậu.

Túc Thuận hỏi ngay:

- Ông được chỉ định là đại thần nghị hòa, nhưng khi gặp việc lớn lại độc đoán quyết định một mình. Sao không xin ý kiến của triều đình?

Dịch Hân tức tối:

- Ta là đại thần toàn quyền, có đủ quyền để quyết định mọi chuyện. Hơn nữa, trong kinh cũng còn có nhiều đại thần ở lại cùng bàn bạc. Như vậy sao có thể nói ta độc đoán chuyên quyền?

- Trong mắt ông không còn có triều đình nữa rồi. Nga hoàng mượn gió bẻ măng kiếm cớ có công điều đình với quân Anh, Pháp, ông không thèm xin ý kiến của triều đình, lập tức ký “Điều ước Bắc Kinh” với họ. Ông không có cách nào để đối phó hay sao? - Túc Thuận cũng bắt đầu lớn tiếng.

- Ông không biết cụ thể nội tình sự việc, không được phát ngôn bừa bãi!

- Các ngươi một lũ đại thần trong kinh nửa say nửa tỉnh, cho người ngoại bang tùy ý cắt đất chia nhà, còn mình thì đàn hoa bướm khách, ăn chơi phe phỡn. Các ngươi tưởng ta không biết hay sao?

Năm Hàm Phong thứ mười (1860), sau khi Hàm Phong đã chạy về Nhiệt Hà, Thừa Đức, Nga hoàng mượn cớ có công trong việc điều đình với Anh, Pháp giảm bớt áp lực quân sự tiến công vào Bắc Kinh, đã buộc chính phủ Mãn Thanh phải ký “Điều ước Bắc Kinh Nga - Trung”. Vì vậy, Túc Thuận đã đem điều ước thương quyền nhục quốc này ra chất vấn Dịch Hân. Túc Thuận tiếp tục nói:

- Nhà ngươi, khi tiến hành ngoại giao với phía Nga, với tư cách là một đại thần toàn quyền ở lại trấn giữ kinh thành, đã có thái độ gì trước yêu cầu vô lý, muốn xâm chiếm giang sơn đại Thanh của chúng ta? Chẳng lẽ chúng ta chịu buông tay dâng cả giang sơn này cho người Tây hay sao?

Dịch Hân đáp:

- Ông không có tư cách để hỏi ta. Túc Thuận lại tiếp:

- Ta phụng theo di chiếu của tiên đê phò trợ tiểu hoàng đế, sao không có tư cách hỏi ngươi? Lúc đó, Dịch Hân mới nói:

- Túc Thuận, nhà ngươi đừng có phát điên lên như thế. Lần này ta đến Thừa Đức là vâng theo chiếu thư của tiểu hoàng đế đó!

Túc Thuận thầm nghĩ: “Tiểu hoàng đế còn đang trong tay ta, tên tiểu lục tử này có thể giở trò gì đây”, liền cao giọng hỏi:

Dịch Hân lập tức đưa bản chiếu thư có dấu “ngự thưởng” và “đồng đạo đường” ra trước mặt Túc Thuận, khiến cho Túc Thuận cứng lưỡi, nhưng trong lòng không khỏi nghi ngờ.

Những người chủ yếu mà kinh thành đã bí mật chọn ra để tổ chức nội các gồm có: Diệp Hách Na Lạp thị Từ Hy, Nữu Hộ Lộc thị Từ An, Thuần Thân vương Dịch Huyên, Duệ Thân vương Nhân Thọ và Cung Thân vương Dịch Hân. Dịch Hân Lục Thân vương ban ngày không tiện gặp Từ Hy nên mãi tận đêm khuya mới theo An Đức Hải vào tận tẩm cung của Từ Hy (cách điện Cần Chính khoảng một dặm). Hai người hành động vô cùng bí mật, không một ai phát hiện ra cả.

Từ Hy dự định sẽ đưa linh cữu trở về Bắc Kinh. Vinh Lộc và đội vũ trang của hắn sẽ hộ tống hai cung thái hậu cùng tiểu hoàng thượng đi trước rồi linh cữu sẽ đi theo đằng sau. Trước hết, Dịch Hân phải lập tức trở lại Bắc Kinh, liên lạc với phó đô thống Thắng Bảo giữ vững trị an cho kinh thành. Hai chị em mật đàm hết đêm, đến khi trời mờ sáng, Dịch Hân mới dời khỏi tẩm thất của Từ Hy.

Trời sáng hẳn, Thái hậu hai cung liền truyền chỉ cho tám đại thần, nội dung như sau: “Lệnh cho nhân viên chuẩn bị xa giá, định ngày phụng an linh cữu tiên đế hồi kinh”. Túc Thuận và những người khác nhận được ý chỉ bất ngờấy đều giật mình hoảng sợ.

Tám đại thần triệu tập hội nghị khẩn cấp. Mọi người đều cho rằng đây là âm mưu quỷ kế của Dịch Hân chứ mẹ con Na Lạp thị sức mấy mà nghĩ ra nổi.

