Hồi thứ sáu: THÀNH THIÊN TÂN THỢ SỬA GIÀY HÀNH KHẤT PHÒNG HOẠN QUAN LÝ LIÊN ANH

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 41 - 48)

HÀNH KHẤT PHÒNG HOẠN QUAN LÝ LIÊN ANH

TỊNH THÂN

Ở huyện Đại Thành có một người chuyên làm nghê sửa giày, mọi người đều gọi là “Lý gọt da”, tên thật là Lý Đức Thuận, ngày ngày dắt vợ con, gồng gánh theo hòm xiểng đồ nghề đi xin ăn khắp thôn cùng xóm vắng.

Vợ của Đức Thuận là Từ thị bế con trai út ba tuổi Bảo Thái còn Lý Đức Thuận thì gánh hai con trai lớn là Lý Quốc Thái chín tuổi và Lý Anh Thái bảy tuổi cùng công cụ đồ nghề trên vai, đi hết thôn này sang thôn khác bày đồ nghề ra chữa giày hỏng. Ban ngày, Từ thị bồng bế, dắt díu ba con đi lần từng hộ xin ăn.

Công việc của Lý Đức Thuận cũng không được suôn sẻ. Từ thị hằng ngày đi xin ăn cũng bấp bênh, nhục nhằn vô kể. Một hôm, Từ thị nói với Lý Đức Thuận:

- Bây giờở nông thôn, nhà nào cũng chỉ còn có người già, đàn bà và trẻ nhỏ. Chúng ta thử đến thành Thiên Tân xem có được hay không.

“Lý gọt da” đáp:

- Phải đấy. Từ ngày chạy nạn đến giờ, tiền ăn xin và tiền khâu giày của chúng ta ki cóp cũng được hơn 500 đồng to và hơn 1000 đồng nhỏ rồi. Mai chúng ta thử lên xe đi Thiên Tân xem sao, bất quá thì mất 180 đồng to thôi, mà đỡ được mưa gió đầu đường xó chợ.

Ba đứa trẻ nghe được, biết là sắp đến thành Thiên Tân, đều sung sướng nhảy cẫng cả lên. Năm vợ chồng cha con lên một chiếc xe ngựa lớn, ngày đi đêm nghỉ, rồi cũng đến được thành Thiên Tân.

“Lý gọt da” bày đồ sửa giày trong khu tập trung người nghèo ở Thiên Tân.

Từ thị vẫn ngày ngày đem con đi xin ăn. Một hôm, có người đàn ông chừng 40 tuổi, ăn vận giống một thương nhân gặp Từ thịở ngoài đường. Người này nhìn đi nhìn lại Từ thị rồi thận trọng hỏi:

- Này chị, tôi trông chị có vẻ quen quen. Chị là người ở vùng nào vậy?

- Tôi là người huyện Đại Thành. Ở đấy không ổn nên phải chạy tới đây, chẳng còn cách nào khác nên phải đi xin ăn mà sống.

- Ôi, chị là chị Đức Thuận có phải không? Tôi là Thẩm Văn Lương ở thôn Đông, là khách quen cũ của anh Đức Thuận mà. Thế anh Đức Thuận sao không thấy ở đây?

- Cha lũ nhỏ bày hàng sửa dép ở ngoài chợ.

- Vậy tốt rồi. Tôi đang ở trong khu nhà trọ Tam Nguyên trước mặt kia. Chị bảo anh tối nay đến đó tìm tôi. Nhớ đừng quên đấy nhé!

hương gặp nhau, nước mắt giọt dài giọt ngắn. Lý Đức Thuận kể chuyện huyện Đại Thành binh hoang ngựa lạc, cả nhà phải bỏ nhà bỏ cửa chạy lấy thân dọc đường ăn xin ăn mày mà sống, vừa kể

vừa đau lòng không cầm nổi nước mắt. Thẩm Văn Lương liền an ủi Đức Thuận rằng:

- Thôi đừng khóc nữa. Anh có khó khăn gì thì cứ nói với tôi. Tôi sống ở thôn Đại Hữu, ngoại thành phía Tây Bắc Kinh, nhà có bốn người, cả vợ và hai con nữa, cuộc sống cũng không đến nỗi khó khăn lắm. Tôi thường mang hàng qua lại giữa Bắc Kinh - Thiên Tân, buôn bán cũng tàm tạm.

