Các chỉ tiêu định lượng:

Một phần của tài liệu 0248 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương VN chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 29 - 36)

b/ Khái niệm chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp:

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng:

Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ DNXL lớn hơn 1 và tổng dư nợ cho vay DNXL đều ở mức cao cho thấy định hướng tín dụng của Ngân hàng tập trung vào lĩnh vực xây lắp và thị phần tín dụng đối với lĩnh vực xây lắp được mở rộng, các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng đã có sức cạnh tranh để mở rộng khách hàng, có cơ hội để tiếp thị và sàng lọc khách hàng tốt.

Tuy nhiên tăng trưởng tin dụng đối với DNXL phải phù hợp với khả năng về vốn, quản lý rủi ro cũng như các nguồn lực về con người, công nghệ của ngân hàng. Việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNXL vượt quá khả năng của ngân hàng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và việc Ngân hàng không đủ điều kiện nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ các khoản tin dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

*) Tỷ trọng dư nợ cho vay DNXL/ Tổng dư nợ

Dư nợ cho vay DNXL

Tỷ trọng dư nợ cho vay cho DNXL = --- × 100% Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu khá quan trọng, phản ánh vị trí của hoạt động cho vay đối với DNXL trong hoạt động cho vay chung của Ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay đối với DNXL cao và tăng trưởng cho thấy Ngân hàng đã và đang mở rộng thị phần trong ngành xây lắp. Ngược lại, dư nợ cho vay đối với DNXL qua các năm giảm chứng tỏ chính sách thu hẹp tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng.

Chỉ tiêu tổng dư nợ đối với DNXL cần xem xét kết hợp với chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ DNXL/Tổng dư nợ để đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tăng trưởng cho vay DNXL. Chỉ tiêu dư nợ cho vay mới chỉ phản ánh sự tăng trưởng tuyệt đối nhưng nếu dư nợ cho vay DNXL tăng với tốc độ thấp hơn tổng dư nợ thì tỷ trọng này lại giảm. Điều này còn phụ thuộc chủ yếu vào

chính sách cho vay của Ngân hàng giai đoạn đó là mở rộng hay thu hẹp cho vay DNXL.

*)Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL:

Cả hai chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng truởng chua đủ để phản ánh chất luợng tín dụng Ngân hàng đối với DNXL. Để đánh giá chất luợng tín dụng một cách đúng đắn, khách quan và khoa học thì chỉ tiêu này phải đuợc kết hợp với các chỉ tiêu khác, đặc biệt là chỉ tiêu nợ quá hạn.Theo đó “nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn ”

[6, tr.2]. Một khoản vay không trả đầy đủ, đúng hạn nhu thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì trở thành nợ quá hạn.

Chúng ta xem xét đánh giá nợ quá hạn qua hai chỉ tiêu:'' Tổng du nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = --- × 100% Tổng du nợ Tổng du nợ quá hạn của DNXL Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL = --- × 100% Tổng du nợ của DNXL

Tổng du nợ quá hạn “bao gồm toàn bộ du nợ của khách hàng (kể cả đến hạn và chua đến hạn), kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro (chất luợng) tín dụng của ngân hàng” [21,tr.128]

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất luợng tín dụng của ngân hàng, phản ánh những rủi ro trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng du nợ cao cho thấy sự an toàn của các khoản vay không đuợc bảo đảm, rủi ro là lớn ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tính thanh khoản của Ngân hàng bị đe dọa, làm đình trệ quá trình luân chuyển vốn, khiến Ngân hàng

không hoàn thành được nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động, dự án hay các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, phải thừa nhận sự tồn tại của nợ quá hạn là tất yếu, không thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng phải chấp nhận nợ quá hạn, cố gắng kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ hợp lý.

Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL được so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn chung để đánh giá được mức độ rủi ro trong lĩnh vực xây lắp cao hay thấp so với mức độ rủi ro chung của toàn hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn được xem là cao hay thấp cần so sánh với tỷ lệ chung của ngành và tỷ lệ chấp nhận của chính ngân hàng. Theo các nghiên cứu và khuyến nghị của WorldBank thì tỷ lệ nợ quá hạn có thể chấp nhận được là dưới 3%, có nghĩa rằng đó là mức tối đa đặt ra cho các nhà quản lý chú ý cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả của khoản cho vay.

Theo thời gian, nợ quá hạn được chia thành: nợ quá hạn dưới 90 ngày; “ nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày; nợ quá hạn từ 180 - 360 ngày; nợ quá hạn trên 360 ngày” [21, tr.129].

Theo khả năng thu hồi, có thể chia nợ quá hạn thành nợ quá hạn có thể thu hồi (nợ quá hạn thông thường), nợ quá hạn có thể thu hồi một phần (nợ khó đòi) và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.

