Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu 0248 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương VN chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 81 - 85)

b) Hoạt động dịch vụ:

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Qui chế tín dụng chưa được hoàn thiện:

Hiện nay Ngân hàng TMCPCT Việt nam đã xây dựng các qui định, qui trình và các văn bản chỉ đạo từng thời kỳ đối với hoạt động tín dụng. Mặc dù đã có nhiều hệ thống thông tin hỗ trợ nhung do có quá nhiều văn bản chỉ đạo, thậm chí chồng chéo, hoặc chỉ đạo nhiều nội dung liên quan đến nhiều mảng nghiệp vụ, hoặc có nhiều văn bản sửa đổi bổ sung mà không hoặc ít có văn bản thay thế, nên khi xử lý nghiệp vụ cán bộ bị vi phạm qui định, qui trình mà không biết.

- Chưa có quy trình tín dụng riêng dành cho DNXL:

Hoạt động cho vay đối với DNXL có những khó khăn, phức tạp và tiềm ẩn rủi ro hơn các lĩnh vực khác. Tuy nhiên việc xét duyệt tín dụng DNXL hiện vẫn dựa trên qui trình tín dụng chung mà chua có qui trình áp dụng riêng. Vì vậy

quá trình kiểm soát đối với hoạt động cho vay DNXL gặp phải những vuớng mắc, đồng thời chua đảm bảo đuợc tính chặt chẽ và an toàn của khoản vay.

Bên cạnh đó, đối với việc chấp hành quy trình chung, quy chế, chế độ của ngành và của pháp luật trong quá trình cho vay đối với DNXL hiện vẫn chua đuợc tiến hành đầy đủ:

+ Việc thẩm định khách hàng chua có độ sâu, thiếu thông tin, nhất là thông tin về dự án, khả năng tài chính của chủ đầu tu, nguồn vốn thanh toán nhất là các nguồn vốn của Chủ đầu tu và vốn tài trợ khác, thẩm định tài chính của khách hàng thuờng dựa trên báo cáo tài chính (thiếu độ tin cậy) do khách hàng lập,hoặc có kiểm toán nhung loại trừ các yếu tố trọng yếu, tình hình công nợ và các khoản đầu tu liên doanh liên kết khó xác thực tính chính xác do không đối chiếu đuợc công nợ... dẫn đến đua ra quyết định cấp tín dụng chủ yếu dựa trên uy tín và quan hệ tin tuởng lẫn nhau. Đối với các

khách hàng mới, thường phải yêu cầu có TSBĐ, dẫn đến khả năng mở rộng thị phần tín dụng bị hạn chế.

+ Công tác giải ngân và kiểm tra thực hiện cho vay: Các công trình thi công ở xa Trụ sở của Chi nhánh, các DNXL thường có các Chi nhánh phụ thuộc hoặc các đội để triển khai thi công tại công trình, vì vậy việc kiểm soát trước khi giải ngân chỉ dựa trên chứng từ do Khách hàng cung cấp, Ngân hàng chưa đối chiếu được với thực tế phát sinh.

+ Công tác quản lý kiểm tra sau khi cho vay: Việc kiểm soát sau cũng bị hạn chế do hình thái vật chất của khoản vay đã thay đổi, khối lượng dở dang của công trình không phải lúc nào kiểm tra cũng được chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát ký xác nhận, vì vậy phải chấp nhận số liệu do Doanh nghiệp báo cáo.

+ Việc kiểm tra bảo đảm nợ vay chưa được các chi nhánh quan tâm đúng mức, chưa đánh giá và loại trừ các tài sản là hàng hóa tồn kho ứ đọng, nợ phải thu nhưng không có khả năng thu hồi và chưa đựoc trích lập rủi ro....

+ Thực hiện các điều kiện về tài sản bảo đảm chưa đúng qui định:

Tài sản bảo đảm là bất động sản chưa được định giá lại khi có biến động

giảm sút lớn của thị trường, chủ thể tham gia ký kết HĐBĐ không đúng hoặc không đủ.

Tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị chưa đựơc kiểm tra thường xuyên, chưa yêu cầu Khách hàng mua bảo hiểm kịp thời. chưa được đăng ký giao dịch đảm bảo, định kỳ chưa định giá lại theo qui định

Định giá tài sản bảo không đảm phù hợp với thực tế hoặc thiếu căn cứ. Nhận thế chấp quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hoàn thành chưa đúng theo qui định của NHCT;

Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và Tài sản đảm bảo còn mang tính hình thức, tuy nhiên việc kiểm tra và giám sát TSĐB có khó khăn là do

tài sản (phương tiện giao thông và máy móc thiết bị thi công) nằm ở xa, dàn trải khắp các tỉnh thành trong cả nước.

-Về nguồn nhân lực đối với lĩnh vực hoạt động tín dụng

Do nhu cầu phát triển mở rộng mạng lưới và địa bàn hoạt động, hàng năm ngân hàng phải tuyển thêm rất nhiều cán bộ trẻ. Vì vậy bộ phận cán bộ này còn ít kinh nghiệm, vấp phải khó khăn nhất định trong hoạt động cho vay đối với DNXL.