Lý Đức Thuận nói:

- Ngày ngày tôi bày đồ sửa giày ở Thiên Tân cũng chẳng ăn thua gì. Tôi biết anh có con trai làm thái giám trong cung, thật là sung sướng quá trời. Tôi có ba thằng con trai, giờ đều trở thành gánh nặng cả. Anh xem thế nào giúp đỡ tôi, đưa thằng thứ hai vào cung làm thái giám, được thế tôi sẽ nhẹ gánh hơn.

Thẩm Văn Lương đáp:

- Được rồi, được rồi. Đã là đồng hương thì ai nỡ từ chối nhau. Anh về bàn bạc với chị xem, ăn xin ở Thiên Tân cũng không phải là kế lâu dài. Anh chị xem xem sáng sớm mai cùng tôi vê Bắc Kinh. Nhà tôi vẫn còn phòng để trống, cả nhà anh sẽ tạm ở đấy. Bây giờ anh về bàn với chị xem sao.

Lý Đức Thuận nghe vậy vội nói:

- Bà ấy chắc chắn sẽ đồng ý thôi. Thực là anh đã cứu chúng tôi rồi. Thẩm Văn Lương ngắt lời: - Anh chị nếu chuyển đến thôn Đại Hữu ở Bắc Kinh, anh vẫn có thể treo biển “Lý gọt da” mà chữa giày.

Lý Đức Thuận vội vàng đứng lên vòng tay làm lễ với Thẩm Văn Lương, miệng nói: - Tôi về sắp xếp một lát, sáng sớm mai sẽ tới đây với anh.

Hai ngày sau, cả sáu người đã đến thôn Đại Hữu, phía Tây thành Bắc Kinh.

Vợ của Thẩm Văn Lương thấy có đồng hương đến, vui mừng khôn xiết. Bà này từ lâu đã mong muốn có được một người đồng hương làm bạn. Bà xăng xái chuẩn bị hai giường hai chăn để cả nhà Đức Thuận ngủ đêm. Vợ chồng Đức Thuận thấy vậy cảm ơn lia lịa. Vợ của Thẩm Văn Lương còn nói:

- Anh chị vừa mới chân ướt chân ráo tới đây, thôi cứ ăn cơm cùng chúng tôi. Đồng hương mình đều là người trong một nhà mà.

Lý Đức Thuận nghe vậy, đáp:

- Thật phiền anh chị quá. Thẩm Văn Lương ngắt lời: - Sao cứ khách khí quá thế, anh Lý?

Lý Đức Thuận lại dè dặt:

- Tôi cũng sẽ treo cái biển “Lý gọt da” của mình lên, rồi mua đồ đạc sau. Anh chị thấy thế có được không?

Vợ của Thẩm Văn Lương đáp:

- Anh Lý đừng lo. Mình là người trong nhà cả, góp gạo thổi cơm chung cũng được, việc gì phải chia anh chia tôi cho mệt.

Vợ chồng Lý Đức Thuận nghe vậy mừng ra mặt, lập tức ưng thuận.

Thôn Đại Hữu xưa nay chưa có hàng sửa giày, vì vậy chỉ vài ngày sau cái tên “Lý gọt da” đã truyền khắp thôn. Mọi người biết anh ta sửa giày, khâu giày chắc chắn lại rẻ tiền nên giày hơi hỏng là đã vứt vào hàng cho Lý Đức Thuận sửa ngay. Chính vì thế, việc làm ăn của ông ta ngày càng thuận lợi.

