Thứ nhất, các giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng
Kinh doanh tiền tệ vốn dĩ là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro này ngày càng tăng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác đánh giá, đo lường các loại rủi ro và có biện pháp phòng ngừa những rủi ro đó. Cụ thể:
- Đối với rủi ro chính trị hay rủi ro quốc gia: Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam, thông qua hệ thống ngân hàng đại lý hoặc qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Khi có những dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng tiêu cực, ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa: Hạn chế giao dịch với các thị trường có rủi ro, nếu giao dịch như thanh toán L/C thì yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% giá trị của L/C, tài trợ XNK thì thực hiện theo hình thức có truy đòi...
- Đối với rủi ro đạo đức: Ngân hàng cần phải tìm hiểu, thẩm định kỹ lưỡng các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm của khách hàng, bạn hàng của khách hàng trước khi đưa ra
quyết định cung ứng dịch vụ.
- Đối với rủi ro tỷ giá, đây là rủi ro đặc trung trong hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ. Để phòng ngừa rủi ro này, ngân hàng cần có các biện pháp sau đây:
+ Sử dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tuơng lai kết hợp với bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
+ Đa dạng hóa các loại tiền tệ đầu tu: Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số luợng lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn nếu dự đoán đúng xu huớng biến động của tỷ giá. Nguợc lại, điều này cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn và cũng sẽ không luờng hết hậu quả nếu các diễn biến không đúng nhu dự đoán, thậm chí nguợc lại với dự đoán.
+ Xây dựng chiến luợc kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (KDNT) cần đuợc hoạch định chiến luợc rõ ràng, kể cả thị truờng ngoài nuớc và trong nuớc. Sự biến động của tỷ giá thuờng không theo một chu kỳ nào nhất định, đôi khi dao động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, về Chính phủ. Chính vì thế, ngân hàng cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn. Tùy theo thời điểm có thể thay đổi phù hợp.
+ Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối luợng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt: Biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hạn mức của mỗi ngân hàng tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng.
Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
ẩn, phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đó có biện pháp kịp thời và phù hợp để giải quyết.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát bao gồm 2 chức năng: Kiểm tra giám sát và kiểm toán, ngân hàng cần thực hiện đồng bộ cả 2 chức năng trên. Đối với mỗi chức năng cần có quy chế làm việc cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong ngân hàng, khi phát hiện sai sót thì dễ dàng xác định được sai sót nằm ở đâu để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Trong thời gian qua, công tác kiểm toán nội bộ tại các NHTM chỉ mới chú trọng đến công tác tín dụng, công tác kế toán mà chưa có một chương trình kiểm tra định kỳ, chuyên sâu trong từng nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ XNK. Trong điều kiện hội nhập, mức độ rủi ro với những nghiệp vụ này ngày càng đa dạng và phúc tạp, tổn thất xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn, vì vậy yêu cầu kiểm toán đối với các nghiệp vụ này cần các NH quan tâm hơn trong thời gian tới.
Để đảm bảo chất lượng kiểm tra, kiểm toán nội bộ, các NH cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo cán bộ kiểm toán, xây dựng quy trình kiểm toán đồng bộ từ môi trường kiểm toán lành mạnh; chính sách, thủ tục, phương pháp phù hợp; hệ thống thông tin đầy đủ đến việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua Chương 1, luận văn đã làm rõ những lý luận tổng quan về dịch vụ thanh toán quốc tế từ khái niệm, vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế, các yếu tố chính của dịch vụ thanh toán quốc tế, các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán quốc tế. Đây là những vấn đề cơ bản làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại và chính là tiền đề để làm rõ các vẫn đề trong Chương 2.
Trên Đại học 16 CHƯƠNG 2 12,3%
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
2.1.1. Cơ cấu và tổ chức hoạt động của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Agribank Chi nhánh Mỹ Đình có trụ sở tại khu đô thị cao cấp Mỹ Đình. Sau 6 năm thành lập và hoạt động, hiện tại chi nhánh có 05 Phòng giao dịch trực thuộc và đang từng bước khai thác triệt để mạng lưới giao dịch chiếm lĩnh thị phần nhằm phục vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng với nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến, củng cố thêm niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu Agribank. Được sự chấp thuận của Agribank, Chi nhánh đã triển khai thí điểm mô hình chi nhánh Thanh niên, những sản phẩm gắn với thanh niên như công trình thanh niên tình nguyện, quầy giao dịch thanh niên đã bước đầu tạo nên một điểm nhấn quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh.
Phương châm kinh doanh: “Mang phồn thịnh đến khách hàng” của Agribank, trong đó có Agribank Mỹ Đình được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất với các sản phẩm đa dạng phong phú, phát triển hoạt động an toàn và bền vững nhằm không ngừng mang lại nhiều lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác và cán bộ nhân viên ngân hàng. Hoạt động kinh doanh đa năng, cung ứng các sản phẩm DVNH hiện đại, tiên tiến, tiện lợi phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện tại, Agribank Mỹ Đình đã phát triển và cung cấp khá nhiều loại sản phẩm và DVNH, trong đó có huy động vốn và cho vay, ủy thác đầu tư, tham gia cho vay các chương trình đồng tài trợ, kinh doanh ngoại tệ; dịch
vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thẻ rút tiền ATM, TTQT qua mạng SWIFT.
Là thành viên của Agribank- NHTM nhà nuớc lớn nhất Việt Nam cả về quy mô vốn tài sản và mạng luới hoạt động, Agribank Mỹ Đình hoạt động trên địa bàn nội thành, mục tiêu Chi nhánh phấn đấu dành tối thiểu 30% nguồn vốn huy động để Agribank điều hòa vốn cho khu vực nông nghiệp nông thôn, giảm du nợ cho vay bất động sản, tăng tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình
Bộ máy tổ chức của Agribank Mỹ Đình hiện nay gồm: Hội sở chính đặt tại A9 - Tháp đôi The Manor, khu vực đô thị hiện đại, dân cu đông đúc với 08 phòng nghiệp vụ và 05 phòng giao dịch.
- Ban lãnh đạo chi nhánh gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
- Chi nhánh có 8 Phòng nghiệp vụ, 5 Phòng giao dịch trực thuộc và 1 Văn phòng chuyên trách công tác Đảng, Đoàn :
Tổng số cán bộ nhân viên của Agribank Mỹ Đình tính đến hết ngày 31/12/2015 là 130 nguời, trong đó:
Trung cấp 3 2,3%
Cơ cấu tổ chức của Agribank Mỹ Đình được mô tả theo Sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank Mỹ Đình
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2015 - Agribank Mỹ Đình)
Giám đốc quản lý chung hoạt động của Chi nhánh, trực tiếp phụ trách về công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra kiểm soát nội bộ; các Phó Giám đốc được phân công phụ trách các Phòng nghiệp vụ và các Phòng Giao dịch.
Những năm qua, hệ thống Agribank nói chung, Agribank Mỹ Đình nói riêng có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế, với phương châm “đi vay để cho vay” Chi nhánh đã chú trọng đẩy mạnh tốc độ huy động vốn cả VNĐ và ngoại tệ nhàn rỗi trong xã hội tạo điều kiện để thay đổi cơ cấu nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế.
Agribank Mỹ Đình đã và đang kiện toàn lại bộ máy tổ chức và điều hành theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý, tinh
trưởng (%)
trưởng (%)
giảm bộ máy, nâng cao hiệu quả, hiệu năng quản lý nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng theo phuơng châm “Phát triển - An toàn - Hiệu quả’’.