Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu 0043 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 38 - 39)

Quản lý thu, chi NSNN là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình này bị chi phối bởi các nhân tố khách quan và chủ quan như sau:

Thứ nhất, các nhân tổ khách quan:

- về trình độ phát triển kinh tế: Như đã biết kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng có tác động mạnh mẽ tới quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững sẽ là cơ sở vững chắc của nền tài chính mà NSNN giữ vai trò trung tâm phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng ổn định và phát triển thì nền tài chính càng vững chắc, thể hiện được vai trò của thu, chi NSNN với việc thực hiện các chính sách tài khóa và phân bổ các nguồn lực tài chính hợp lý.

- về sự ổn định chính trị - xã hội: NSNN là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do đó công tác quản lý thu, chi NSNN luôn chịu sự tác động của sự ổn định chính trị - xã hội. Sự ổn định về chính trị - xã hội sẽ là cơ sở để ổn định mọi hoạt động và cũng là cơ sở để động viên mọi nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, việc ổn định xã hội cũng là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển đất nước, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và tài chính cho đất nước.

Thứ hai, các nhân tổ chủ quan:

- về thể ch ế tài chính: Thể chế tài chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi NSNN. Nó quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định việc phân công, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung

lập, chấp hành và quyết toán NSNN; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nuớc trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách; quy định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Thực tế cho thấy thể chế tài chính có ảnh huởng rất lớn đến công tác quản lý thu chi NSNN trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt đuợc hiệu quả.

- về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý: Khi nói đến nhân tố bộ máy quản lý là đề cập đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp duới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện; đuợc biểu hiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp duới trong quá trình phân công phân cấp quản lý thu, chi NSNN. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền các cấp không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý năng lực trình độ hạn chế thì sẽ ảnh huởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

Một phần của tài liệu 0043 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w