nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng Visa và Master, đẩy mạnh dịch vụ chuyển tiền kiều hối để tăng thu ngoại tệ cho ngân hàng.
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo 100% cán bộ công tác trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại có trình độ ngoại ngữ bằng C trở lên, động viên kịp thời cán bộ có thành tích trong công tác và học tập.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANHTOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
3.2.1. Tăng cường công tác phát hiện, kiểm soát rủi ro trong thanh toánquốc tế quốc tế
Agribank Chi nhánh Mỹ Đình cần đẩy mạnh hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện rủi ro tiềm ẩn, những thiếu sót bất cập trong khâu TTQT, từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp.
Đầu tiên, cần đào tạo trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động TTQT. Cán bộ cần được đào tạo bài bản để có thể phân tích, thẩm định kỹ các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của những DN XNK và áp dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ trước khi đầu tư nhằm phân loại khoản vay và các đối tác vay vốn dựa vào mức độ rủi ro tín dụng để quản lý.
Ngoài ra, cần xây dựng quy trình kiểm tra giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT.
3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng
Ở nước ta hiện nay đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tài chính ngân hàng, trong đó, ngoài những ngân hàng của Việt Nam, còn có những ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về vốn, uy tín, kinh nghiệm, công
nghệ. Để có thể giành được thị phần và đứng vững trong cạnh tranh thì Agribank nói chung và Chi nhánh Mỹ Đình nói riêng cần phải ra sức tăng cường hoạt động marketing của mình.
Để có một hoạt động marketing tốt, trước hết phải xây dựng được những
chiến lược marketing hiệu quả. Một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm: - Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược giá
- Chiến lược phân phối - Chiến lược quảng cáo
Dựa vào việc hoạch định các chiến lược trên, chi nhánh cần đưa ra những biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, hoàn thiện và nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ
TTQT mà chi nhánh đang cung cấp cho khách hàng, đồng thời đa dạng hoá và phát triển sản phẩm, dịch vụ TTQT mới theo hướng liên kết toàn hệ thống, liên kết với các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng và có tính ràng buộc đối với khách hàng. Đó là những gói sản phẩm đa dạng. Theo đó, ngân hàng vừa là thủ quỹ, vừa là kế toán, là chủ nợ, là con nợ, là trung gian thanh toán tiền hàng... Bên cạnh việc xây dựng biểu giá cho một gói sản phẩm, toàn hệ thống nên xây dựng một biểu phí dịch vụ thanh toán có tính chất cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Thứ hai, tăng cường hoạt động hỗ trợ, tưvấn cho doanh nghiệp. Trong
tình hình hiện nay, đa số các nhà kinh doanh XNK của nước ta còn thiếu kinh nghiệm khi thương lượng, ký kết hợp đồng ngoại thương cũng như giao dịch buôn bán với nước ngoài, nhất là đối với các doanh nghiệp còn non trẻ mới bước vào thương trường quốc tế. Họ thiếu trình độ chuyên môn về TTQT, non yếu về trình độ ngoại ngữ, không am hiểu về các điều kiện thương mại và các tập quán trong kinh doanh. Do đó, thường dẫn đến kết quả là phát sinh
tranh chấp, kiện tụng, kinh doanh kém hiệu quả. Chính vì thế, công tác tu vấn của ngân hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dịch vụ tu vấn càng phát triển bao nhiêu thì ngân hàng sẽ tạo đuợc niềm tin, thu hút đuợc ngày càng nhiều
khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng lên rất nhiều. Việc thực hiện dịch vụ tu vấn rất phức tạp đòi hỏi thanh toán viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm... Muốn vậy, bản thân chi nhánh và các nhân viên thanh toán cần phải thuờng xuyên cập nhật thông tin từ các ngân hàng bạn và từ các đối thủ cạnh tranh để rút kinh nghiệm cho hoạt động của ngân hàng mình, từ đó tu vấn cho khách hàng đuợc chính xác hơn.
Thứ ba, tích cực bám sát và giới thiệu sản phẩm của ngân hàng tới khách
hàng, đẩy mạnh công tác tiếp thị. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhu hiện nay, không phải khách hàng tìm đến ngân hàng mà bản thân
ngân hàng phải chủ động tìm kiếm khách hàng. Nhân viên chăm sóc khách hàng
phải đến với các cá nhân, xuống từng doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm dịch
vụ của mình. Trong công tác TTQT, các nhân viên ngân hàng cần nắm rõ khi nào thì doanh nghiệp có nhu cầu xuất, nhập hàng, với nuớc nào... từ đó thu hút khách hàng đến với ngân hàng mình. Đồng thời, chi nhánh cần phải tích cực quảng bá về sản phẩm, dịch vụ TTQT trên các phuơng tiện thông tin đại chúng nhằm đua chi nhánh đến gần với nguời dân hơn nữa.
Tuy nhiên, tất cả các biện pháp, chiến luợc trên sẽ không đạt hiệu quả nếu không có một bộ phận cán bộ chuyên trách về hoạt động Marketing của ngân hàng. Hiện nay, hoạt động Marketing của chi nhánh còn thiếu tính chuyên nghiệp, vì vậy cần phải hỗ trợ về nguồn nhân lực, vật lực để hoạt động Marketing của chi nhánh đuợc tốt hơn.