Kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu 0147 giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ IBMB tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 112 - 116)

Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện ngân hàng điện tử thông qua việc đưa ra các định hướng, xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý, triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như ban hành các chính sách phát triển một cách hợp lý. Chính phủ cần thể hiện rõ là người dẫn đầu cuộc chơi trong việc đem lại lợi ích quốc gia. Cụ thể có những việc cần làmnhư sau:

3.3.1.1. Xây dựng khung hành lang pháp lý cho ngân hàng điện tử a. Thực trạng hệ thống pháp luật về ngân hàng điện tử

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường dịch vụ ngân hàng và yêu cầu của quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng của nước ta, khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều quy định hiện hành của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam đã và đang thể hiện lối tư duy và cách tiếp cận cũ, mang nhiều dấu ấn của cơ chế quản lí hành chính bao cấp trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các quy định này tỏ ra không phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và đã cản trở sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập hiện nay, đặc biệt là việc phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại.

Thứ nhất, cơ chế quản lý và cấp phép cho các dịch vụ ngân hàng chưa phù hợp với sự thay đổi của thị trường dịch vụ ngân hàng đang được tự do hoá theo lộ trình cam kết. Hiện tại, cơ chế quản lý và cấp phép đối với việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của các TCTD được NHNN thực hiện theo hai

98

kênh: kênh thứ nhất là quy định về loại hình dịch vụ được phép cung cấp trong giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD, kênh thứ hai là cho phép cung cấp dịch vụ ngân hàng cụ thể theo quy định tại các quy chế về từng nghiệp vụ ngân hàng. Trên thực tiễn, cơ chế này đã tỏ ra không phù hợp với tính năng động trong hoạt động cung cấp dịch vụ của các TCTD đặc biệt là các dịch vụ mới như ngân hàng điện tử. Bất cập của cơ chế quản lý này có thể thấy qua ví dụ sau: Giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD không thể cập nhật các loại hình dịch vụ TCTD được phép thực hiện theo các quy chế nghiệp vụ cụ thể được ban hành sau khi giấy phép được cấp. Điều này dẫn đến thực trạng là các TCTD vẫn được thực hiện cả các nghiệp vụ không được quy định trong giấy phép, do vậy, gây khó khăn cho các TCTD khi triển khai cung cấp các dịch vụ không được quy định trong giấy phép. Ngoài ra, cơ chế quản lý hiện hành đòi hỏi TCTD phải xin phép NHNN từng lần khi muốn cung cấp một dịch vụ ngân hàng mới. Trong khi quá trình cấp phép kéo dài có thể làm lỡ cơ hội kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của các TCTD.

Thứ hai, thiếu các quy định pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ mới của các TCTD và hoạt động quản lý của NHNN. Do sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ ngân hàng và tác động của quá trình hội nhập, nhiều dịch vụ ngân hàng mới đã được Việt Nam cam kết cho phép các TCTD nước ngoài tại Việt Nam thực hiện, trong đó có dịch vụ ngân hàng trực tuyến như internet banking, mobile banking. Trong khi đó, như đã đề cập ở phần trên, pháp luật ngân hàng Việt Nam còn thiếu nhiều quy định quan trọng, cần thiết và có tính chất nền tảng cho các hoạt động ngân hàng hiện đại, ví dụnhư thiếu các văn bản pháp luật quy định cụ thể về dịch vụ ngân hàng điện tử và phương thức cung cấp hoặc quy định bình đẳng về quyền phát hành thẻ và cung cấp không giới hạn các dịch vụ thẻ tại Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài và các tổ chức tín dụng trong nước... Điều này dẫn tới hệ

99

quả là nhu cầu cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam của các tổ chức này không thể đáp ứng bằng các quy định hiện hành (vì khi muốn cung cấp các dịch vụ này, các TCTD phải xin phép NHNN thí điểm thực hiện), làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của các TCTD và ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của NHNN (NHNN không có đủ cơ sở pháp luật để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát). Sự thiếu vắng các quy định này không chỉ dẫn đến hậu quả làm giảm khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước trên con đường hội nhập mà còn tạo ra những khoảng cách giống như sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Có thể xem đây là bất lợi đáng kể cho việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng.

Thứ ba, pháp luật về dịch vụ ngân hàng thiếu các các quy định điều chỉnh một số phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng như qua biên giới, sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thể nhân. Các quy định hiện hành của pháp luật về dịch vụ ngân hàng hầu hết chỉ tập trung điều chỉnh phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua hiện diện thương mại, mà chưa có các quy định điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua phương thức khác. Trong khi đó, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng đã khá phổ biến. Thông qua mạng Internet, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoàn toàn có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng tại Việt Nam và ngược lại, các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng Việt Nam cũng có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng tại nước ngoài mà không cần thiết lập hiện diện thương mại. Do vậy, khi không có các quy định điều chỉnh các phương thức cung cấp dịch vụ mới này, NHNN khó có thể thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp dịch vụ này của các

100

TCTD và cũng không tạo được điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, điều này hạn chế rất nhiều khả năng mở rộng thị trường và phát triển ngân hàng điện tử.

b . Các kiến nghị

- Nhà nước xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử, thường xuyên ban hành các quy chế, văn bản hướng dẫn thống nhất về lĩnh vực này, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam cũng không dự liệu về khả năng cấp giấy phép thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện cho các tổ chức nước ngoài có hoạt động ngân hàng nhưng không phải là tổ chức tín dụng.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về dịch vụ thanh toán theo hướng quy định bình đẳng về quyền phát hành thẻ và cung cấp không giới hạn các dịch vụ thẻ tại Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài và các tổ chức tín dụng trong nước.

- Cần có thêm các thông tư hướng dẫn thi hành các vấn đề như thanh toán điện tử, tiền điện tử,vấn đề an toàn bảo mật khi có tranh chấp xảy ra.

- Việc ban hành, sửa đổi các quy định về ngân hàng điện tử hiện hành cần phải căn cứ, xuất phát từ những hoạt động thương mại và công nghệ hiện đại, thực hiện theo đúng lộ trình của các cam kết quốc tế hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các TCTD tham gia trên thị trường tài chính ngân hàng.

3.3.1.2. Thúc đẩy tạo lập môi trường kinh doanh ngân hàng điện tử

- Tạo lập môi trường kinh tế, xã hội ổn định và phát triển: Điều kiện quan trọng để dịch vụ ngân hàng điện tử được phát triển là nước ta có môi trường kinh tế, xã hội ổn định và phát triển. Kinh tế xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống của người dân được nâng cao khi đó các sản phẩm, dịch vụ văn minh được sử dụng ngày càng nhiều, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân được giảm bớt. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần quan tâm

101

hơn nữa đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích các dịch vụ gia tăng như thanh toán tiền điện thoại, phí bảo hiểm, khuyến khích các kênh thanh toán qua mạng internet và mạng viễn thông,...

- Chỉ đạo các Bộ, Ngành cung ứng dịch vụ như Bưu chính viễn thông, Điện lực... tích cực phối hợp với ngành ngân hàng để đẩy mạnh việc chấp nhận ngân hàng điện tử như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu 0147 giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ IBMB tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w