1.2.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Có nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả huy động vốn. Đó là sự gia tăng quy mô vốn huy động so với vốn chủ sở hữu hay đó là chi phí thấp khi huy động vốn, hay đó là lợi nhuận mạng lại khi sử dụng vốn... có nhiểu cách hiểu nhu vậy là do đứng trên các giác độ khác nhau để xem xét, đánh giá.
Trong luận văn này hiệu quả huy động vốn đuợc hiểu "là kết quả huy động vốn mà ngân hàng đạt đuợc phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu tăng truởng bền vững, an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ'.
Nhu vậy, trên giác độ ngân hàng, để đạt đuợc hiệu quả huy động vốn cao, ngân hàng cần bát sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn và loại tiền với chi phí huy động thấp
nhất. Đồng thời phải duy trì được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tặng lợi nhuận cho ngân hàng.
Trên giác độ khách hàng, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đạt được khi thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng về tính đa dạng của sản phẩm huy động vốn, về lãi suất, về tháo độ phục vụ của nahan viên ngân hàng... Nói cách khác, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng cao khi tạo cho khách hàng cảm giác thuận tiện, an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng cũng như khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt về huy động vốn như hiện nay thì việc các NHTM đánh giá hiệu quả huy động vốn là hết sức cần thiết, điều này giúp cho ngân hàng xác định được chỗ đứng của mình, chỉ ra điểm mạnh điểm yếu trong công tác huy động vốn để kịp thời đưa ra những biện pháp huy động vốn phù hợp.
Để đánh giá chính xác hiệu quả huy động vốn, các NHTM cần đưa ra được hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể để đánh giá chính xác nhất về hiệu quả huy động vốn.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Các NHTM hoạt động trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao, tiếp xúc với nhiều nguồn vốn phong phú. Vì vậy, mở rộng công tác huy động vốn qua hệ thống NHTM là một vấn đề tất yếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, phục vụ mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng.
Để đánh giá hiệu quả trong công tác huy động vốn, người ta chủ yếu dựa vào 02 nhóm chỉ tiêu sau: chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động, cơ cấu vốn huy động, chi phí vốn huy động, mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
1.2.2.1. Chỉ tiêu chi phí vốn huy động
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường không thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, vì vậy ngân hàng
phải huy động vốn để sử dụng với một chi phí nhất định. Định giá nguồn huy động hay xác định chi phí huy động là một mắt xích quan trọng trong quy trình định giá của NHTM, bao gồm xác định lãi suất huy động và các chi phí có liên quan tới huy động, trong đó lãi suất là phần quan trọng ảnh huởng tới quy mô và kết quả huy động, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi phí huy động vốn. Chi phí huy động vốn cho thấy để huy động đuợc luợng vốn nhu vậy thì ngân hàng cần phải bỏ ra tổng chi phí là bao nhiêu. Chi phí này kết hợp với doanh thu từ lãi cho vay vốn huy động sẽ cho biết thu nhập của ngân hàng từ vốn huy động. Từ đó kết hợp với tỷ suất lợi nhuận từ vốn huy động để kết luận kết quả huy động vốn. Chi phí huy động đuợc tính nhu sau:
Chi phí huy động = chi phí trả lãi huy động + chi phí phi lãi
Chi phí trả lãi huy động: là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của NHTM do nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Mức lãi suất huy động thuờng đuợc xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị truờng. Khi ngân hàng thừa vốn thì lãi suất sẽ giảm và nguợc lại. Ngoài ra tùy theo chiến luợc cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà các ngân hàng đạt ra mức lãi suất cao hơn hay thấp hơn mức lãi suất thị truờng. Chi phí huy dộng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhu kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của khách hàng, chiến luợc kinh doanh của ngân hàng, tiện ích kèm theo,...
Chi phí phi lãi: là các chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ hoạt động huy động. Chi phí phi lãi rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điều kiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất. Chi phí phi lãi bao gồm chi phí trả trực tiếp cho nguời gửi tiền nhu quà tặng, khuyến mại, quay số trúng thuởng, bảo hiểm, chi phí cho hoạt động quảng cáo, marketing để thu hút khách gửi tiền và một số chi phí khác đuợc tính chung vào chi phí quản lý và rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn. Do đó, việc giảm chi phí huy động vốn có thể đuợc thực hiện bằng cách nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
Chi phí trả lãi bình quân Chi phí trả lãi
AA,.. = --- ---77--- x 100% tổng vốn huy động Tổng vốn huy động
vốn, sự phù hợp này được phân tích trên 3 tiêu chí sau:
(i) Sựphù hợp về quy mô
Quy mô vốn huy động phải cân đối với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Huy động vốn quá nhiều mà không sử dụng hết sẽ là một lãng phí lớn và ngược lại nếu huy động vốn quá ít sẽ ảnh hưởng tới tín dụng và đầu tư làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Để đảm bảo cân đối vốn trong quá trình kinh doanh, các ngân
Trong đó:
+ Chi phí trả lãi bao gồm: lãi phải trả cho tất cả các nguồn vốn huy động trong kỳ
báo cáo.
