3.3.1. Đề xuất kiến nghị với ACB
- Điều hành lãi suất FTP linh hoạt, kết hợp với các cơ chế hỗ trợ khác.
• Trong điều kiện thị trường ổn định, biên độ biến động lãi suất tăng/giảm 1%/quý thì điều hành 2 giá FTP mua vốn khác FTP bán vốn sẽ linh hoạt hơn.
• Trong điều kiện thị trường biến động mạnh >1%, áp dụng FTP 1 giá mua = bán và tăng NIM huy động cho chi nhánh.
- Tăng FTP mua vốn dân cư để chi nhánh bù đắp chi phí liên quan, bao gồm cả chi phí marketing, khuyến mại. Đối với khách hàng là tổ chức: chi nhánh căn cứ FTP để chủ động quyết định lãi suất, chi nhánh cần chủ động hơn trong việc tính toán lãi lỗ trên nguyên tắc đánh giá lợi ích tổng hòa từ phục vụ 1 khách hàng từ thu nhập các sản phẩm tiền gửi, tiền vay, cung ứng dịch vụ... nhằm thực hiện chính sách khách hàng lâu dài và cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
- Các dự án trung dài hạn do hội sở phê duyêt, đề nghị chuyển nguồn trung dài hạn cho chi nhánh đảm bảo cân bằng giữa nguồn vốn trung dài hạn với dư nợ trung dài hạn.
- Thường xuyên rà soát các danh mục sản phẩm tiền gửi hiện tại của ACB, đánh giá, so sánh sản phẩm ACB với đôi thủ cạnh tranh, đồng thời thu nhập ý kiến khách hàng về sản phẩm để xác định hiệu quả sản phẩm từ đó tìm ra các phương pháp và đưa ra các sản phẩm tối ưu cho khách hàng.
- Hội sở chính cần mở các khóa đào tạo chuyên sâu về phân hệ tiền gửi, làm chủ các chương trình công nghệ, quản lý, nâng cấp phân hệ cũng như kỹ năng thiết kế, phát triển, quản lý sản phẩm tiền gửi, đào tạo về sản phẩm huy động vốn cũng như kỹ năng bán hàng...
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách tiền tệ tín dụng thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng. Do hoạt động huy động vốn của NHTM phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ. Có lúc NHNN quản lý quá chặt gây ra khó khăn cho hoạt động của các tổ chức này. Vì vậy, các công cụ của chính sách tiền tệ cần phải linh hoạt hơn, không quá cứng nhắc, phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường để đẩy mạnh việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Hoàn chỉnh và tổ chức tốt thị trường tiền tệ: Đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để NHNN điều hòa khả năng thanh toán giữa các ngân hàng, là nơi đáp ứng nhu cầu các NHTM thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các NHTM thừa vốn. Giải
quyết tốt các mối quan hệ trên thị truờng này, một mặt giúp NHNN quản lý và điều hành đuợc luợng thiền mặt, quản lý đuợc hạn mức tín dụng với các NHTM, mặt khác, tạo điều kiện cho các NHTM tìm đuợc nơi đầu tu và là căn cứ để ngân hàng định ra mức lãi suất đầu ra, đầu vào hợp lý.
NHNN cần xây dựng chiến luợc phát triển hạ tầng cơ sở, công nghệ tạo tiền đề hợp nhất các liên minh thẻ, nhằm tăng tiện ích cho nguời dân dùng thẻ, đồng thời tiết kiệm đầu tu cơ sơ hạ tầng (máy ATM) cho các NHTM nói riêng và cho xã hội nói chung.
3.3.3. Kiến nghị với chính phủ
- Hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ cần có các biện pháp ổn định tình hình kinh tế trong nuớc, truớc hết là ổn định mặt bằng giá cả để phục vụ cho sinh hoạt của nguời dân. Kiểm soát đuợc các mặt hàng thiết yếu giúp chính phủ kiểm soát đuợc lạm phát ở mức độ hợp lý đồng thời tạo điều kiện cho nguời dân có điều kiện tích lũy trong tuơng lai.
