Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0043 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 67 - 74)

Trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn tác động tới kinh tế - xã hội của Thủ đô; cùng với đó là việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội, triệt để tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân... đã tác động rất lớn tới thu, chi NSNN trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tuy vậy, công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2012-2014 cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

2.3.1.1. Công tác lập dự toán Ngân sách Nhà nước

- Dự toán NSNN trên địa bàn Thành phố đã được HDND các cấp quyết định cơ bản đảm bảo theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với định hướng phân bổ ngân sách và dự toán ngân sách do Chính phủ giao (mức phấn đấu tăng thu tối thiểu là 5% so với chỉ tiêu Chính phủ giao) và NSNN được phân bổ tới các cấp, ngành, lĩnh vực. Tiến độ phân bổ và giao dự toán NSNN của TP những năm gần đây đã được thực hiện khẩn trương, đảm bảo giao dự toán trước ngày 31/12 hàng năm theo đúng quy định của Luật NSNN. Chất lượng dự toán ngân sách đã được nâng lên một bước quan trọng, huy động tốt hơn nguồn lực tài chính, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Dự toán NSNN của Thành phố đã đảm bảo theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu được quy định cụ thể trong Quyết định số 55/2010/QD-UBND ngày 15/12/2010 của UBND Thành phố Hà Nội; cũng như các mục tiêu theo Nghị quyết HDND Thành phố đề ra. Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với một số khoản chi chủ yếu đã được chuẩn hóa, bước đầu xác lập được cơ sở thống nhất trong phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực và các địa phương, góp phần tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước. Có sự phân biệt về hệ số điều tiết giữa các quận, huyện có tình hình phát triển KT-XH khác nhau; ưu tiên đối với các huyện ngoại thành, vùng miền núi có nhiều khó khăn và những quận, huyện trọng điểm kinh tế, phản ánh sự điều chỉnh của TP để đảm bảo công bằng giữa các quận, huyện trong việc cung ứng dịch vụ công tối thiểu cho dân cư.

2.3.1.2. Công tác chấp hành dự toán Ngân sách Nhà nước a) Chấp hành dự toán thu Ngân sách Nhà nước

- Trong những năm qua, Thành phố đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được Chính phủ giao, đảm bảo năm sau cao hơn năm

trước. Thành phố đã chủ động khai thác nguồn để tăng thu cho NSNN. Thành phố đã thành lập 02 ban: Ban chỉ đạo điều hành ngân sách, Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; triển khai quyết liệt các chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố nhằm tác động tích cực tới nguồn thu NSNN trên địa bàn, như: ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư, vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp); thực hiện miễn giảm, giãn một số khoản thu cho các doanh nghiệp theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/2/2013 của Chính phủ; tổ chức hội nghị đối thoại giữa các ngành quản lý với các doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc liên quan; tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch...

- Cơ quan Thuế và Hải quan TP đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế; phối hợp với KBNN và hệ thống ngân hàng triển khai đồng bộ thực hiện thu thuế qua hệ thống KBNN và ngân hàng, cụ thể:

+ Cơ quan Thuế các cấp trên địa bàn đã thực hiện tốt việc niêm yết công khai danh mục các thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa” và đăng tải trên các phương tiện đại chúng; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu thực hiện. Đồng thời, Cục Thuế Hà Nội thực hiện thống kê các thủ tục hành chính, mẫu biểu hồ sơ; rà soát, kiến nghị sửa đổi 158/168 thủ tục và bãi bỏ 6 thủ tục không còn phù hợp.

+ Các hoạt động cải cách quản lý thuế đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn TP: thực hiện phương thức nộp tờ khai thuế qua mạng I nternet; đa dạng hóa các hình thức nộp thuế như: nộp thuế qua ngân hàng, nộp thuế qua ATM, nộp thuế điện tử.

