Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 0043 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 112)

Một là, hoàn thiện bộ máy quản lý NSNN các cấp trên địa bàn Thành phố. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan: Tài chính, Thuế, Hải Quan, Kho bạc Nhà nước; phân định chức năng kiểm soát chi giữa cơ quan tài chính và KBNN.

- Cần thiết phải ban hành thống nhất hệ thống kế toán NSNN chung cho các cơ quan: Tài chính, Thuế, Hải Quan, KBNN của Thành phố; trên cơ sở đó xây dựng một phần mềm dùng chung cho mọi đối tượng liên quan đến thu, chi NSNN. Trong đó, Kho bạc Nhà nước với chức năng kế toán quỹ hạch toán mọi khoản thu chi phát sinh vào phần mềm dùng chung đặt tại KBNN. Các cơ quan: Tài chính, Thuế, Hải Quan; đối tượng nộp thuế, đối tượng sử dụng ngân sách đóng vai trò đầu cuối khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung.

Việc làm này tránh sự trùng lắp trong khâu nhập, theo dõi, quản lý, điều hành tình hình thu chi ngân sách nhu hiện nay, nâng hiệu quả công tác quản lý thu - chi NSNN.

- Tăng cuờng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan: Tài chính, Thuế, KBNN và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý thu, chi NSNN. Các cơ quan nêu trên có trách nhiệm phối kết hợp, cung cấp đầy đủ tin tức, thông tin lẫn nhau về tình hình thu, chi NSNN; quản lý, kiểm soát chi ngân sách cũng nhu báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm cho HDND và UBND Thành phố và cho các cơ quan Nhà nuớc cấp trên để lãnh đạo, điều hành các khoản chi Ngân sách Nhà nuớc trên địa bàn Thành phố một cách kịp thời,có hiệu quả. Tăng cuờng công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các cơ quan trong nội bộ ngành tài chính để đảm bảo khớp đúng số liệu, phục vụ công tác lãnh đạo của Thành phố.

Hai là, nâng cao năng lực trình độ của các cán bộ quản lý thu - chi NSNN trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của bộ máy quản lý; kiên quyết chống tham nhũng và loại trừ các phần tử thoái hoá biến chất ra khỏi bộ máy quản lý NSNN. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.

- Tăng cuờng tập huấn, bồi duỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý thu - chi NSNN theo huớng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc hoàn thiện quản lý thu - chi NSNN.

chế, phong cách và phương pháp làm việc; quan trọng nhất là gắn quyền hạn

với trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc ra quyết định và điều hành công việc, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quyết định quản lý.

- Bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động. Thành phố cần trang bị đồng bộ thiết bị tin học đối với bộ máy quản lý NSNN các cấp và các đơn vị thụ hưởng NSNN để thực hiện tin học hoá trong quản lý hệ thống NSNN, đảm bảo hệ thống thông tin nhanh nhạy, kịp thời, hệ thống dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các quyết định về xử lý và điều hành một cách đúng đắn và thông suốt. Đó cũng là điều kiện để hợp lý hoá các khâu, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong quản lý.

Ba là, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách trên lĩnh vực quản lý thu - chi NSNN của Thành phố; kịp thời hoàn thiện các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế.

Tiếp tục hoàn thiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của Thành phố ngày càng tương xứng với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của mỗi cấp hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có các nhiệm vụ được giao cần đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định. Việc mỗi cấp chính quyền trực tiếp triển khai, đề xuất và bố trí kinh phí ở các nhiệm vụ đó sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đúng đắn, phù hợp giữa các cấp ngân sách không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền, quản lý và kế hoạch hóa NSNN tốt hơn, mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng quận huyện xã phường trên địa bàn Thủ đô.

Hoàn thiện chế độ khen thưởng và chế tài xử phạt vi phạm nhằm động viên tinh thần, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan tới hoạt động thu

nộp và sử dụng NSNN; ngăn ngừa sai phạm và xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm trong quản lý, điều hành thu, chi NSNN; nhằm góp phần tích cực cho việc đẩy mạnh ý thức, trách nhiệm và hiệu quảtrong quản lý thu - chi NSNN.

