Kiến nghị đối với Ngânhàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0147 giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ IBMB tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 116 - 122)

Trong tiến trình phát triển thị trường ngân hàng điện tử cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại cần sự hỗ trợ rất lớn từ ngân hàng nhà nước trong việc hỗ trợ chuyên môn, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như việc tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ cho các giao dịch ngân hàng điện tử.

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động triển khai và thanh toán đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ.

- Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến đổi mới công nghệ thông tin cũng rất cần được chú trọng.

Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng. Các văn bản pháp lý cần được hoàn thiện một cách đồng bộ, đầy đủ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của ngân hàng và khách hàng, giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.

Một trong những giải pháp trước mắt là Ngân hàng nhà nước cần ban hành thống nhất một số quy định về thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua dịch vụ

102

ngân hàng trực tuyến như quy định về phí, cam kết người bán không tính phí người mua hàng... để các ngân hàng thương mại cạnh tranh lành mạnh

- Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ và các nghiệp vụ thanh toán điện tử để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

- Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh việc phối hợp với các cơ quan truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng nhà nước phối hợp tích cực với Bộ công an, Uỷ ban nhân dân thành phố để có các biện pháp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử, đảm bảo an ninh, an toàn các thông tin, mật khẩu khách hàng giao dịch qua mạng viễn thông và internet, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng nhà nước phối hợp với Bộ công thương trong việc định hướng các công ty cung ứng hàng hoá, dịch vụ phối hợp với các ngân hàng thương mại phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hoá qua mạng với việc sử dụng thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại theo hướng giá cả phù hợp.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng nhà nước phối hợp với các ngân hàng thương mại, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chính sách của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: Thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác.

103

- Huy động nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn ODA và vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế để đầu tư, nâng cấp phát triển các hệ thống thanh toán cũng như phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

- Đẩy nhanh tiến trình hợp nhất, kết nối các thanh toán đơn lẻ thành một hệ thống thống nhất để tạo tiện ích gia tăng cho khách hàng và giảm thiểu chi phí đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ. Bên cạnh việc chủ động hơn nữa của các ngân hàng thương mại trong việc hợp tác lẫn nhau thì ngân hàng nhà nước phải là đầu mối thực hiện kết nối các ngân hàng trong việc hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại, triển khai các sản phẩm, dịch vụ. Khi đã hình thành một hệ thống các ngân hàng có thể kết nối các sản phẩm điện tử với nhau thì sẽ có rất nhiều lợi ích được đem lại như:

+ Kết nối thanh toán giữa các ngân hàng thông qua mạng viễn thông và internet cho phép một khách hàng có thể sử dụng nhiều sản phẩm tiện ích của các ngân hàng khác nhau, chuyển tiền thanh toán thông qua nhiều tài khoản tại nhiều hệ thống ngân hàng mà không cấn đến quầy giao dịch. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần thanh toán hàng hoá dịch vụ với lưu lượng chuyển tiền nhiều thì việc giảm thiểu chi phí đi lại là điều hết sức cần thiết, thêm vào đó việc chuyển tiền điện tử cũng cho phép khách hàng trả một khoản phí thấp hơn nhiều so với việc đến trực tiếp ngân hàng đặt lệnh bằng chứng từ giấy.

- Ngân hàng Nhà nước cần có các biện pháp thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại.

104

KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.

Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, dịch vụ Internet-banking và Mobile-banking đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV.

Những thành tựu vượt bậc của công nghệ viễn thông hiện đại đã nhanh chóng được ứng dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Kỹ thuật tin học phát triển đã giúp cho ngân hàng mở rộng khả năng ứng dụng tin học vào công nghệ thanh toán làm cho kỹ thuật thanh toán qua ngân hàng ngày càng hiện đại và tinh vi. Ngân hàng ra đời là một kênh thanh toán chi trả hiện đại của thế giới ngày nay, nó góp phần quan trọng trong việc cải thiện công tác thanh toán, chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước; Đồng thời trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Dịch vụ ngân hàng điện tử là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mở ra cơ hội phát triển không chỉ cho ngành ngân hàng mà còn cho các ngành khác như du lịch, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng, ngân hàng điện tử là một phần của TMĐT và tiến trình toàn cầu hoá.