+ Tổng vốn huy động: là số du bình quân kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền bình quân mà ngân hàng phải bỏ ra cho mỗi đồng vốn mình có đuợc.
Một ngân hàng huy động vốn đạt hiệu quả xét trên khía cạnh chi phí huy động khi nó đạt đuợc các yêu cầu sau:
+ Tìm kiếm đuợc nguồn vốn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tu trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tuơng xứng giữa huy động vốn và sử dụng về các phuơng diện quy mô, thời hạn và tính ổn định. Theo nguyên lý chung thì những nguồn vốn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn vốn có uu thế nhất về phuơng diện chi phí.
+ Tăng đuợc lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những
rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng
thu nhập trừ đi chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập thông qua việc đầu tu vào tải sản sinh lời cao tuơng ứng với rủi ro cao hơn sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý chi phí vốn hiệu quả.
- Quy mô vốn huy động/chi phí huy động vốn: xác định chỉ tiêu này giúp ngân hàng xác định đuợc nguồn vốn có chi phí thấp, phù hợp với yêu cầu của ngân hàng, qua đó có biện pháp khuyến khích nguồn vốn này. Chỉ tiêu này đuợc xác định bằng tỷ lệ tuơng quan giữa tổng nguồn vốn huy động với tổng chi phí huy động vốn. Tỷ lệ này càng nhỏ càng thể hiện ngân hàng đang có nguồn vốn huy động tốt.
1.2.2.2. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, lợi nhuận của ngân hàng có lãi hay lỗ cũng phụ thuộc một phần không nhỏ vào hoạt động huy động vốn. Do đó huy động vốn quá nhiều hay quá ít cũng đều ảnh huởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, việc cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, quyết định tới việc có đạt đuợc mục tiêu
Có thể đánh giá sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn của một ngân hàng trong kỳ thông qua chỉ tiêu sau:
Chi phí cận biên
Hệ số sử dụng vốn Tổng nguồn vốn mới huy động thêm
- Nếu hệ số sử dụng vốn > 1: phản ánh quy mô vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, nếu điều này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng, do đó ngân hàng nên có các biện pháp để mở rộng quy mô vốn huy động.
- Nếu hệ số sử dụng vốn < 1: phản ánh quy mô huy động vốn vượt quá nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, đây có thể là dấu hiệu của việc huy động vốn quá nhiều hoặc vốn bị ứ đọng. Đối với một ngân hàng áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung thì hệ số này ở các chi nhánh sẽ không phải là tiệc cực nếu hệ số này nhỏ hơn 1.
- Nếu hệ số sử dụng vốn = 1: cho thấy giữa huy động vốn và sử dụng vốn đã có sự tương đồng nhất định.
(ii) Sựphù hợp về kì hạn:
Sự không cân xứng về kì hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn sẽ tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái...
nếu lãi suất thị truờng có xu huớng tăng lên ngân hàng sẽ phải huy động với mức lãi suất cao hơn để tiếp tục tài trợ cho các khoản đầu tu. Nguợc lại khi thời hạn sử dụng vốn ngắn hơn thời hạn của nguồn vốn huy động thì ngân hàng sẽ đứng truớc rủi ro giảm lợi nhuận khi lãi suất thị truờng giảm xuống.
Nếu ngân hàng sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để đầu tu vào khoản tín dụng dài hạn, ngân hàng sẽ đứng truớc rủi ro thanh khoản. Trong khi kì hạn của các khoản nợ chua đến hạn thu hồi, áp lực thanh khoản từ khách hàng sẽ buộc ngân hàng phải chấp nhận huy động vốn bổ sung với lãi suất cao để thanh toán cho khách hàng hoặc xấu hơn là ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán.
