Chú trọng nâng cao năng lực thanh toán viên

Một phần của tài liệu 0188 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại agribank chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 82 - 87)

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thì vấn đề sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người là điều hết sức cần thiết, vì nó sẽ giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT. Và để làm được điều đó thì Agribank Chi nhánh Mỹ Đình cần tập trung vào chiến lược con người với những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, Chi nhánh cần tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược,

kế hoạch và chính sách tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, đặc biệt là tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi vì, chất lượng của nguồn nhân lực là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không chỉ tạo ra và gia tăng chất lượng của nguồn nhân lực, mà điều quan trọng hơn là phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực đó. Do có vai trò quyết định đối với năng lực cạnh tranh và sự thành công của hoạt động ngân hàng, nên các ngân hàng cần gia tăng và sử dụng hợp lý hơn nguồn kinh phí dành để

đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu mới. Chính sách đào tạo và quản lý nguồn nhân lực phải tạo đuợc động lực và môi truờng cho việc tiếp thu và áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh trong môi truờng kinh tế tri thức đang đuợc toàn cầu hoá. Việc bồi duỡng nguồn nhân lực cần bắt đầu từ việc tuyển chọn những nguời có năng lực, có hoài bão và năng lực cá nhân là nhà cung cấp dịch vụ tốt, năng động, sáng tạo, có kỹ năng làm việc độc lập, có tinh thần học hỏi và nắm bắt những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Những cán bộ trẻ đuợc xác định là có phẩm chất đạo đức và các tố chất cần thiết, sau khi đào tạo đạt kết quả cao, đuợc trang bị năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học tốt cần đuợc quan tâm, mạnh dạn bố trí vào các cuơng vị thích hợp để có điều kiện thể hiện, khẳng định và đóng góp tối đa cho ngân hàng. Lực luợng này cần đuợc coi là đội quân xung kích trong việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thứ hai, ngân hàng cần tạo ra một môi truờng làm việc và chế độ đãi

ngộ hợp lý. Môi truờng làm việc tốt là ở đó, đội ngũ cán bộ làm việc tận tâm, năng động, sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ cởi mở, chân thực, thẳng thắn. Đó chính là môi truờng nảy nở và phát huy tốt nhất mối quan hệ con nguời - cơ sở cho sự hợp tác, nâng cao chất luợng kinh doanh ngân hàng. Cần thực hiện quy chế thuởng hợp lý cho nguời lao động dựa trên năng lực và mức độ hoàn thành công việc của họ. Đây là một trong những động lực thúc đẩy nguời lao động làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn. Thực hiện một cơ chế tài chính thông thoáng hơn nhằm thu hút và giữ đuợc nhân tài. Cần có quan điểm nhất quán về nguồn nhân lực vì chất luợng nguồn nhân lực quyết định sức mạnh của doanh nghiệp.

- Xây dựng định mức công việc cho từng cán bộ nghiệp vụ, trên cơ sở đó xây dựng chế độ thuởng hợp lý và đó chính là động lực thúc đẩy nguời lao

động, thực hiện sắp xếp , bố trí lao động hợp lý, hiệu quả.

- Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, phân loại cán bộ đảm bảo cán bộ đủ tiêu chuẩn, chức danh.

- Cần tạo điều kiện cho nguời lao động đuợc cống hiến phù hợp với công việc của mình.

- Nâng cao chất luợng chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác TTQT cũng nhu tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro nhân lực và rủi ro hoạt động.

Thứ ba, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại

nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TTQT nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có kỹ năng sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ, có phẩm chất tốt về đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, có sức cạnh tranh trên thị trường và đủ khả năng hội nhập vào hệ thống tài chính khu vực và thế giới.

Ngoài ra, để nâng cao trình độ cũng như hiệu quả cho công việc, thanh toán viên của Phòng KDNH nên thi lấy chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist- Chuyên gia tín dụng chứng từ-www.cdcs.org) do Viện Dịch vụ Tài chính (Institute of Financial Services-IFS-

www.ifslearning.com) và Hiệp hội Dịch vụ tài chính (The International Financial Services Association-IFSA- www.ifsaonline.org ) tổ chức. Đây là chứng chỉ quốc tế cho các chuyên gia tín dụng chứng từ được ICC hỗ trợ. Đạt được chứng chỉ này là một yếu tố chứng minh rằng thanh toán viên đó có khả năng làm việc tốt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, một khía cạnh đang rất được các ngân hàng hiện đại quan tâm đó là chính sách đãi ngộ nhân tài. Ban lãnh đạo ngân hàng phải có những chính sách để làm sao khuyến khích được các nhân viên hăng say làm việc, cống hiến sức lực và trí lực cho công việc chung của chi nhánh. Điều này sẽ giúp chi nhánh xây dựng

được một đội ngũ nhân viên có năng lực, tay nghề cao, gắn bó với ngân hàng.

