Thực trạng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank Chi nhánh Mỹ Đình

Một phần của tài liệu 0188 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại agribank chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 49 - 56)

* Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế

- Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005PL-UBTVQH11 ban hành ngày 13/12/2005

- Pháp lệnh Sửa đổi số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 về Ngoại hối

- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ban hành ngày 17/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

- Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ban hành ngày 11/04/2008 của NHNN hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng.

- Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs And practice For Documentary Credit - Viết tắt là UCP 600).

- Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo L/C (Uniform rules For Bank- to- bank reimbursements Under documentary Credit - viết tắt là URR 525).

- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under documentary Credit - viết tắt là ISBP681).

- Quy tắc thống nhất về nhờ thu - URC 522.

Chỉ tiêu

m 2013 2014 2015

Doanh số chuyển tiền______________ 12.24 0 ' 18.41 3 19.07 1 Tỷ trọng_________________________ 50,55 45,26 44,89 Doanh số nhờ thu_________________ 3.83 6.80 9.37 Tỷ trọng_________________________ 15,84 16,71 22,06

Doanh số thanh toán LC nhập________ 2.08 7.56 3.46

Tỷ trọng_________________________ 8,63% 18,59 8,17%

Doanh số thanh toán LC xuất________ 6.04 9

7.90 6

10.56 8

The Uniform Customs And Practice For Documentary Credit For Electronic Presentation - viết tắt là eUCP) .

- Điều kiện thuơng mại quốc tế (International Commerce Term- viết tắt là Incoterms).

Bên cạnh đó, hoạt động TTQT của Chi nhánh còn chịu sự điều tiết và tuân thủ theo một số văn bản phạm vi Agribank nhu:

- “Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế” số 448/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 15/05/2014 của Tổng giám đốc Agribank.

- “Quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối” số 456/QĐ-NHNo- ĐCTC

ngày 15/05/2014 của Tổng giám đốc Agribank.

- “Quy trình quản lý và xử lý giao dịch qua hệ thống SWIFT” số 1808/QĐ-NHNo-TTTT ngày 15/05/2014 của Tổng giám đốc Agribank.

Hiện nay, Agribank Chi nhánh Mỹ Đình đang thực hiện dịch vụ TTQT duới ba hình thức chính là: tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền. Doanh thu về TTQT liên tục tăng đã phần nào chứng minh sự nỗ lực đáng kể của cán bộ, nhung điều này chua phản ánh đuợc tiềm năng thực sự của ngân hàng.

Kể từ khi thành lập, cán bộ nhân viên Chi nhánh không ngừng phấn đấu thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán trong TTQT để thông suốt quá trình XNK, kinh doanh ngoại tệ và phối hợp với các phòng ban hoàn thiện và phát triển hoạt động tài trợ XNK nhằm đa dạng hoá dịch vụ, tăng doanh thu, nâng cao vị thế và uy tín của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình nói riêng và Agribank nói chung.

Bảng 2.3. Doanh số TTQT từ năm 2013-2015

3 1 Năm

Chuyển tiền đi

Doanh số Tăng/giảm USD % 2013 12.24 0 100% 2014 18.41 3 6.173 50,43% 2015 19.07 1 658 3,57%

Nguồn: Báo cáo KQHDKD 2013-2015 Agribank Mỹ Đình

2.2.1.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (TTR) a. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền đi

Thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền (TTR) là hoạt động TTQT đơn giản, nhanh gọn, trong đó Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo lệnh để hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc trách nhiệm. Hiện nay khách hàng của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình chọn phương thức chuyển tiền là hình thức thanh toán chủ yếu vì tốc độ thanh toán nhanh, chỉ trong vòng nửa ngày, có món chỉ trong vòng 1-3 giờ với mức độ chính xác cao.

* Doanh số chuyển tiền đi

Bảng 2.4. Doanh số chuyển tiền đi tại Agribank Mỹ Đình

Doanh số USD % 2013 9.139 100% 2014 14.072 4.933 53,98% 2015 31.462 17.390 123,58 %

Nguồn : Báo cáo KQHDKD 2013-2015 Agribank Mỹ Đình [7] 41

Theo yêu cầu của khách hàng, dịch vụ chủ yếu đuợc sử dụng tại Agribank

Mỹ Đình là chuyển tiền bằng điện thông qua hệ thống SWIFT. Năm 2013, doanh số chuyển tiền đi là 12.24 triệu USD . Hai năm tiếp theo, doanh số chuyển

tiền đi đều tăng so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng truởng này

là do chủ truơng thắt chặt tín dụng của Agribank Mỹ Đình. Trong bối cảnh đó, chuyển tiền là lựa chọn tối uu cho các doanh nghiệp để không bị đọng vốn do tỷ

lệ ký quỹ cao nếu áp dụng phuơng pháp tín dụng chứng từ.

*Doanh số chuyền tiền đến

Bảng 2.5. Doanh số chuyển tiền đến tại Agribank Mỹ Đình

2013 7 3.837~ 2014 __________ ________ 2.963~ 77,22 2015 __________ 80 ________ 9.373 ________ 2.573 37,84 %

Nguồn: Báo cáo KQHDKD 2013-2015 Agribank Mỹ Đình

Cũng giống nhu doanh số chuyển tiền đi, doanh số chuyển tiền đến qua các năm từ 2013-2015 đều tăng. Điều này chứng tỏ rằng chính sách thu hút ngoại tệ của Chi nhánh rất hiệu quả. Đặc biệt năm 2015, do Chi nhánh thu hút đuợc thêm khách hàng xuất khẩu thép, là mặt hàng có giá trị cao nên doanh số chuyển tiền đến tăng rất cao.

