trình phát triển kinh tế - xã hội
Thứ nhất, quản lý thu, chi NSNN là công tác quản lý Nhà nước quan trọng nhằm động viên, huy động các nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước phục vụ phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
Huy động các nguồn tài chính cần thiết vào nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳ chế độ nào, đó là đòi hỏi tất yếu của mọi nhà nước. Nhà nước muốn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình tất yếu phải có nguồn tài chính. Nguồn tài chính mà Nhà nước có được đại bộ phận do quản lý
tốt nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN mang lại. Trong quá trình quản lý thu, chi NSNN phải bảo đảm quan hệ cân đối, hợp lý giữa tích tụ vốn (tích lũy đối với các tổ chức kinh tế) và tập trung vốn (vào NSNN) để tạo điều kiện bồi duỡng, tái tạo các nguồn lực tài chính lâu bền; bảo đảm công bằng xã hội và hợp lý đối với các loại hình kinh doanh, nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo huớng tích cực, phù hợp với các định huớng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nuớc.
Thứ hai, quản lý thu, chi NSNN góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng truởng ổn định và bền vững.
Thông qua thu ngân sách mà chủ yếu là thuế góp phần định huớng phát triển sản xuất. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất uu đãi, các quy định miễn, giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút đuợc doanh nghiệp bỏ vốn đầu tu vào nơi cần thiết, nguợc lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh.
Thông qua các khoản chi kinh tế và chi đầu tu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển những ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị truờng; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu..., Chính phủ có thể tạo điều kiện và huớng nguồn vốn đầu tu của các doanh nghiệp vào những lĩnh vực, những vùng cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới cũng nhu tạo ra môi truờng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Các khoản chi này của NSNN không thu hồi trực tiếp, nhung hiệu quả của nó lại đuợc tính bằng sự tăng truởng của GDP, sự phân bố chung hợp lý của nền kinh tế hoặc bằng các chỉ tiêu khác nhu tạo ra khả năng tăng tốc độ luu chuyển hàng hoá và dịch vụ...
Rõ ràng là chính sách thu, chi ngân sách gắn liền với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ trực tiếp cho chính sách này của Nhà nuớc.
Thứ ba, quản lý thu, chi NSNN giúp điều tiết thị truờng, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là luôn biến động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật thị trường với các yếu tố cung - cầu, giá cả thường xuyên biến đổi. Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối. Khi đó, Nhà nước sẽ sử dụng NSNN để can thiệp vào thị trường.
Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện thông qua việc thực hiện các quỹ dự trữ của Nhà nước ( tiền, ngoại tệ, vật tư, hàng hóa...) theo cơ chế điều tiết: Khi giá của hàng hóa nào lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung nhằm giảm giá, kiềm chế lạm phát. Còn khi giá của hàng hó nào đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuất, Chính phủ sẽ bỏ tiền để mua các hàng hóa đó. Bên cạnh đó, bằng công cụ thuế và chính sách chi tiêu cho NSNN, Chính phủ có thể tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ổn định giá cả trên thị trường.
Đối với thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: Phát hành trái phiếu Chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn,... Nhà nước góp phần kiểm soát lạm phát.
Như vậy, trong những trường hợp cần thiết, Nhà nước phải sử dụng NSNN để điều tiết cung cầu, bình ổn giá trên thị trường và kiềm chế lạm phát.
Thứ tư, quản lý thu, chi NSNN là công tác quản lý hữu hiệu của Nhà nước để điều chỉnh thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
Một chính sách phân phối hợp lý thu nhập của toàn xã hội là một chính sách phải vừa khuyến khích sự tăng trưởng, lại vừa đảm bảo tính công bằng
xã hội một cách hợp lý. Bằng việc quản lý thu, chi NSNN, cụ thể là điều chỉnh chính sách thuế và chính sách chi tiêu NSNN, Chính phủ đã làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa nguời giàu và nguời nghèo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cu trong phạm vi cả nuớc. Cụ thể:
- Sử dụng công cụ thuế, nhu: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt...Nhà nuớc thực hiện việc điều tiết một phần thu nhập của những nguời giàu, để đảm bảo mức tiêu dùng hợp lý giữa các tầng lớp dân cu, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập.
Tuy nhiên khi sử dụng công cụ thuế, quan điểm cơ bản nhất cần phải quán triệt là: kích thích sản xuất và điều hoà thu nhập. Thuế không thể thu quá cao đến mức làm nhụt khát vọng làm giàu của nhà kinh doanh và làm giảm khả năng tăng truởng của nền kinh tế. Thuế cũng không thể thu quá thấp, bởi lẽ nó không chỉ làm giảm nguồn thu của NSNN, nguồn cơ bản để giải quyết các vấn đề xã hội, mà ở mức độ nhất định, nó còn hạn chế cạnh tranh để phát triển sản xuất. Vì thế, mức thuế và thuế suất phải đuợc nghiên cứu thận trọng ở cả hai cực: kích thích và hạn chế.
- Sử dụng chính sách chi tiêu ngân sách: Thông qua các khoản chi an sinh xã hội, chi cho các chuơng trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chi trợ cấp trợ giá các mặt hàng thiết yếu (luơng thực, điện, nuớc), chi phí cho việc cung cấp hàng hoá khuyến dụng, hàng hoá công cộng... thì NSNN nhu một trung tâm phân phối lại thu nhập, nhằm chuyển bớt một phần thu nhập từ các tầng lớp giàu có sang tầng lớp những nguời nghèo.