Hôm đó, Lý Đức Thuận suốt ngày ngồi nói chuyện với Thẩm Văn Lương. Ông ta muốn đưa thằng con thứ Lý Anh Thái vào cung làm thái giám. Lý Anh Thái còn nhỏ, nghe nói được đưa vào hoàng cung, sướng quá nhảy cẫng cả lên, vừa nhảy vừa hét.

- Sắp được vào gặp Hoàng thượng rồi - sắp được vào gặp Hoàng thượng rồi!

Sau hôm đó Thẩm Văn Lương bèn đi vào Tử Cấm thành xin gặp con trai Thẩm Liên Thăng năm đó 17 tuổi. Thẩm Văn Lương nói rõ với con chuyện chú “Lý gọt da” có thằng con trai tám tuổi muốn đưa vào cung làm thái giám. Thẩm Liên Thăng nghe xong liền nói:

- Nó mới tám, chín tuổi thì chỉ cần nói với Tổng quản một tiếng là xong, cha ạ. Nói xong, Thẩm Liên Thăng lập tức vào báo với tổng quản An Đức Hải. An Đức Hải nói:

- Nó mới tám, chín tuổi thì rất tốt, rất hợp với điều kiện trong cung. Mau gọi nó vào đây! Thẩm Liên Thăng vội nói:

- Dạ thưa, nó vẫn chưa đến ạ. Đây là do cha tôi giới thiệu đến, hỏi tôi xem có được hay không. Giờ tổng quản đồng ý rồi, ngày mai tôi bảo mọi người dẫn nó đến.

An Đức Hải đáp:

- Ừ, mai dẫn nó đến đây.

Hôm sau, Thẩm Văn Lương, “Lý gọt da” và Lý Anh Thái cùng đến cửa Thần Vũ gặp Thẩm Liên Thăng. Thẩm Liên Thăng đưa Anh Thái vào gặp An Đức Hải. Khi nghe Liên Thăng bảo dập đầu chào tổng quản, Anh Thái lập tức quỳ xuống khấu đầu ba lần. An Đức Hải hài lòng nói:

- Thằng bé này khá lắm. Rồi hỏi: - Cháu tên là gì?

- Cháu là tiểu nhị.

Thẩm Liên Thăng đứng ngoài nói xen vào:

Anh Thái liền đáp:

- Ở nhà cha đặt tên cho cháu là Anh Thái. - Cháu họ gì? - An Đức Hải hỏi.

- Dạ, họ Lý. Có lúc cha gọi cháu là Lý Anh Thái. An Đức Hải nghĩ rất nhanh rồi nói: - Ở nhà cháu có tên là Lý Anh Thái, giờ vào cung rồi, ta sẽ đặt cho cháu một cái tên khác. Anh Thái mau miệng:

- Cháu thích gọi bằng tên ở trong cung An Đức Hải nói: - Từ rày về sau ta đặt tên cho cháu là Liên Anh.

Thẩm Liên Thăng nhắc Lý Liên Anh khấu đầu tạơn xong, quay sang hỏi An Đức Hải: - Thưa Tổng quản, lúc nào có thể đưa Lý Liên Anh vào phòng hoạn quan ạ?

- Ngươi hãy đưa nó đi ngay bây giờ đi.

Thẩm Liên Thăng dẫn Lý Liên Anh vào phòng hoạn quan. Liên Thăng không được trực tiếp dẫn Liên Anh vào trong phòng. Một thái giám khác đứng ngay cửa nắm lấy tay Lý Liên Anh rồi nói:

- Đi theo ta. Câu nói này biểu thị Lý Liên Anh đã thực sự ra nhập đội ngũ các thái giám trong cung rồi. Lúc này, Anh Thái vẫn chưa biết vào trong đó làm gì, bụng nghĩ thầm chắc được vào gặp Hoàng thượng.

Thẩm Liên Thăng nhìn Lý Liên Anh bước vào phòng rồi mới quay người bước đi. Trong lúc Anh Thái vẫn còn ngơ ngác thì vị thái giám đi bên nói:

- Mau cởi hết quần áo ra.