Cục Thuế TP đã triển khai 03 dự án: “Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng”, “Hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế” (dịch vụ kết nối giữa cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan - Tài chính nhằm thống nhất cơ sở dữ liệu về số thu nộp ngân sách trong hệ thống ngành tài chính và thực hiện ủy nhiệm thu

thuế qua các ngân hàng thuơng mại) và “Nộp thuế điện tử” giúp nguời nộp thuế có thể nộp tiền bất cứ lúc nào (24/7) mà không phải đến cơ quan Thuế. Việc này giúp giảm chi phí đi lại, đồng thời mở rộng không gian, thời gian kê khai thuế và giảm chi phí in ấn. Kết quả đến năm 2014: đã có trên 105.000 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng, hàng tháng số doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng thành công đạt trên 95% (số còn lại chua khai thuế kịp thời thuờng do nghẽn mạng hoặc lỗi cài đặt phần mềm của doanh nghiệp); đã có gần 200 điểm thu NSNN kể cả các ngân hàng, tăng trên 4 lần truớc khi triển khai dự án (37 điểm của KBNN); trên 7.000 doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử với 4.688 giao dịch với số tổng số tiền thuế trên 2.000 tỷ đồng đuợc nộp vào NSNN qua mạng.

+ Công tác ủy nhiệm thu thuế đã đuợc triển khai trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 19/01/2010 của UBND Thành phố, theo đó Cục Thuế Hà Nội thực hiện ủy nhiệm thu cho UBND các phuờng, xã, thị trấn và tổ chức, Ban quản lý chợ trên địa bàn Thành phố. Kết quả đạt đuợc là tuơng đối tốt, đã có đóng góp quan trọng trong việc quản lý tốt nguời nộp thuế trên từng địa bàn xã, phuờng, thị trấn, đôn đốc nộp ngân sách kịp thời; phát hiện, khai thác tốt các nguồn thu mới phát sinh tại địa bàn.

- Đối với việc rà soát đối tuợng nộp thuế: Ngành thuế TP tập trung rà soát mã số thuế, rà soát tờ khai trong hệ thống quản lý thuế để đảm bảo quản lý chính xác nguời nộp thuế, đánh giá đúng chất luợng công tác kê khai thuế. Đồng thời, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tu, Công an Thành phố thực hiện một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và đăng ký con dấu (theo Thông tu liên tịch số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA của Bộ Kế hoạch & ầu tu - Bộ Tài chính - Bộ Công an).

- Đối với quản lý thuế các hộ kinh doanh cá thể: Việc quản lý doanh thu hộ kinh doanh cá thể là rất phức tạp, vì đại bộ phận hộ kinh doanh không

sử dụng sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ. Do vậy, ngành Thuế TP đã chỉ đạo các đội thuế phối hợp với chính quyền phường, xã tăng cường giám sát, nắm bắt hộ kinh doanh để đưa vào diện quản lý; áp dung nhiều biện pháp nhằm đảm bảo số thu của khu vực này, như: lập sổ theo dõi hộ kinh doanh và doanh thu; quản lý thu phân theo địa bàn, ngành nghề kinh doanh; đẩy mạnh triển khai kế toán hộ kinh doanh, thực hiện công khai doanh thu và mức thuế của hộ kinh doanh, đảm bảo công khai dân chủ, giúp hộ kinh doanh yên tâm tập trung sản xuất kinh doanh...

- Đối với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: cơ quan Thuế TP tăng cường triển khai thực hiện việc phân loại và phân tích nguyên nhân nợ đến từng doanh nghiệp để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời; một mặt triển khai việc giãn thu một số khoản thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Số thu nợ thuế cuối các năm đạt xấp xỉ 95% chỉ tiêu được giao đầu năm, qua đó đã tác động tích cực đến kết quả thu NSNN hàng năm.

- Các Sở, ngành Thành phố, đặc biệt là ngành Thuế và Hải quan đã tăng cường phối hợp với cơ quan Công an triển khai công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống gian lận thương mại, gian lận về giá, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm về thuế, xử lý và thu hồi tương đối kịp thời số tiền thuế vi phạm, chống thất thu ngân sách. Trong năm 2014, công tác quản lý, kê khai kế toán thuế cũng được Cục Thuế Thành phố đẩy mạnh nhằm phát hiện kịp thời, xử lý những trường hợp kê khai không đúng, không đủ, góp phần đưa tỷ lệ người nộp thuế gửi tờ khai đúng hạn luôn đạt trên 96%. Cục Thuế TP cũng đã xử lý 10.341 trường hợp vi phạm trong việc kê khai thuế với số tiền xử phạt là 8,7 tỷ đồng.