Bổn là, nuôi dưỡng và mở rộng nguồn thu trên địa bàn. Việc quản lý thu NSNN không chỉ dừng lại ở việc khai thác các nguồn thu hiện có mà phải bằng chính sách nhằm nuôi dưỡng các nguồn thu đã bị thu hẹp và mở rộng nguồn thu để không ngừng tăng nguồn thu trên địa bàn. Muốn vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, hộ cá thể cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của chính quyền địa phương. Cần tạo môi trường phát triển hài hòa lợi ích của khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế nhiều thành phần và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mọi công dân.

Trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn giai đoạn hậu khủng hoảng, việc đề ra các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh là rất cần thiết, như: Xem xét giãn, miễn, giảm thuế hợp lý đối với các hoạt động kinh tế cần có sự khuyến khích phát triển như các ngành sản xuất công thương nghiệp - dịch vụ, các ngành sản xuất các mặt hàng truyền thống, mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, chế biến nông lâm sản; Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; Hỗ trợ lãi suất kinh doanh và lãi suất sau đầu tư đối với các doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố...

Cơ quan thu các cấp cần tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành chính sách thuế, từ đó phản ánh kịp thời các bất cập của cơ chế hiện hành lên các cơ quan cấp trên để có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung ngày càng nhiều nguồn thu cho NSNN.

3.4. KIẾN NGHỊ

3.4.1. Đối với Chính phủ

Thứ nhất, cần phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nuớc về đổi mới chính sách thuế.

Chính sách thuế cần giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế giữa nhà nuớc, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành các chính sách, chế độ động viên qua thuế, phí, lệ phí vào NSNN, vừa bảo đảm nguồn thu tài chính cho nhà nuớc thực hiện điều hành vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, tạo điều kiện cho SXKD phát triển.

Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cuờng đầu tu đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng, hiệu quả, đơn giản, ổn định, minh bạch và công khai. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng nhu giữa các doanh nghiệp trong nuớc và doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế. Điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế, thuế suất cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế hội nhập quốc tế.

Cần rà soát và điều chỉnh một số chính sách thuế đảm bảo phù hợp với các quy định của WTO và các nguyên tắc đã cam kết với WTO, nhu: công bố lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết đã thỏa thuận; sửa đổi các quy định về phí và lệ phí liên quan đến hải quan, xuất nhập khẩu; hủy bỏ các văn bản huớng dẫn uu đãi về thuế truớc đây dựa trên thành tích xuất khẩu và tỷ lệ nội địa hóa...

Thứ hai, cần nghiên cứu đổi mới phuơng pháp quản lý tài chính, lập dự toán NSNN và cấp phát kinh phí theo đầu vào nhu hiện nay sang phuơng pháp quản lý theo kết quả đầu ra.

Quản lý thu, chi NSNN ở nuớc ta hiện nay vẫn còn tu duy truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và dự báo sẽ có trong năm để lập dự toán và phân bổ các cấp ngân sách. Vì vậy, huớng đổi mới cơ bản và lâu dài là xây dựng và quản lý thu, chi NSNN ở tầm trung hạn gắn với kết quả đầu ra.

Trong nền kinh tế thị truờng, các đơn vị dự toán cung cấp sản phẩm dịch vụ công cộng cũng cần đuợc nhìn nhận giống nhu một doanh nghiệp. Để sản xuất ra một sản phẩm dịch vụ, các đơn vị phải tính toán đuợc dự toán chi phí cần thiết, phải tập hợp đầy đủ các yếu tố sản xuất (vốn, nhân công, vật tu, nguyên liệu, năng luợng hoặc các yếu tố mua ngoài khác... gọi là các yếu tố đầu vào) và kết hợp các yếu tố sản xuất trong một quy trình sản xuất, một dây chuyền công nghệ của mình và cuối quy trình đó sẽ tạo ra sản phẩm đầu ra của đơn vị nhu học sinh, sinh viên tốt nghiệp, bệnh nhân đuợc chữa khỏi bệnh. Muốn có đuợc kết quả đầu ra tốt nhất, thu đuợc nhiều lợi nhuận nhất, thì sản phẩm đầu ra phải đáp ứng đuợc các nhu cầu của thị truờng, với giá bán hợp lý. Theo đó, cơ chế quản lý tài chính đối với phần ngân sách cấp sẽ đuợc đề xuất đổi mới để sao cho việc xây dựng và phân bổ dự toán đuợc thực hiện theo tinh thần của quy trình quản lý và ra quyết định giống nhu tại các doanh nghiệp. Nghĩa là khi xây dựng dự toán ngân sách hoặc dự toán chi tiêu công, cũng phải gắn chặt giữa mức ngân sách dự kiến sẽ cấp với việc xác định đơn vị sẽ thực hiện những mục tiêu gì? Sẽ đạt đuợc một kết quả đầu ra cụ thể nhu thế nào?