Lý Liên Anh sợ hãi khóc gào lên:

- Không, cháu về với mẹ, cháu về nhà cơ.

Thái giám tịnh thân lập tức lột hết cả quần áo của Liên Anh. Liên Anh nhìn thấy con dao ở trên giường, nghĩ là người này muốn giết mình liền khóc náo cả lên. Thái giám tịnh thân đã quen với chuyện này liền bế thốc cậu lên giường, trói chặt lại. Lý Liên Anh gào khóc inh ỏi. Thái giám tịnh thân dọa:

- Mày nín đi thì tao cho về nhà; còn khóc tao sẽ giết mày đấy. Lý Liên Anh vội vàng đáp:

- Vậy cháu không khóc nữa.

Thái giám tịnh thân lúc này cũng dịu giọng:

Lý Liên Anh lúc đó cảm thấy hơi yên tâm trở lại. Thái giám tịnh thân đưa cho cậu một quả

trứng gà luộc chín đã bóc vỏ, bảo:

- Ngoan nào, bây giờ cháu cắn nát quả trứng này ra nhưng đừng có nuốt vào bụng.

Thái giám thấy quả trứng đã bị nhai giập liền nhanh chóng làm công việc tịnh thân của mình. Liên Anh cảm thấy đau nhói không thể chịu được, nhưng quả trứng còn đầy ở trong mồm, có gào khóc cũng không sao ra tiếng được. Liên Anh hôn mê không còn biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, cậu bé thấy thái giám đang bôi một loại thuốc cao cho mình. Ngoài ra, để tiểu tiện được dễ dàng, thái giám tạm thời để một ống quản nhỏ vào bộ phận sinh dục. Đợi đến lúc da thịt liền lại, mọi người sẽ bỏ cái

ống đó đi.

Sau khi bộ phận sinh dục đã bị cắt rồi, Lý Liên Anh cũng không còn cảm thấy đau đớn nữa. Thực ra, trong cung cũng có một loại thuốc giảm đau đặc trị.

Lý Liên Anh lúc đó vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra, cảm thấy trong bụng đoi đói liền nhau nhỏ quả trứng trong miệng rồi nuốt dần vào bụng. Thái giám tịnh thân ở bên đổ từng thìa, từng thìa nước đường vào miệng, Lý Liên Anh nuốt từng hớp ngon lành. Lúc này cậu đã biết thái giám tịnh thân không dùng dao giết mình, nhưng cũng cảm thấy phần thân dưới có gì đó khang khác. Thái giám nhẹ nhàng nói:

- Cháu đừng sợ. Lúc cha đưa cháu tới đây có nói rõ cho cháu chuyện gì không? Đây là nhà của hoàng thượng, ngày nào cháu cũng được ăn thịt ăn cá đấy, thích không? Nhưng mà trẻ con hễ vào đây đều phải cắt bỏ các vật thừa của mình đi. Cháu yên tâm, bác đã cắt và vứt bỏ cái vật thừa của cháu đi rồi.

Liên Anh thấy cái ông to lớn này không những không giết mình, ngược lại còn nói chuyện nhẹ

nhàng, lại thấy quý mến ông. Trong lòng, cậu bé cũng thực sự tin là muốn được ăn thịt ăn cá thì phải vứt bỏ cái vật thừa trong người đi. Nhưng Liên Anh vẫn thắc mắc không biết cái vật thừa ấy ở

chỗ nào.

Đúng lúc ấy, vị thái giám quay sang nói với cậu.

- Cháu này, cái vật thừa ấy chính là cái con chim mà cháu hay đi đái ý. Con chim này sau lớn lên có thể gây tai họa đấy. Hôm nay cắt bỏ cái mầm họa ấy đi rồi thì cháu cứ yên tâm mà ăn thịt ăn cá.

Đúng lúc ấy có hai tiểu thái giám bước vào. Thái giám tịnh thân liền nói với họ. - Lại đây, hai người phải chăm sóc cẩn thận người bạn nhỏ này đấy.

