Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0188 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại agribank chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 90 - 93)

3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, để các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Chi nhánh Mỹ Đình nói riêng có thêm cơ hội mở rộng quan hệ TTQT để phục vụ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thì việc phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân

hàng là vô cùng cần thiết.

Trước hết, cần mở rộng đối tượng, các thành phần tham gia thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng. Ngoài Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần thì tạo điều kiện thêm cho các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi Ngân hàng , các nhà môi giới để tạo tính sống động cho thị trường.

Ngoài ra, đa dạng hoá các hình thức giao dịch, mua bán ngoại tệ, các nghiệp vụ ngân hàng tạo điều kiện cho các giao dịch nghiệp vụ ngoại hối phái sinh: giao dịch kỳ hạn, giao dich quyền chọn, giao dịch tương lai để các ngân hàng có thêm cơ hội lựa chọn các hình thức giao dịch phù hợp.

Thêm nữa, đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thông tin trên thị

trường. Ngoài việc giao dịch chủ yếu bằng USD cần chú trọng đến các loại như

EUR, GBP, JPY, CHF...

3.3.2.2. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường

Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của tỷ giá hối đoái giữa USD với EUR, giữa USD với JPY tác động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập siêu còn, cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Sự biến lớn không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung và dài hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla hóa nền kinh tế còn ở mức cao ...

Qua đó, có thể nói chính sách điều hành tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hay nói cách khác nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra

chính sách điều hành tỷ giá thả nổi có sự điều tiết. Khi Ngân hàng Nhà nuớc đua ra chính sách điều tiết tỷ giá hợp lý phù hợp với nền kinh tế mở cửa, thì sẽ tạo không ít cơ hội thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu phát triển, hạn chế sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu, từ đó mà hoạt động thanh toán quốc tế có nhiều điểm sang hơn trong tuơng lai.

3.3.2.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh có mức độ rủi ro cao. Vì vậy hoạt động này đòi hỏi sự hoàn thiện về môi truờng pháp lý để từng buớc thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng VN trong các hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của VN.

Kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà Nuớc Việt Nam và Tổ chức tín dụng đuợc Quốc hội thông qua về quản lý ngoại hối đã giúp các ngân hàng thuơng mại và các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động ngoại hối. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số khiếm khuyết cần bổ sung và hoàn chỉnh. Vì vậy đòi hỏi cấp bách cho ra đời một số quyết định và định huớng về một số nghiệp vụ nhu L/C chuyển nhuợng, L/C giáp lung, phát hành bảo lãnh theo yêu cầu của ngân hàng nuớc ngoài.

Ngân hàng Nhà nuớc cần đua ra biện pháp mạnh mẽ hơn, quy chế pháp lý phù hợp nhằm quản lý luợng tiền mặt trong luu thông. Nâng cao khả năng điều tiết kiểm soát thị truờng tiền tệ, đặc biệt là các luồng tiền trong nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá còn nhiều bất cập, từ đó hạn chế luợng tiền mặt luu thông trên thị truờng.

Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nuớc còn cồng kềnh, kém hiệu quả, năng lực trình độ của cán bộ còn nhiều bất cập so với yêu cầu đổi mới và phát triển hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó Ban lãnh đạo cần loại bỏ những nguời không có năng lực, trình độ kém ra khỏi ngân hàng, uu tiên cho những nguời có năng lực tạo điều kiện cho họ

đi học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển, từ đó làm nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo của ngân hàng. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng.

Một phần của tài liệu 0188 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại agribank chi nhánh mỹ đình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w