2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, doanh số và lượng phí thu được vẫn còn khiêm tốn
Theo các Báo cáo giai đoạn 2013-2015 thì doanh số hoạt động và phí thu
được từ hoạt động TTQT tại Agribank Chi nhánh Mỹ Đình có tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên theo đánh giá mặt bằng chung thì lượng tăng vẫn còn khá khiêm
tốn. Ngoài ra, lượng khách hàng giao dịch thường xuyên còn rất hạn chế, tập trung vào một số khách hàng thân thiết, có quan hệ với chi nhánh ngay từ ngày đầu mới thành lập. Các khách hàng mới tiếp cận thì chỉ là các doanh nghiệp nhỏ,
giao dịch không thường xuyên, giá trị giao dịch nhỏ.
Thứ hai, chưa xây dựng các điều kiện cạnh tranh hơn các điều kiện doanh nghiệp XNK đang hưởng
Do mới được thành lập nên chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng do không thể đưa ra các điều kiện cạnh tranh hơn các điều kiện mà các doanh nghiệp XNK đang hưởng ở các NHTM khác, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần. Tại Agribank Chi nhánh Mỹ Đình, biểu phí được áp dụng là biểu phí chung theo quy định của Agribank. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển nghiệp vụ TTQT tại Chi nhánh.
Thứ ba, chưa đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động TTQT
Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động TTQT ở Chi nhánh còn rất ít, mới áp dụng được cho chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh. Còn các hình thức như: cho vay thực hiện ký quỹ L/C, cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở... chi nhánh vẫn chưa áp dụng được. Còn hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu như cho vay dựa trên bộ hồ sơ thanh toán để giúp nhà xuất khẩu sản xuất hàng, thì được áp dụng không phổ biến và rất ít. Trong lĩnh vực thanh toán biên giới, mặc dù Chi nhánh đã ký kết thoả thuận về thanh toán
biên giới với một số ngân hàng khác trong cùng hệ thống ở vùng biên như: Chi nhánh Lạng Sơn, Chi nhánh Lào Cai, Chi nhánh Móng Cái nhưng hiện nay doanh thu về biên mậu chưa nhiều.
Thứ tư, lượng khách hàng giao dịch thường xuyên của ngân hàng chưa nhiều
Hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng lớn như: Sơn KOVA, Thủy sản Quảng Ninh, Thủy sản Năm Sao, TCT, Thép Mê Lin .... Hoạt động kinh doanh của các công ty này luôn ảnh hưởng lớn đến giá trị thanh toán quốc tế của ngân hàng. Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng luôn tiềm ẩn sự bất ổn định. Bên cạnh đó, do mới được thành lập nên hiện nay Agribank Chi nhánh Mỹ Đình mới chỉ có 05 Phòng giao dịch. Do vậy, chưa thu hút được sự quan tâm, chú ý của khách hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT còn thiếu và chưa đồng bộ.
Cho đến nay chưa có một cơ sở pháp lý thực sự rành mạch, rõ ràng để hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động TTQT một cách hợp lý. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao. Các quy chế về TTQT, về dự trữ ngoại tệ. chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ gây khó khăn cho hoạt động TTQT tại các ngân hàng thương mại trong đó có Agribank Chi nhánh Mỹ Đình. Sự biến động liên tục trong các chính sách của Nhà nước đối với ngân hàng hay những chính sách đưa ra chưa hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động TTQT tại các ngân hàng. Nhà nước cũng chưa có những văn bản pháp lý về hoạt động TTQT, nhất là những quy định cụ thể về hướng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERMS, hoạt động TTQT
chưa thực sự được bảo vệ bởi một hành lang pháp lý khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, một số văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định chưa cụ thể, gây ra sự hiểu khác nhau dẫn đến áp dụng không thống nhất tại các NHTM.
Mặc dù Agribank Chi nhánh Mỹ Đình được kinh doanh theo cơ chế tự chủ, tự quyết định các hoạt động của mình, song là chi nhánh cấp một của Agribank, các hoạt động của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình vẫn phải thực hiện các quy định của Agribank nhằm đạt được mục tiêu phát triển chung và thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước.
• Việc đào tạo và tuyển dụng lao động, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ mới đều phải được sự đồng ý của Agribank.
• Theo quy định của Agribank, những khách hàng ký quỹ dưới 100% giá trị mở L/C thì phần còn lại phải nằm trong hạn mức tín dụng. Như vậy, với các khách hàng mới đến giao dịch lần đầu tại Chi nhánh, yêu cầu mở L/C đều phải nộp đủ tiền vào tài khoản. Đây là yếu tố bất lợi cho chi nhánh trong việc khuyến khích khách hàng chuyển giao dịch từ chi nhánh khác hoặc ngân hàng khác sang giao dịch tại Agribank Chi nhánh Mỹ Đình.