*) Lãi treo:

Lãi treo được hiểu là những khoản lãi đến hạn trả mà Doanh nghiệp chưa

trả và Ngân hàng chưa thu được vì vậy chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu này cũng thể hiện chất lượng và hiệu quả của công tác cho vay DNXL. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với chất lượng cho vay DNXL. Tỷ lệ này cao có nghĩa là số lãi cho vay đến hạn trả chưa thu được từ các DNXL là cao dẫn đến chất lượng thu nợ lãi thấp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Lãi treo và nợ quá hạn cao đều tiềm ẩn rủi ro

Tỷ lệ phân bổ dự

phòng RRTD hàng Dự phòng RRTD hàng năm của DNXL x 100%

cho Doanh nghiệp và Ngân hàng, là dấu hiệu cho thấy khả năng tài chính, dự toán chi phí không hợp lý, năng lực thi công và uy tín của Doanh nghiệp và các

dự báo dòng tiền vào, đang bị giảm sút. Ngân hàng cùng với Doanh nghiệp phải có biện pháp tháo gỡ khó khăn, giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả Doanh nghiệp và Ngân hàng. [3]

*) Tỷ lệ nợ xấu của DNXL:

Du nợ xấu DNXL

Tỷ lệ nợ xấu DNXL = ---× 100% Tổng du nợ DNXL

Nợ xấu là “các khoản nợ đuợc xếp từ nhóm 3 đến nhóm 5” [6,tr.3] . Cụ thể:

+ “Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3)” [6,tr.5] bao gồm: các khoản nợ mà tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đuợc đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ ” Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4)” [6,tr.5] : là các khoản nợ đuợc đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

+ “Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5)” [6,tr.5] : là các khoản nợ đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh, do vậy, Ngân hàng luôn chấp nhận một mức rủi ro nhất định và thuờng xuyên kiểm soát các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Ngân hàng tiến hành phân loại nợ và kiểm soát đối với các khoản nợ duới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất

vốn - đây là những khoản nợ xấu của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần quan tâm đến các khoản nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) vì khi có biến động bất

+ Tỷ lệ dự phòng: Là tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm của DNXL so với tổng dư nợ cho vay các DNXL:

khoản nợ để đề phòng trường hợp rủi ro tín dụng xảy ra.

Tùy vào các nhóm nợ, giá trị TSĐB mà tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là khác nhau. Các tổ chức tín dụng phải tiến hành trích dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Dự phòng chung được trích lập và duy trì bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo phân loại nợ. [6]

Dự phòng cụ thể được trích như sau: tỷ lệ dự phòng được trích lập theo các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%

Tỷ lệ dự phòng các Ngân hàng thương mại cần phải thực hiện ở mức càng thấp càng tốt. Việc nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

*) Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNXL có tài sản bảo đảm:

Dư nợ cho vay DNXL có tài sản bảo đảm Tỷ lệ dư nợ cho vay DNXL

2 . ∖ 2 ∙ 2∙ 2 ,. 2 2 * 2 22

.--- × Tổng dư nợ DNXL

Tỷ lệ này càng cao càng tốt.Tài sản bảo đảm của các DNXL chủ yếu là máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận tải, giá trị nhà xưởng, khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành. Tài sản bảo đảm không phải là căn cứ duy nhất để ngân hàng xem xét cho vay. Tuy nhiên đây là một trong những công cụ để nâng cao trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ của người vay và giảm bớt tổn thất cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Do vậy, Ngân hàng cần xây dựng quy trình định giá, kiểm tra tài sản bảo đảm dành riêng cho tài sản bảo đảm đối với DNXL nhằm đảm bảo an toàn vốn vay.

*) Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với các DNXL:

Lợi nhuận hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập đáng kể và quan trọng của ngân hàng [3]. Chỉ tiêu này giúp chúng ta so sánh được thu nhập từ hoạt động cho vay DNXL của Ngân hàng trong tổng thu nhập. Ta có công thức tính như sau:

Thu nhập từ hoạt động cho vay DNXL Tỷ trọng thu nhập DNXL = --- × 100

Tổng thu nhập của ngân hàng

Tỷ lệ này cao chứng tỏ thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với các DNXL mang lại càng lớn và nó phản ánh chất lượng tín dụng trong lĩnh vực xây lắp tốt.

Chất lượng tín dụng đối với DNXL ngoài yêu cầu an toàn còn cần tạo ra lợi nhuận. Bên cạnh việc việc thu được khoản lãi từ hoạt động cho vay, Ngân hàng còn thu được khoản phí không nhỏ từ việc phát hành các loại bảo lãnh trong quá trình quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp. Nếu một khoản cho vay chỉ thu được gốc mà không thu được lãi thì sẽ không tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, không bù đắp được những chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn và các chi phí khác. Do vậy, việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cấp tín dụng đối với DNXL/ T ổng lợi nhuận từ

Một phần của tài liệu 0248 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương VN chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w