Hoạt động cho vay đối với DNXL có những đặc thù và phức tạp riêng đòi hỏi cán bộ không chỉ vững vàng về kiến thức tài chính, kinh tế mà còn phải am hiểu về cách thức, qui trình hoạt động, quản lý sản xuất trong xây dựng cơ bản. Trong khi đa số các cán bộ tín dụng thường tốt nghiệp từ các trường thuộc khối kinh tế tài chính ngân hàng, không có các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về kinh doanh xây lắp. Để đối tượng cán bộ này có thể làm tốt được công tác tín dụng đối với DNXL phải tiếp tục được đào tạo, học hỏi về lĩnh vực xây lắp và thường phải có trải nghiệm thực tế nhất định (khoảng từ 3 năm trở lên).

Năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của cán bộ còn chưa cao nhất là đối với ngành nghề phức tạp như xây lắp. Nhiều quyết định cho vay mang cảm tính, được dựa trên cơ sở thông tin chưa đầy đủ hoặc phiến diện như chỉ dựa vào tài sản bảo đảm hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp đều dẫn đến rủi ro. Cán bộ tín dụng cũng chưa có khả năng tư vấn, giám sát khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời. Tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của cán bộ tín dụng còn chưa cao.

Ngoài những bất cập về trình độ chuyên môn, một bộ phận cán bộ chưa thực sự sát sao trong quản lý và giám sát các khoản vay dẫn đến tiềm ẩn rủi ro

mất vốn. Bên cạnh đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiêm, cần đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo Phòng khách hàng phải rất tinh thông nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm để kèm căp, tuy nhiên tại Chi nhánh đội ngũ lãnh đạo phòng Khách hàng đang bị đánh giá là già hóa, hạn chế, kèm theo đó là lối làm việc cũ, theo lối mòn, tính thận trọng quá cao đôi khi bỏ lỡ cơ hội đầu tư và phát triển, khả năng sử dụng công nghệ kém, trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, bảo thủ, áp đặt, không theo kịp với tốc độ phát triển và yêu cầu của công việc đổi mới như vũ bão trong lĩnh vực Ngân hàng.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt nam: Ngân hàng TMCPCT Việt nam có một hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ khá đồng bộ và bài bản. Cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ do Ngân hàng TMCPCT Việt nam quản lý nhưng đặt tại Chi nhánh để thực hiện công tác kiểm tra. Hàng năm Ngân hàng TMCPCT Việt nam đều có các đoàn kiểm tra nội bộ để đi kiểm tra chéo, tuy nhiên việc kiểm tra mang tính cảnh báo và hoàn thiện hồ sơ, gọi nhẹ nhắc khẽ, ít đi thực tế khách hàng nhất là những khách hàng đã có quan hệ lâu năm, hoặc có phát hiện ra những sai sót, vi phạm nhưng chi nhánh có ý kiến giải trình thì lại bỏ qua. Việc kiểm tra, giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về doanh nghiệp, khoản vay và tài sản thế chấp chưa được thực hiện một cách thường xuyên, đôi khi còn chưa sâu sát và nghiêm túc, Chất lượng kiểm tra và sửa chữa sai sót chưa cao, việc khắc phục xử lý không kiên quyết và dứt điểm.

- Công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được đầy đủ

Mặc dù ngân hàng đã đầu tư, đổi mới công nghệ, thực hiện hiện đại hóa ngân hàng song hệ thống công nghệ còn chưa đồng bộ, chưa tích hợp được các tiện ích để tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt, công nghệ phục vụ cho việc cập nhật thông tin tín dụng chưa hỗ trợ

nhiều cho công tác tín dụng, do đó việc thu thập, xử lý thông tin cho hoạt động tín dụng còn nhiều yếu kém.

- Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

Thông tin tín dụng là điều kiện không thể thiếu khi cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Thực tế hiện nay, Vietinbank - Chi nhánh Sông nhuệ vẫn đang tập trung vào các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống nên việc nắm bắt và kiểm tra thông tin về các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế. Thông tin thu thập đuợc thuờng không đầy đủ, nhiều thông tin mâu thuẫn với nhau, thiếu chính xác.

Việc tổng hợp thống kê số liệu, thu thập thông tin về cho vay DNXL vẫn chua đuợc tiến hành định kỳ, thông thường chỉ tập trung vào một số thời điểm nhất định để phục vụ cho công tác làm báo cáo quý, năm hay phục vụ cho các đoàn kiểm tra, vì vậy, thông tin cập nhật còn mang tính chắp vá, chưa thành hệ thống liên tục nên các nhận định, đánh giá đôi khi còn phiến diện. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đủ năng lực để chọn lọc, xử lý thông tin có hiệu quả trong thẩm định dự án cho vay.

Một phần của tài liệu 0248 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP công thương VN chi nhánh sông nhuệ luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w