3.2.5. Tăng cường tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Để nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, chi nhánh cần phải tiếp cận khách hàng và nắm được đặc điểm hoạt động kinh doanh của họ. Việc phân công mỗi thanh toán viên phụ trách một số doanh nghiệp XNK là cần thiết, vì chỉ có như vậy thì họ mới tìm hiểu kỹ được hoạt động kinh doanh của khách hàng mà mình phụ trách.

- Mỗi thanh toán viên cần phải xem lại các giao dịch thanh toán mà chi nhánh đã thực hiện cho những khách hàng trước đây, để nắm bắt được đặc điểm XNK hàng hoá của từng doanh nghiệp. Từ đó nên tư vấn cho DN nên sử dụng phương thức thanh toán nào cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Ví dụ: đối với Công ty cổ phần Sơn Kova là công ty có hoạt động nhập khẩu ổn định, vì vậy nên tư vấn cho công ty sử dụng loại L/C tuần hoàn...

- Đối với những DN XNK là khách hàng mới, cần phải tìm hiểu hoạt động kinh doanh XNK của họ, bạn hàng ở nước nào, XNK loại hàng hóa gì, đặc điểm kinh doanh (buôn bán trung gian hay sản xuất, gia công hàng hoá,...)

Bên cạnh đó, một giao dịch TTQT muốn thành công thì đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên. Về phía khách hàng cần có kiến thức cơ bản về dịch vụ TTQT trước khi tham gia thương mại quốc tế. Không phải khách hàng nào khi đến Agribank Chi nhánh Mỹ Đình đều am hiểu các quy trình nghiệp vụ liên quan đến TTQT, nghiệp vụ ngoại thương và có trình độ ngoại ngữ nhất định. Vì vậy, trong quá trình giao dịch có thể xảy ra nhiều sai lầm như sai sót khi mở L/C, chứng từ không khớp với L/C mở dẫn đến việc khách hàng không nhận được tiền đúng hạn, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như uy tín của ngân hàng đối với các ngân hàng đại lý.

Như vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT thì một trong những nhân tố quan trọng thuộc về phía khách hàng.

Đối với các doanh nghiệp XNK cần lập ra một bộ phận chuyên trách XNK bao gồm các cán bộ chuyên nghiệp về kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật thương mại quốc tế về thanh toán XNK... Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về các đối tác kinh doanh cũng như những thay đổi trong chính sách thương mại của các nước trong từng thời kỳ. Đồng thời, đây là cầu nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, các thanh toán viên của ngân hàng sẽ phối hợp với bộ phận này trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm tư vấn cho doanh nghiệp về phương thức thanh toán, nên sử dụng phương thức thanh toán nào, thoả thuận về ngày giao hàng cuối cùng, về bảo hiểm.

Đối với các doanh nghiệp không chuyên về XNK hoặc một doanh nghiệp nhỏ chưa cần thiết phải lập ra một bộ phận chuyên trách thì có thể thuê chuyên gia tư vấn với tư cách là cộng tác viên. Thực hiện như vậy, doanh nghiệp có thể sẽ phải bỏ ra chi phí cao nhưng bù lại đảm bảo an toàn cho chính họ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần không ngừng nâng cao trình độ cán

bộ của mình, thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời, phải trú trọng đến trình độ ngoại ngữ của nhân viên vì điều này rất quan trọng khi tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương.

Bên cạnh đó, khi tham gia thực hiện thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần thực hiện đúng cam kết với ngân hàng. Doanh nghiệp cần thực hiện đúng những chỉ dẫn của ngân hàng về việc thực hiện các điều kiện, điều khoản trong L/C, khi lập bộ chứng từ cần chú ý tới những chi tiết dễ xảy ra sai sót,. Nếu xảy ra tranh chấp hay bất đồng, doanh nghiệp nên phối hợp với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Có chính sách đãi ngộ với cán bộ có năng lực, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm giữ cán bộ giỏi, hoàn thành trách nhiệm của mình, trung

thành với lợi ích của doanh nghiệp.

Trong thực tế thanh toán với các doanh nghiệp cần giữ chữ tín, thực hiện đúng các cam kết với ngân hàng. Các doanh nghiệp luôn phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, thực hiện đúng các chỉ dẫn của ngân hàng về việc thực hiện các điều khoản của L/C.

Khi lập bộ chứng từ thanh toán, các đơn vị phải chú ý đến đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai sót.

Nếu thực hiện được những điều đó, hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị sẽ có hiệu quả cao, công tác thanh toán qua ngân hàng cũng sẽ nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế rủi ro do sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ cuả khách hàng.

3.3. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0188 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại agribank chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w