Thứ hai, do Chi nhánh chưa có chiến lược phát triển dịch vụ nói chung và chiến lược phát triển dịch vụ TTQT nói riêng
Theo quy chế hoạt động, Agribank Chi nhánh Mỹ Đình hoàn toàn phải căn cứ vào chiến lược phát triển của Agribank để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Chi nhánh không được chủ động quyết định phát triển dịch vụ nào đó khi chưa có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc. Do vậy, chi nhánh gần như rơi vào tình trạng thụ động. Tiếp cận với khách hàng, hiểu được nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng, Chi nhánh thực sự mong muốn thực hiện những dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhưng việc thực hiện không thể một sớm một chiều. Do vậy, việc cung cấp dịch vụ của chi nhánh
chỉ mang tính chất "duy trì" hơn là "phát triển" đa dạng hoá và chuyên sâu. Tuy nhiên, trong phạm vi quyền hạn của mình, Chi nhánh cũng chua thực sự tích cực trong việc mở rộng đối tuợng khách hàng, tìm ra các dịch vụ phục vụ cho đối tuợng đó.
Thứ ba, hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Trong môi truờng giáo dục nhu hiện nay, các sinh viên ra truờng không đuợc trang bị đầy đủ kiến thức về TTQT, hoặc nếu có thì mang tính lý thuyết chua có cơ hội thực hành. Khi đi làm ở các doanh nghiệp, bản thân các cán bộ cấp trên cũng không hiểu hết về TTQT. Điều này có nghĩa nhìn chung các doanh nghiệp chua nắm vững về các thông lệ quốc tế nhu UCP 600 cũng nhu luật pháp Việt Nam. Cũng vì không có đủ kiến thức nên phía doanh nghiệp cũng mang tính thụ động, dễ chấp nhận các phuơng thức thanh toán và điều kiện thanh toán bất lợi cho mình, hay lập xuất chứng từ còn sai sót dẫn đến nhiều ngân hàng nuớc ngoài từ chối thanh toán.
Thứ tư, đối thủ cạnh tranh
Truớc tình hình Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế, ngành ngân hàng có nhiều cơ hội phát triển. Có thể nói cho đến ngày nay mạng luới hệ thống ngân hàng đuợc phát triển rộng khắp cả nuớc với rất nhiều thuơng hiệu ngân hàng khác nhau. Vì vậy, Agribank Chi nhánh Mỹ Đình không những phải đối mặt với những ngân hàng xuất hiện từ lâu đời với nhiều năm kinh nghiệm, mà còn phải đối mặt với những ngân hàng mới có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển. Đôi khi, các ngân hàng khác biết tận dụng thế mạnh của mình, kịp thời đua ra chiến luợc phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì Agribank Chi nhánh Mỹ Đình vô tình sẽ bị rơi vào thế bị động, ảnh huởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.
các doanh nghiệp XNK, đó là khi nói tới dịch vụ TTQT là họ nghĩ ngay tới việc sử dụng dịch vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ khi ra đời, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã được NHNN xác định là ngân hàng hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Từ đó cho đến nay, VCB luôn giữa vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ đối ngoại và TTQT. Mặt khác, bản thân VCB cũng không ngừng mở rộng và nâng cao uy tín của mình với khách hàng. Để có thể làm thay đổi được thói quen này và thu hút được khách hàng đến với Chi nhánh là điều không đơn giản.
Thứ năm, trình độ nghiệp vụ của cán bộ TTQT còn nhiều bất cập
Hầu hết các thanh toán viên Phòng KDNH của Chi nhánh còn trẻ, bên cạnh sự năng nổ, nhiệt tình trong công việc thì họ còn thiếu kinh nghiệm trong những tình huống xử lý khó nên không tránh khỏi những sai sót, từ đó dẫn đến việc không phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Mặt khác, các kỹ năng về giao tiếp, marketing chưa được quan tâm đúng mức nên đã hạn chế phần nào chất lượng phục vụ khách hàng. Hiện nay, với biên chế 4 thanh toán viên TTQT trong Phòng KDNH tại Chi nhánh, số lượng cán bộ còn quá mỏng, thường xuyên bị điều động công tác. Vì vậy việc tích lũy kinh nghiệm thực tế của các cán bộ còn hạn chế.
Hơn nữa, việc đào tạo nghiệp vụ tại Chi nhánh hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở tự đào tạo. Các chương trình đào tạo về nghiệp vụ TTQT của Agribank còn ít, chưa bao quát đầy đủ. Do đó so với các ngân hàng khác đang hoạt động trên cùng địa bàn thì hoạt động này của Chi nhánh còn rất non trẻ và hầu hết các cán bộ làm nghiệp vụ đều phải vừa học, vừa làm, vừa nghiên cứu để triển khai nghiệp vụ mới. Kinh nghiệm để xử lý những vấn đề phức tạp hoặc những tranh chấp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ còn chưa nhiều. Kiến thức về luật thương mại quốc tế, các thông lệ quốc tế trong ngoại thương còn thiếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích thực trạng dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Agribank Chi nhánh Mỹ Đình, ta thấy đuợc những kết quả đạt đuợc và những tồn tại của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. Việc tìm ra các nguyên nhân ảnh huởng đến dịch vụ thanh toán quốc tế là vấn đề cấp bách, cần thiết và quan trọng để Chi nhánh có các giải pháp đúng, hữu hiệu cải thiện dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm mang lại nguồn thu cho Chi nhánh. Đây chính là vấn đề đuợc đề cập tại Chuong 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DICH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH