Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0188 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại agribank chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 33)

1.3.1.1. Xu thế hội nhập, phát triển kinh tế của thế giới và khu vực

Trên thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực hiện nay đang trong giai đoạn khó khăn và nhiều yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, tạo ra cơ hội phát triển cũng như chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát

triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn, tác động nhiều mặt đến tất cả các quốc gia.

Có ba hình thức hội nhập chủ yếu là: các hiệp định kinh tế thương mại song phương, hình thành các khối kinh tế khu vực và những tổ chức kinh tế toàn cầu. Hội nhập giúp loại bỏ những lệch lạc trong phân bổ các nguồn lực giữa các quốc gia, đặc biệt tạo điều kiện cho quốc gia tham gia hội nhập phát huy lợi thế so sánh của mình, đẩy mạnh sản xuất trong nước, tăng khả năng thoả mãn nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, nó cũng mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở mở rộng nguồn vốn đầu tư và tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt các doanh nghiệp trong nước trước những cạnh tranh mới, gay gắt hơn từ bên ngoài, buộc họ phải lựa chọn những phương thức kinh doanh sao cho phù hợp nhất để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh.

1.3.1.2. Môi trường kinh tế - chính trị a. Môi trường kinh tế

Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ số mở cửa nền kinh tế (Tỷ lệ dân số XNK/GDP), môi trường đầu tư nước ngoài, sự linh hoạt, mức độ mở cửa và độ liên kết của thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính quốc tế, tầm cỡ trung tâm tài chính quốc tế của Quốc gia; thị trường tài chính, tiền tệ trong nước, cán cân TTQT. Môi trường kinh tế ổn định sẽ giúp cho các NHTM tránh được những rủi ro trong quá trình hoạt động.

b. Môi trường chính trị

Môi trường chính trị liên quan đến chiến tranh, bạo động, khủng bố, xung đột tôn giáo, đảo chính, biểu tình. Sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều

kiện cho nền kinh tế của một nước phát triển, trên cơ sở đó các hoạt động thương mại quốc tế sẽ phát triển. Mỗi một sự thay đổi trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đến cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư. Môi trường chính trị càng ổn định thì mức độ an toàn trong đầu tư sẽ càng lớn và sẽ càng làm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn vào kinh doanh. Cơ hội mở rộng các hoạt động TTQT tăng kéo theo các hoạt động thanh toán qua ngân hàng tăng, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT của các ngân hàng phát triển. Mọi sự rủi ro về chính trị như chiến tranh, cấm vận kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền hàng trong TTQT.

1.3.1.3. Môi trường pháp lý

Liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế.Trong thanh toán quốc tế luôn chứa đựng những rủi ro, những tranh chấp và nó tỷ lệ thuận với sự hòa nhập ngày càng rộng, càng nhiều, càng sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Trong những nhân tố quan trọng gây ra rủi ro là sự thiếu trung thực hay cố ý làm trái của khách hàng. Do vậy, pháp luật của mỗi quốc gia cần phải có những quy định cụ thể điều chỉnh mối quan hệ này trong sự tương quan hợp lý với thông lệ quốc tế. Ở Việt Nam, những quy định về thanh toán quốc tế chưa nhiều có thể nói là chưa có. Hiện tại các ngân hàng chỉ thực hiện theo quy định của UCP 600 là chủ yếu. Trong hoạt động thanh toán quốc tế có nhiều bên tham gia và thuộc các quốc gia khác nhau, mỗi bên tham gia sẽ chịu sự chi phối bởi luật pháp quốc gia. Chính vì vậy khi tham gia vào quan hệ thanh toán này phải nghiên cứu luật pháp của nước sở tại, phong tục tập quán của mỗi nước. Các yếu tố kinh tế, chính trị của các nước ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách xuất nhập khẩu

và giá trị của tiền tệ. Do đó nếu không tôn trọng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của bên nhập khẩu và khả năng tăng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

1.3.1.4. Yếu tố khách hàng

Một trong những nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT nói chung là trình độ hiểu biết về TTQT nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung của khách hàng doanh nghiệp. Trình độ ở đây thể hiện ở trình độ ngoại ngữ, sự thông thạo tập quán, luật pháp của nước sở tại, luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như mức độ nắm bắt thông tin thị trường. Những khách hàng yếu kém kiến thức về TTQT sẽ gây khó khăn cho ngân hàng vì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ mắc những sai sót đáng tiếc trong quá trình lập hợp đồng, định giá.

Ngoài ra, tiềm lực tài chính của khách hàng cũng là một yếu tố cần xem xét. Khách hàng tiềm lực tài chính mạnh thì rủi ro thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thấp. Bên cạnh đó, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề , vì tồn tại khả năng khách hàng sẽ lập bộ chứng từ giả gửi cho ngân hàng. Đây là một thực tế đáng lo ngại vì công nghệ càng phát triển thì mức độ thật giả của bộ chứng từ càng khó phân định.”

Một phần của tài liệu 0188 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại agribank chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w