Trong vòng 10 năm hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đưa ngân hàng điện tử trở thành kênh thanh toán phổ biến, mang lại những lợi ích đáng kể đóng góp quan trọng vào việc tăng nguồn thu cho ngân hàng, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà nước Việt Nam. Dù chứa đựng những rủi ro nhưng với những lợi ích to

105

lớn, các ngân hàng thương mại đã và đang nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng tất yếu đó.

Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ kinh tế, đề tài “Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ IBMB tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” đã tập trung làm rõ những nội dung sau:

Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ IBMB của các ngân hàng thương mại, quá trình phát triển của dịch vụ IBMB trên thế giới và ở Việt nam. Những kinh nghiệm về phát triển ngân hàng điện tử của các nước như Thái lan, Singaporre, Trung quốc.... và từ đó đúc kết những bài học cho Việt nam.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ IBMB tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt nam cũng như của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ba là, trên cơ sở thực trạng quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, của các cơ quan nhà nước và của ngân hàng nhà nước nhằm phát triển dịch vụ IBMB tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật và ứng dụng của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ mới vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhanh, các hoạt động dịch vụ Ngân hàng điện tử chắc chắn sẽ còn có những thay đổi lớn, ngày càng hoàn thiện hơn, tiện ích hơn. Với hệ thống các giải pháp trên, hy vọng rằng BIDV sẽ sớm cập nhật những kỹ thuật mới, hoàn thiện hệ thống dịch vụ điện tử và ngày càng phát triển, đáp

106

ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường trong giai đoạn hiện nay.

Luận án cũng đã nêu bật được những hạn chế khi triển khai dịch vụ IBMB tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ IBMB phát triển. Để phát triển dịch vụ IBMB, không chỉ từ sự nổ lực của bản thân ngân hàng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng.

Tuy còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu và hoàn thiện trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, pháp luật và xã hội để có thể thúc đẩy ngân hàng trực tuyến phát triển tại BIDV, nhưng nhìn vào những bước đi ban đầu của BIDV trong lĩnh vực này, ta có thể khẳng định rằng BIDV sẽ triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử cụ thể là dịch vụ Internetbanking và Mobilebanking.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (2008), Hoạt động hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. PGS - TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi (2006) (Chủ biên), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2007), Kỷ yếu nửa thế kỷ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1957 - 2007), Hà Nội.

7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008, 2009), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

8. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008, 2009), Tài liệu Hội nghị Giám đốc, Hà Nội.

9. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2010), Báo cáo kết quả kinh doanh, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội (2008), Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng Hà Nội số 227/KH.NHNN-HAN3 ngày 27/02/2008 về việc thực hiện kế hoạch hành động của UBND thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam là thành viên của WTO giai đoạn 2007 - 2012, Hà Nội.

11. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

12. Quốc Hội (2004), Luật các tổ chức tín dụng và sửa đổi luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2009 -2015, Hà Nội.

14. Đỗ Hữu Vinh (2005), Từ điển thuật ngữ tài chính quốc tế, NXB thanh niên, Hà Nội.

15. Luận án tiến sỹ (Bùi Tín Nghị - 2004): Hoàn thiện hệ thống thanh toán qua ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

16. PGS, TS. Lê Hoàng Nga (2009), Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015

17.Lê Thị Thanh Thảo (2008), Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

18.Đặng Mạnh Phổ (2007), Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Tạp chí ngân hàng, số 20

19.Ngô Minh Hải (2006), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong TMĐT tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế

Một phần của tài liệu 0147 giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ IBMB tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 116 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w