Tóm lại, phuơng thức chuyển tiền đuợc sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp XK bởi 2 lý do sau:

- Thứ nhất, phuơng thức này đơn giản, thuận tiện và chi phí thấp.

- Thứ hai, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thêm thời gian để đàm phán, tìm hiểu các đối tác, do vậy sẽ không cần nhiều các biện pháp để hạn chế rủi ro nhu phuơng thức nhờ thu hay TDCT.

42

2.2.1.2. Phương thức thanh toán nhờ thu

Trên thực tế, phương thức nhờ thu hối phiếu trơn chưa được sử dụng ở Agribank Mỹ Đình bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hầu hết các khách hàng X K nếu không sử dụng phương thức tín dụng chứng từ thì đều sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ để đòi tiền các khách hàng nhập khẩu của họ.

Chính vì độ an toàn không cao nên chỉ trong những giao dịch mà người mua và người bán thực tin tưởng lẫn nhau, đã từng giao dịch lâu dài thì họ mới sử dụng phương thức nhờ thu. Do vậy, trong 3 phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thì phương thức thờ thu ít được sử dụng nhất không chỉ ở Agribank Mỹ Đình nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.

* Doanh số thanh toán nhờ thu

Bảng 2.6. Doanh số thanh toán nhờ thu đến các năm 2013-2015

USD ________%________ 2013 2.089 2014 ________________ 7.564 5.475^ 262,09% 2015 ________________ 3.469 (4.095) ___________- 54,14%

Nguôn :Báo cáo KQHDKD 2013-2015 Agribank Mỹ Đình

Năm 2013, 5 năm kể từ khi thực hiện TTQT tại Agribank Mỹ Đình, phương thức nhờ thu đạt 79 giao dịch, với giá trị là 3.837 triệu USD. Hai năm sau, năm 2014, 2015 số lượng giao dịch này tuy không tăng lên nhưng giá trị giao dịch thì tăng nhanh. Mặc dù giá trị giao dịch theo phương thức nhờ thu là nhỏ so với các phương thức khác tại Agribank Mỹ Đình nhưng đó cũng là một kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào doanh thu trong TTQT.

2.2.1.3. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ (L/C)

Trong tất cả các phương thức TTQT được sử dụng hiện nay thì TDCT được xem là đảm bảo an toàn nhất cho cả bên mua và bán. Đối với người mua, TDCT đảm bảo cho họ là hàng hoá đã được giao mới phải thanh toán.

43

Đối với người bán, TDCT đảm bảo họ sẽ được thanh toán đầy đủ tiền hàng miễn là họ xuất trình tới ngân hàng phát hành bộ chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của TDCT.

Ngay từ khi Phòng Kinh doanh ngoại hối được thành lập tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình thì TDCT được xem là một dịch vụ tiên phong khi giới thiệu tới khách hàng.

a. Phương thức thanh toán L/C nhập

* Doanh số TTQT nhập khẩu theo phương thức L/C

Bảng 2.7. Doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức L/C năm 2013-2015

USD %

2013 6.049 0 100%

2074 7.906 1.857 30,70%

2015 10.568 2.662 33,67%

Nguồn: Báo cáo KQHDKD 2013-2015 Agribank Mỹ Đình

Theo bảng số liệu trên, năm 2013 doanh số TTQT bằng L/C tăng mạnh do Chi nhánh thu hút được các khách hàng mới, tập trung vào mặt hàng nông sản và thức ăn chăn nuôi, các L/C mở có giá trị lớn. Tuy nhiên, sang năm 2015 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên các doanh nghiệp này hoạt động cầm chừng dẫn đến doanh số TTQT bằng phương thức L/C giảm nghiêm trọng. Thêm nữa, một số doanh nghiệp trước đây thường thanh toán bằng phương thức L/C nhưng qua thời gian dài giao dịch đã tin tưởng vào bạn hàng họ chuyển sang thanh toán bằng phương thức chuyển tiền cũng góp phần vào sự suy giảm doanh số TTQT bằng L/C. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng, TDCT đã chiếm một vị trí quan trọng trong thanh toán nhập khẩu, là dấu hiệu đáng khích lệ tại Agribank Mỹ Đình. Hy vọng rằng trong tương lai Agribank

44

Mỹ Đình sẽ khai thác tốt hơn nữa tiềm năng về thanh toán xuất nhập khẩu, tăng cuờng tìm kiếm khách hàng XNK mới để đẩy mạnh doanh thu thanh toán theo phuơng thức TDCT.

b. Phương thức thanh toán L/C xuất

Bảng 2.8. Doanh số thanh toán xuất khẩu theo L/C năm 2013-2015

Đánh giá______ ~~

Rẩt hài lòng 6% 7% 9%

Hài lòng 81% 84% 9ĩ%

Không hài lòng 13% 9% 0%

Nguôn: Báo cáo KQHDKD 2013-2015 Agribank Mỹ Đình [7]

Nhìn chung, doanh số L/C xuất tăng đều qua các năm từ 2013 - 2015, đóng góp không nhỏ vào doanh thu dịch vụ TTQT. Doanh số xuất khẩu bằng L/C xuất lớn hơn nhiều so với doanh số L/C nhập do mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy hải sản và gỗ dăm, giá trị các LC lớn, khối luợng xuất khẩu cao. Doanh số cao nên số phí về L/C xuất khẩu thu đuợc cũng cao, đóng góp không nhỏ vào daonh thu phí dịch vụ TTQT nói riêng và doanh thu ngoài tín dụng nói chung của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0188 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại agribank chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w