b) Chấp hành dự toán chi ngân sách địa phương

- Thành phố điều hành NSĐP đảm bảo bám sát dự toán chi được giao và triển khai các giải pháp điều hành linh hoạt; chủ động, sắp xếp điều chỉnh

các nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu của NSĐP, đảm bảo nguồn chi luơng, các khoản phụ cấp theo luơng, các khoản chi đảm bảo an sinh xã hội, vốn cho các công trình trọng điểm, quan trọng của Thành phố. Trong bối cảnh giảm thu điều tiết ngân sách địa phuơng lớn, Thành phố đã tổ chức rà soát, cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện đối với các nhiệm vụ chi chua thực sự cần thiết, chi ngân sách đuợc triệt để tiết kiệm.

- Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách của TP đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thuờng xuyên đuợc quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng buớc có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát. Công tác kiểm soát chi của KBNN TP ngày càng chặt chẽ hơn. Việc KBNN căn cứ hồ sơ, tài liệu, chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách đã quyết định chi để đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát có đúng chế độ quy định không, thực hiện thanh toán hay từ chối thanh toán khoản chi mà đơn vị thụ huởng NSNN chú trọng và có trách nhiệm hơn khi quyết định chi.

- Chi NSĐP từng buớc đuợc cơ cấu lại hợp lý; thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tu xã hội, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp- nông thôn, bảo vệ môi truờng, củng cố an ninh-quốc phòng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.

+ Về chi đầu tu phát triển: Thành phố đã tập trung nguồn vốn đầu tu xây dựng cơ bản thực hiện đầu tu các công trình trọng điểm, quan trọng, nhu: hạ tầng giao thông đô thị; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; hạ tầng khu vực nông nghiệp, nông thôn, làng nghề, môi truờng; uu tiên bố trí vốn cho các dự án đầu tu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng nông thôn, vùng xa trung tâm; vốn cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cu. Thành phố đã tăng cuờng đầu tu cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hóa theo huớng

chuẩn quốc gia và phù hợp với quy hoạch ngành, đảm bảo thực hiện các chuơng trình đã đuợc HDND TP quyết nghị.

+ Về chi thuờng xuyên: Ngân sách các cấp đã triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của Trung uơng và Thành phố; đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo định mức, chính sách, chế độ và các mục tiêu theo Nghị quyết HDND Thành phố đề ra. Thành phố đã chủ động bố trí nguồn lực từ ngân sách giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc; đảm bảo các chế độ chính sách về nguời có công, gia đình thuơng binh liệt sỹ, chăm lo hỗ trợ nguời nghèo; kinh phí cho lĩnh vực giáo dục đào tạo tiếp tục đuợc quan tâm, các phòng học đuợc tập trung đầu tu nhằm từng bước chuẩn hóa trường lớp học đã tác động tới chất lượng dạy và học; lĩnh vực y tế đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân; đảm bảo kinh phí cho lĩnh vực giao thông đô thị, phát triển vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, thực hiện các giải pháp về chống ùn tắc giao thông. Ngoài ra, TP cũng chủ động sử dụng nguồn dự phòng của ngân sách kịp thời xử lý các sự cố về thiên tai, đê kè, ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh, không để bùng phát trên diện rộng...

2.3.1.3. Công tác quyết toán Ngân sách Nhà nước

- Công tác quyết toán NSTP giai đoạn 2012-2014 đã có kết quả tiến bộ. Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau có xu hướng giảm ở cả cấp Thành phố và quận, huyện, thị xã.

- Việc chuẩn hóa quy trình quyết toán ngân sách toàn Thành phố hàng năm giúp cho thời gian tổng hợp Báo cáo tổng quyết toán NS toàn Thành phố được rút ngắn. Với phương pháp lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên, sau khi các đơn vị cơ sở đã lập xong báo cáo quyết toán, Sở Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp chung toàn bộ thu, chi của NS P đối chiếu với báo cáo thực hiện thu, chi của KBNN và Cục Thuế Thành phố và lập báo cáo quyết toán chính thức gửi HDND, UBND cùng cấp và cơ quan tài chính cấp trên theo đúng quy định.

- Chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhưng hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách. Quyết toán NSTP nói chung đã đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSDP theo luật định.

Một phần của tài liệu 0043 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w