Lý Liên Anh thấy hai người bạn này chắc chỉ lớn hơn mình hai, ba tuổi. Thái giám sai một người dọn cơm, còn một người lấy trà cho Lý Liên Anh, lại dặn là phải cố gắng cùng chơi vui với Lý Liên Anh nữa. Dặn xong, ông quay ra, đi về phòng nghỉ ngơi.

Lý Liên anh uống xong cốc trà, tiểu thái giám còn lại đã dọn cơm lên rồi. Liên Anh vẫn nằm trên chiếc giường tịnh thân, thấy quả là có rất nhiều thịt cá, lại có cả món ăn mà cậu chưa biết phải gọi là gì nữa.

Hai thái giám nhỏ chăm sóc Liên Anh rất chu đáo. Một thái giám nhẹ nhàng đỡ cậu dậy, ở tư

thế nửa nằm nửa ngồi, người còn lại xúc từng thìa cơm cho cậu. Tiểu thái giám hỏi:

- Đằng ấy tên là gì?

- Em... em tên là... tiểu nhị, à, à không phải, tiểu nhị là tên nhỏ, cha em đặt tên là Lý Anh Thái. Hôm đầu vào nhà Hoàng thượng, có một chú đặt tên cho là Lý Liên Anh.

- À, ra đằng ấy họ Lý.

Liên Anh vừa ăn, vừa nghịch ngợm cấu chí hai tiểu thái giám, rồi quay sang hỏi thái giám cho uống trà:

- Anh tên là gì? - là Tống Bảo Thuận.

Còn thái giám đang đút cơm cho Liên Anh tự giới thiệu mình: “Tớ là Lưu Thúy Thiện”. Ba cậu bé càng nói chuyện càng vui vẻ. Lý Liên Anh thực sự quên hẳn việc về nhà.

Tống Bảo Thuận, Lưu Thúy Thiện cùng nhau chăm sóc Lý Liên Anh, chuẩn bị cơm canh ngon lành, lại còn đổ phân, đổ nước giải cho tiểu Lý nữa. Khoảng một tháng sau, Liên Anh đã hoàn toàn bình phục, cái ống quản tạm thời dùng để thải nước cũng được vứt đi. Có điều, giọng nói của cậu phảng phất như giọng con gái.

Trong những năm tháng đó, phòng tịnh thân không chỉ có ở trong cung mà còn có cảở ngoài chợ nữa, và đây cũng là một nơi làm ăn được. Nhưng phòng tịnh thân được coi là chính tông thì phải được trong cung thừa nhận và chủ phòng phải được chức quan thất phẩm tri ma. Có phòng tịnh thân của Hoa Ngũ gia ở ngõ kế toán, phía Nam đường Trường An và của tiểu đao lưu ở xưởng gạch ngói Địa An Môn là nổi tiếng hơn cả.

Hai phòng tịnh thân này chuyên thu nạp hai loại bé trai: một loại là con nhà nghèo khó, một loại là do bọn Phách Hoa Tử đem đến. Những đứa trẻ này sau khi đã được quan thất phẩm nghiệm thu thì không phải nộp lệ phí làm thủ tục, sau đó đưa vào cung làm thái giám, mỗi tháng có thể

được lĩnh ba, bốn lạng bạc, trừ hai lạng tiền phí quản lý hoặc phí phẫu thuật, số còn lại đem cho gia đình.

Cuối thời Thanh, bọn Phách Hoa Tử vô cùng ngang ngược, hoành hành khắp đầu đường cuối chợ. Thủ đoạn bắt cóc trẻ con của chúng là tẩm một loại thuốc mê vào khăn tay, sau đó dí khăn vào mặt đứa trẻ. Đứa bé ngửi vào một cái là hôn mê ngay, lập tức bị chúng bắt cóc đi. Hồi đó những gia đình mất con bao giờ cũng tìm đến chỗ Hoa Ngũ gia hoặc chỗ tiểu đao lưu đầu tiên.

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 1 (Trang 41 - 48)