- Vận động, yêu cầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện mở tài khoản, trả luơng bằng các dịch vụ qua tải khoản cá nhân, Đối với các ngành dịch vụ, Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế mức thấp nhất bằng tiền mặt. Thành lập ban chỉ đạo liên ngành để cùng nhau huớng dẫn chung trong cả nuớc về việc mở rộng thanh toán không sử dụng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng gồm đại diện văn phòng chính phủ, ngành ngân hàng, tài chính, thuê và tổng liên đoàn lao động tại địa phuơng.
- Có các biện pháp thúc đẩy thị truờng chứng khoán và NHTM để chúng thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tu phát triển.
KẾT LUẬN
Hoạt động huy động vốn của NHTM đóng góp vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định tới chất luợng hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong nền kinh tế thị truờng. Để tạo đuợc chỗ đứng của mình trên thì truờng thì các NHTM không ngừng nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cu hay tổ chức kinh tế để phát triển đầu tu sản xuất. Do đó, việc mở rộng phạm vi áp dụng ảnh huởng của các loại tiền gửi tới các tổ chức kinh tế cũng nhu các tầng lớp dân cu là vấn đề luôn đuợc các NHTM đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của mình.
Đứng truớc thực trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động huy động vốn trên địa bàn, vấn đề là làm thế nào để tăng cuờng huy động vốn là vấn đề cấp thiết đặt ra cần đuợc nghiên cứu để có giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu trên. Do đó đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP A Châu - Chi nhánh Quảng Ninh. ” đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm này.
Hiện tại, mặc dù hoạt động huy động vốn của ACB Quảng Ninh đã đạt đuợc những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên đứng truớc sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng, đòi hỏi ACB Quảng Ninh cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn của mình nhu: xây dựng chính sách, đa dạng hóa các hình thức huy động... các giải pháp này đã đuợc đề cập rất rõ trong phần giải pháp của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh những giải pháp trên thì cũng rất cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, NHNN cũng nhu ACB trong việc tạo lập môi truờng thuận lợi cho ACB Quảng Ninh làm tốt công tác này.
Vấn đề nghiên cứu còn nhiều quan điểm về lý luận, chua đuợc vận dụng đúng mực trong thực tiễn cộng với kinh nghiệm và khả năng của tác giả còn hạn chế, do đó luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tồn tại. Tác giả mong muốn nhận đuợc những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn của các thầy, các cô, bạn bè và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Thị Thu Hà (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB ĐHKTQD Hà Nội 1. Trương Đình Chiến (2012), Quản trị marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2. Lê Thị Xuân (2011), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Đặng Văn Ngọc (2015), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Nguyễn Văn Tiến (2017), Tài chính quốc tế hiện đại, NXB Lao động. 5. Nguyễn Văn Tiến (2017), Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Lao động.
6. Quốc hội (2017), Luật số 17/2017/QH14 ban hành ngày 20/11/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều luật các tổ chức tín dụng.
7. Báo cáo kết quả kinh doanh của ACB Quảng Ninh các năm 2014,2015, 2016, 2017 8. Bản tin Á Châu các số đặc biệt ngày 31/12 năm 2014,2015, 2016, 2017 của ACB.
9. Nguyễn Thu Hằng, Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - chi nhánh Hà Nội Luận văn thạc sĩ HVNH-2015.
10. Nguyễn Đức Tình, Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV - chi nhánh Hà Tây, Luận văn thạc sĩ ĐHKTQD Hà Nội-2016.
11. Các website và các phương tiện thông tin khác: http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.vneconomy.com.vn Thời báo Kinh tế Việt Nam http://www.gso.gov.vn Tổng Cục Thống kê Việt Nam http://www.vnexpress.net