Mọi người đều nhất trí không thể làm như vậy được. Một đại thần nói:

- Bây giờ sẽ không đao to búa lớn gì cả, cứ lấy lời nhẹ nhàng mà nói thôi. Bây giờ kinh thành chưa được yên ổn, phải đợi thời cơ rồi mới vê kinh được.

Tám người nhất trí cử Tải Viên đi diện kiến hai cung thái hậu. Ai dè Từ Hy vừa nghe lời bẩm tấu đã đập bàn quát lớn:

- Các ngươi muốn gia danh Thiên tử mà ra lệnh cho chư hầu phải không? Trong mắt các ngươi có còn Thái hậu không hả?

Xong quay sang thái giám ra lệnh: - Mau đuổi Tải Viên ra khỏi đây cho ta!

Di Thân vương Tải Viên nghe vậy sợ ngã cả xuống đất. Mấy tên thái giám liền lôi ông ta ra ngoài.

Lúc đó, Từ Hy thái hậu kiêu hãnh nghĩ rằng: “Con ta đã làm hoàng đế rồi, lẽ nào ta không thể

cho bọn nhà ngươi mỗi đứa một mảnh vải lụa!”

Di Thân vương sau khi bị lôi ra ngoài, vội vàng truyền đạt ý chỉ của Từ Hy thái hậu với các đại thần khác. Mọi người cúi đầu tuân chỉ, chuẩn bị ngày 26 tháng 10 đưa linh cữu về kinh.

Tất cả triều thần tập trung ở điện Kính Thành tiến hành lễ khởi giá. Tiểu hoàng đế đích thân làm lễ tế rượu, Túc Thuận là người chỉ huy chính. Linh cữu Hàm Phong được 128 người dùng cáng khiêng. Quân cơ đại thần Cảnh Thọ dắt tiểu hoàng đế đến trước cửa lớn hành cung trực tang. Lúc đó, chiếc kiệu màn đen của hai cung thái hậu đã chờ sẵn ở trước cửa hành cung, đợi khi hành lễ kết thúc sẽ đưa thái hậu và tiểu hoàng đế trở lại Bắc Kinh.

- Về đến kinh thành thì đầu chúng ta chắc khó được bảo toàn. Một vị khác lại nói: - Đợi con mụ Võ Tắc Thiên kia đi đến giữa đường thì giải quyết đi cho xong. Người nữa lại nói:

- Các ông không thấy bọn tay chân của bà ta hung hăng như chó săn ấy à? Một người khác kết luận:

- Tiên hạ thủ vi cường!

Nhưng chỉ huy cấm vệ quân ở Thừa Đức là Vinh Lộc - người trực tiếp nghe mệnh lệnh chỉ huy của các đại thần đã bị Từ Hy mua sống mất rồi.

Tám vị đại thần bó tay không tìm được phương kế nào cả. Túc Thuận đau lòng bật khóc. Di Thân vương và Đặng Thân vương thấy vậy, trong lòng xúc động vô cùng. Di Thân vương liền hỏi Túc Thuận:

- Theo ông thì phải làm sao đây? Túc Thuận đáp:

- Hai ông lấy danh nghĩa là thân vương gia hãy cùng hộ giá cho hai cung. Khi đến cửa Cổ Bắc thì cho khoảng mười người giả danh thổ phỉ giết chết Na Lạp thị đi. Sau đó, trước mặt Từ An và tiểu hoàng đế, hãy giết nốt bọn thổ phỉấy. Như vậy vừa trừ xong Na Lạp thị, lại vừa diệt khẩu được.

Đặng Thân vương nghe vậy, lắp ba lắp bắp nói: - Nhờ tất cả các huynh lo liệu.

Túc Thuận động viên:

- Hai vị vương gia cứ yên tâm. Đến lúc đó, tôi sẽ dẫn vệ binh tiếp ứng.

Di Thân vương vốn nhát gan, nghe Túc Thuận nói vậy liền nghĩ: “Túc Thuận nhà ngươi sao muốn mượn dao giết người như thế? Rồi sau này, bao nhiêu tội nợ sẽ đổ cả lên đầu hai vương gia chúng ta”. Túc Thuận thấy Di Thân vương có vẻ do dự, liền nói:

- Hai cung thái hậu mâu thuẫn rất lớn, bằng mặt mà chẳng bằng lòng; tiểu hoàng đế còn nhỏ, chưa hiểu biết, xin hai vương gia cứ yên tâm. Làm như thế, về đến kinh thành chúng ta mới có thể

yên ổn được.

Cho dù Túc Thuận có trăm phương ngàn kế thì cũng không ranh ma hơn được Na Lạp thị. Trước khi khởi giá, bà ta đã chuẩn bị nghiêm ngặt. Vinh Lộc và cả bọn vệ sĩ vũ trang đầy đủ luôn theo sát hộ giá. Vệ binh của Tải Viên cũng nằm hết trong tay Vinh Lộc, chỉ còn hai, ba thị vệ vũ trang là tâm phúc của Tải Viên và Đoan Hoa, nhưng họ làm sao địch lại được đám vệ binh như đồng như thép của Vinh Lộc. Chúng bảo vệ chặt kiệu loan của hai cung khiến Túc Thuận không sao xoay xở được.