Việc cân đối kì hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn là thách thức đối với tất cả
các ngân hàng trong giai đoạn hiên nay, bởi kì hạn thực tế của các khoản vốn đuợc huy
động biến động không dựa trên ý kiến chủ quan của ngân hàng, do đó các ngân hàng khó
có thể can thiệp đuợc. Đảm bảo cân đối về kì hạn một mặt nâng cao hiệu quả huy động
vốn, mặt khác sẽ giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
(iii) Sự phù hợp về lãi suất:
Để đảm bảo mức lợi nhuận, mức lãi suất bình quân mà các ngân hàng áp dụng đối với khách hàng đến vay tiền thuờng cao hơn lãi suất bình quân đuợc áp dụng khi ngân hàng huy động vốn. Sự chênh lệch lãi suất tạo nguồn thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi việc huy động vốn và cho vay trở lên quá khó khăn ngân hàng có thể chấp nhận lãi suất cho vay bằng hoặc thấp hơn lãi suất huy động. Lúc này, mục tiêu của ngân hàng là duy trì hoạt động và nguồn thu chủ yếu để bù lỗ là từ các hoạt động dịch
vụ mà ngân hàng cung cấp.
Để đánh giá sự chênh lệch giữa mức lãi suất bình quân cho vay với mức lãi suất bình quân huy động ta sử dụng chỉ tiêu:
Chệnh lệch Thu từ lãi - Chi từ lãi
lãi suất Tổng tài sản
Hoặc:
Tỷ lệ tăng/giảm lãi LS huy động bình quân năm báo cáo huy động bình quân LS huy động bình quân năm truớc
- Nếu tỷ lệ này < 1: phản ánh lãi suất huy động bình quân của ngân hàng đã giảm so với năm truớc, điều này có tác động tích cực đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
- Nếu tỷ lệ này > 1: phản ánh lãi suất huy động bình quân của ngân hàng đã tăng so với năm truớc và tác động tiêu cực đến hiệu quả huy động vốn, vì vậy ngân hàng cần có các biện pháp để giảm lãi suất huy động.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Ngân hàngthương mại thương mại
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan
• Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
Ngân hàng cần xác định vị trí của mình trong hệ thống, thấy đuợc điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức của mình. Trên cơ sở đó, dự đoán sự thay đổi của môi truờng để xây dựng đuợc chiến luợc kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến luợc phát triển quy mô và chất luợng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng. Trong từng thời kỳ, dựa vào chiến luợc kinh doanh và dựa trên chỉ tiêu đuợc giao, ngân hàng lên kế hoạch cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, đặc biệt chú trọng tới chi phí huy động vốn. Mục tiêu là phải tìm kiếm đuợc nguồn vốn rẻ, ổn định thông qua những hình thức huy động khác nhau, có nhu vậy ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả.
• Chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất là một nhân tố quan trọng, có tác động mạnh đến việc huy động vốn của NHTM, đặc biệt là đối với các khoản vốn mà nguời gửi hoặc nguời dân
đầu tu vào ngân hàng với mục đích huởng lãi. Các ngân hàng cạnh tranh không chỉ về lãi suất huy động với các ngân hàng khác mà còn cả với thị truờng tiền tệ. Do đó chỉ với sự khác biệt nhỏ về lãi suất có thể đẩy dòng tiền nhàn rỗi trong xã hội theo những huớng khác nhau. Đó cũng là lý do để khách hàng có thể chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Do vậy, cần xác định một chính sách lãi suất hợp lý, có tính minh bạch và cạnh tranh là một vấn đề vô cùng quan trọng, phải đuợc nghiên cứu và tính toán.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải tính toán sao cho lãi suất vừa có tính cạnh tranh, vừa phải đảm bảo đuợc mức chi phí đầu vào thấp nhất và kinh doanh có lãi.
• Chính sách khách hàng
Trong môi truờng cạnh tranh không ngừng, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức đầu tu của mình. Khách hàng chỉ tìm đến gửi tiền, vay tiền ở những nơi mà họ cảm thấy thuận tiện nhất chứ không chỉ đơn thuần là lãi suất. Trong điều kiện ít có sự khác biệt về sản phẩm ngân hàng và giá cả nhu hiện nay thì chính sách khách hàng trở thành nhân tố quan trọng, giúp các ngân hàng giữ vững và phát triển thị phần của mình. Do vậy, ngân hàng phải hiểu động cơ, thói quen, mong muốn của các khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đua ra một hệ thống các chính sách về dịch vụ, về sản phẩm mới, chính sách về giá cả, chính sách về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại... để khách hàng có nhiều lựa chọn.
• Vốn tự có của bản thân ngân hàng
Vốn tự có của một NHTM không chỉ quyết định đến uy tín của NHTM, mà còn ảnh huởng tới quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó, cũng nhu ảnh huởng tới khả năng huy động vốn và khả năng cho vay khách hàng, bởi ngân hàng tuy kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhung vẫn phải tuân theo quy tắc quản lý