- Công tác giải phóng mặt bằng cũng là một trong những vướng mắc trong quản lý đầu tư và xây dựng Nhiều công trình đã được triển khai nhưng
KẾT LUẬN CHƯƠN G
Từ những vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong việc nâng cao chất luợng tín dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần công thuơng Việt nam - Chi nhánh Sông nhuệ đã đuợc phân tích ở chuơng 2, chuơng 3 của luận văn đã đua ra một số giải pháp đối với Chi nhánh Sông nhuệ nhằm góp phần nâng cao chất luợng tín dụng đối với các Doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Ngân hàng với chức năng đi vay để cho vay, để đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thì chất lượng tín dụng luôn là vấn đề lớn, mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi ngân hàng. Do đặc thù và phức tạp của ngành xây dựng mà vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNXL càng có ý nghĩa lớn cả về trước mắt và lâu dài.
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, nhất là trong lĩnh vực cho vay xây lắp, rủi ro có thể chưa xuất hiện ngay, nhưng cũng có thể rủi ro đang tiềm ẩn ở đâu đó chưa bộc lộ. Vì sự tồn tại và phát triển của ngành ngân hàng nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng công thương Sông nhuệ nói riêng, việc nhìn nhận đánh giá và quản lý rủi ro là một việc hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNXL, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân và khả năng có thể dẫn đến rủi ro cho tín dụng ngân hàng, Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng góp phần khuyến khích đầu tư, làm tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh tế, mong rằng Luận văn có thể đóng góp một phần ý kiến vào việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCPCT Việt nam - Chi nhánh Sông nhuệ trong giai đoạn hiện nay.
Việc nghiên cứu về nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNXL không phải là vấn đề mới nhưng cũng chưa bao giờ là vấn đề cũ, vạn vật không ngừng biến đổi, con người và sự vật cũng biến đổi theo, thực tế diễn ra nhiều loại rủi ro mà không có sách vở nào mô tả hết được, song bóng dáng của nó vẫn ẩn chứa đâu đó ở những dạng rủi ro mà con người đã nhận diện. Với lòng đam mê công tác tín dụng nói chung và công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các DNXL nói riêng, tác giả đã nghiên cứu và trình bầy các nội dung cơ bản của đề tài,trong khuôn khổ một khóa luận thạc sỹ không tránh
1 Học viện tài chính (2007), Tài chính doanh nghiệp,, Nhà xuât bản Tài chính Hà nội
PGS,TS Tô Ngọc Hưng ( 2009), Ngân hàng thương mại, Nhà xuât bản Thống kê, Hà nội
PGS,TS Tô Ngọc Hưng (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàngNhà xuât bản Thống kê, Hà nội
■4 PGS,TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại,
Nhà xuât bản Tài chính, Hà nội
“5 5
PGS,TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng, Nhà xuât bản Thống kê, Hà nôi
^6 Ngân hàng Nhà nước (2005), "Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng"
~7 Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2012), Qui định mới về Quản lý tài chính, quản lý cho vay, thu nợ và thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu dành cho các tổ chức tín dụng -ngân hàng 2012, Nhà xuât bản Tài chính, Hà nôi
8 Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (2010), " Quyết định số 222/QĐ - HĐQT- NHCT35 ngày 26/02/2010 về việc Ban hành qui định cho vay đối với các Tổ chức kinh tế"
khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những người quan tâm và các bạn đồng nghiệp góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tương lai.
Cuối cùng cho phép em bầy tỏ lời cảm ơn các thầy cô giáo Trường Học viện Ngân hàng đã giúp em tích lũy thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích cho quá trình công tác, cảm ơn Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông nhuệ, các anh chị và các bạn đồng nghiệp. Cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của TS Đào Minh Phúc đã giúp em hoàn thành Luân văn tốt nghiệp của mình. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn.