Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Hà Nội cũng là trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các truờng đại học lớn. Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội để lại dấu ấn trong lòng nguời dân và bạn bè quốc tế. Hoàng thành Thăng Long, văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Lễ hội Thánh Gióng đã đuợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Theo đó Thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha (3.344,7002km2) và dân số là 6.232.940 nguời. Đây là bao gồm toàn bộ diện tích, dân số hiện tại của Thành phố Hà Nội (cũ) và toàn bộ diện tích 219.341,11ha (2.193,4111km2) và dân số 2.568.007 nguời của tỉnh Hà Tây (sau khi đã tách xã Tân Đức huyện Ba Vì về tỉnh Phú Thọ), diện tích và dân số huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), diện tích và dân số của 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Luơng Sơn (tỉnh Hòa Bình).
Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết 132/NQ-CP chia huyện Từ Liêm thành 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, TP Hà Nội có 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã (gồm 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện); 584 đơn vị hành chính, xã, phuờng, thị trấn (gồm 386 xã, 177 phuờng, 21 thị trấn).
Sau những điều chỉnh về địa giới hành chính, mặc dù chịu ảnh huởng của cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng truởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo huớng tích cực,
các ngành dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông lâm thủy sản phát triển ngày càng toàn diện.
Mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008- 2014 bình quân 9,15%/năm. Trong đó, dịch vụ tăng 7,86%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,32%, nông nghiệp tăng 0,4%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô luôn cao gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của cả nước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp-xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Nếu cơ cấu năm 2008 là: dịch vụ 52,1%; công nghiệp-xây dựng 41,4%; nông nghiệp 6,6%, thì năm 2014, cơ cấu các ngành tương ứng là: 52,8%; 41,8% và 5,4%. Các ngành kinh tế mũi nhọn như ngân hàng, thương mại, du lịch... luôn có mức tăng trưởng cao.
Hà Nội vẫn khẳng định được vai trò một trung tâm kinh tế mạnh. Hàng năm, Hà Nội đóng góp khoảng 10% GDP; 7,5% kim ngạch xuất khẩu; 18% thu ngân sách của cả nước. Qua đó, giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế cả nước.
Hệ thống chính trị từ cấp xã, phường đến cấp Thành phố được kiện toàn, củng cố. Các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể đã tạo được sự phối hợp ngày càng chặt chẽ, đồng bộ trong việc tổ chức điều hành, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao của Thành phố. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh và đã phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước các cấp.
Trong những năm qua, Thành phố luôn quan tâm đầu tư, chỉnh trang cơ sở hạ tầng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị của Thành phố được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ, thường xuyên được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội theo đúng định hướng, chiến
lược đã đề ra. Thu NSNN trên địa bàn liên tiếp đạt và vượt dự toán Trung ương giao, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Chi ngân sách địa phương bảo đảm đáp ứng cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, đồng thời bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển toàn diện, xứng đáng là đầu tàu của cả nước thì đến nay Hà Nội vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có hơn 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, Thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng, đầu tư công dàn trải, phân tán.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội chưa thực sự cao và Thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. Công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn còn có hiện tượng thất thoát nguồn thu, chi sai chính sách chế độ, ảnh hưởng tới hiệu quả thu - chi NSNN. Đội ngũ cán bộ một số còn yếu về năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2014