Quản lý thu, chi NSNN theo kết quả đầu ra đi từ việc xác định kết quả mong muốn, xác định đầu ra và qua đó huớng tới tính toán các yếu tố đầu vào để xác định dự toán và phân bổ nguồn lực tài chính. NSNN sẽ đuợc kiểm soát bằng khối luợng thanh toán cho mỗi đầu ra phù hợp với kế hoạch phân bổ ngân sách đã đuợc thông qua. Khi đó, hệ thống định mức chi tiêu NSNN sẽ mang tính huớng dẫn để cho đơn vị sử dụng ngân sách có thể tự quyết định

việc chi tiêu nhằm đạt hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, đồng thời không vi phạm kỷ luật tài chính tổng thể.

Để thực hiện phuơng thức mới này, cần có sự sửa đổi, bổ sung Luật NSNN; chuẩn bị tốt về các điều kiện và nhận thức, các thông số dự báo, các khuôn khổ kinh tế tài chính trung hạn, khuôn khổ ngân sách và chi tiêu trung hạn, xây dựng các chỉ tiêu vĩ mô về phát triển KT-XH trung hạn nhu: giá trị và tốc độ tăng GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu, dự báo tỉ giá ngoại tệ mạnh, chỉ số giá tiêu dùng... phục vụ công tác lập dự toán thu, chi NSNN trung hạn.

3.4.2. Đối với các cơ quan của Thành phố Hà Nội

Thứ nhất, UBND Thành phố cần tích cực triển khai công tác xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý điều hành NSNN trên địa bàn Thành phố, nhu: cơ chế khoán chi cho cấp xã; cơ chế khoán chi hành chính sự nghiệp; đơn giá để đấu thầu các dịch vụ công...tạo khung pháp lý thực hiện có hiệu quả chủ truơng, chính sách của Trung uơng và Thành phố.

Trên cơ sở đánh giá phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2011-2016, các Sở ngành liên quan có trách nhiệm xây dựng, tham muu trình UBND Thành phố ban hành quyết định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách mới (giai đoạn 2017-2020) đảm bảo điều chỉnh, sửa đổi hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với tình hình mới, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phuơng phân cấp các nguồn thu và tỷ lệ phân chia cao hơn cho ngân sách cấp duới nhằm khuyến khích tính năng động sáng tạo của cơ quan cấp duới trong việc bồi duỡng, khai thác nguồn thu để tăng thu cho NSNN.

Thứ hai, UBND Thành phố tập trung chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp triển khai các giải pháp nuôi duỡng nguồn thu ngân sách, nhu: cải thiện môi truờng đầu tu; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và đầu tu.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp thiết thực, phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vuớng mắc để thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là về vốn, nhân lực, môi truờng sản xuất, môi truờng đầu tu, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng nông thôn mới; ưu tiên khuyến khích phát triển sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế trong các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ... nhằm nâng cáo chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương vào phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển kinh tế địa phương tăng trưởng nhanh và bền vững.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, tiếp tục giải pháp hỗ trợ đối với các làng nghề, ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh... Tập trung phát triển thị trường trong nước, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, đổi mới hệ thống thu mua và tiêu thụ, đưa hàng hóa về nông thôn. Thực hiện tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng để giảm giá thành sản phẩm, thay đổi mẫu mã phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, Cục Thuế Thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn, cụ thể:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, phí, lệ phí của người nộp thuế theo quy định, xử lý vi phạm hành chính hoặc chuyển các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi trốn thuế theo quy định

- Tổ chức rà soát các nguồn thu trên địa bàn Thành phố; Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế; Triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế,

Một phần của tài liệu 0043 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 96 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w