Túc Thuận đi sau cùng linh cữu, đoán có lẽ hai cung thái hậu và tiểu hoàng đế đã đến cửa Cổ

Bắc liền ra roi đánh ngựa vọt lên. Nhưng kiệu của Từ Hy đã đi trước rất nhiều. Túc Thuận gấp rút đuổi theo. Khi bọn người của Túc Thuận đuổi đến Mật Vân, trời bỗng đổ mưa rào. Túc Thuận mừng thầm cho là ý trời đã giúp, nhưng hai cung thái hậu đã lệnh cho quân lính đội mưa mà đi, không được dừng lại.

Túc Thuận dẫn theo một đám vũ trang đội mưa đuổi tiếp đằng sau. Vinh Lộc khi phát hiện một đám người ngựa đang đuổi đằng sau, liền ra lệnh bảo vệ kiệu nghiêm ngặt hơn. Vừa đuổi kịp kiệu loan của hai cung thái hậu, Túc Thuận vội vàng xuống ngựa thỉnh an.

Từ Hy hỏi:

- Nhà ngươi sao không theo sau cùng linh cữu? Túc Thuận đáp:

- Linh cữu vẫn được yên ổn, xin thái hậu yên lòng. Thần trên đường thấy phía trước mưa gió

ầm ầm nên đội mưa vượt lên để hộ giá.

Túc Thuận thấy Từ Hy vẻ mặt bừng bừng, Vinh Lộc cũng lộ rõ vẻ đằng đằng sát khí, đám quân sĩ vũ trang lại bị ngăn từ rất xa, hầu như không có một tí cơ hội nào để hành động cả.

Từ Hy thái hậu vô cùng nghi hoặc, quát tháo Túc Thuận và hai vị Di, Đặng thân vương, lệnh cho họ quay lại đi hộ linh cữu. Khi ba người đi khỏi, nghe Vinh Lộc bẩm báo, Từ Hy mới biết rõ mình suýt nữa đã bị Túc Thuận ám sát.

128 người khiêng quan tài cứ lần lần đi chậm như sên, rất lâu sau mới đến được Mật Vân. Túc Thuận lúc đó liền bảo Tải Viên và Đoan Hoa theo hộ linh cữu về kinh, còn mình cáo ốm, xin cùng gia quyến ở lại Mật Vân hai ngày nghỉ ngơi, nhưng thực ra là để nghe động tĩnh ra sao.

Hai cung Thái hậu khi về tới ngoại thành Bắc Kinh, thấy Cung Thân vương, Thuần Thân vương dẫn đầu đại thần đã quỳ đón từ trước.

Từ Hy thái hậu từ lâu đã nóng lòng muốn trở lại Bắc Kinh, nên khi vừa vào tới nội viện hoàng cung liền bảo Thuần Thân vương Dịch Huyên triệu tập hội nghị ngự tiền khẩn cấp. Thái hậu lạnh lùng đi thị sát lại một lượt hành cung. Chỉ một lúc sau, Dịch Huyên đã tới báo cáo các đại thần đã tề

tựu đông đủ. Từ Hy lập tức đi tới điện Thái Hòa, thấy Từ An cũng đã ở đó rồi, liền bước tới, ngồi xuống bên cạnh Từ An, cùng nghe Dịch Hân báo cáo quá trình ký kết điều ước Bắc Kinh. Sau khi nghe hết bản báo cáo, Từ Hy liền nói:

- Tình thế bây giờ thù trong giặc ngoài. Bọn Túc Thuận khi ở Thừa Đức tha hồ mượn danh thiên tử mà sai khiến chư hầu. Nay Hoàng thượng đã băng hà, chúng ta mẹ góa con côi, không còn là gì trong mắt họ nữa rồi. Họ muốn làm gì thì làm, không ai ngăn cản được. Bây giờ linh cữu tiên đế

vẫn đang ở trên đường, tám con hổ đói đó vẫn chưa đến được kinh thành, nhưng khi họ đến thì chúng ta chắc chắn sẽ không còn yên ổn được, tiểu hoàng đế nhất định sẽ trở thành con rối trong tay bọn họ, ta và Từ An thái hậu chắc không còn cách nào thoát khỏi nanh vuốt của bọn chúng. Khi ở Thừa Đức, lúc tiên đế băng hà, bọn chúng còn ngại các đại thần trong triều nên mới phong ta làm Từ Hy thái hậu, phong Hoàng hậu làm Từ An thái hậu. Chúng cũng không thèm thương lượng với đại thần các ngài ở lại trong cung, cũng không thèm nói qua với ta và hoàng hậu một tiếng, tự ý

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 32 - 41)