Vai trò của phương pháp quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC MÔN THI: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 25 - 26)

Trong quản lý kinh tế, vai trò của phương pháp quản lý kinh tế được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, trong đời sống xã hội, bất kỳ hoạt động nào cũng phải có phương pháp tiến hành. Với hoạt động nhận thức - tư tưởng đòi hỏi các phương pháp nhận thức như phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, toàn diện, phát triển,…; với hoạt động quản lý điều khiển thì cần đến các phương pháp tác động lên đối tượng như hành chính, kinh tế, giáo dục…

Thứ hai, phương pháp quản lý kinh tế là cách thức tác động vào con người, vì thế nếu có phương pháp quản lý phù hợp sẽ khuyến khích các tập thể và người lao động tham gia một cách nhiệt tình và sáng tạo vào hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh. Sự nhiệt tình và sáng tạo đó là tiền đề để tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định và phát triển các lĩnh vực khác.

Thứ ba, phương pháp là một yếu tố động cho nên có thể điều chỉnh hoặc thay đổi phương pháp tác động cho phù hợp với sự biến đổi của đối tượng và diễn biến của tình hình để làm tăng hiệu quả quản lý, nhất là quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Mặt khác, thông qua việc sử dụng các phương pháp quản lý sẽ giúp cho cán bộ quản lý kinh tế các cấp rèn luyện tác phong năng động, linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phù hợp, bởi vì để đạt mục tiêu quản lý có thể bằng các cách thức khác nhau. Việc đánh giá cán bộ quản lý cũng lấy đó làm một trong những căn cứ quan trọng.

Thứ tư, quản lý kinh tế vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tính khoa học và tính nghệ thuật - đặc biệt là tính nghệ thuật - được thể hiện rõ nét trong việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp quản lý. Vì thế, hiệu quả của các hoạt động quản lý kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp tác động của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý.

Thứ năm, khoa học quản lý kinh tế là tổng thể các nguyên lý về mục tiêu, chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ quản lý kinh tế… Trong đó, phương pháp quản lý kinh tế có tác dụng làm cho các hoạt động quản lý kinh tế phù hợp với quy luật và nguyên tắc quản lý kinh tế. Đồng thời, nó là cách thức thực hiện các chức năng quản lý kinh tế và quy định việc hình thành cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế…

4.2. Nội dung các phương pháp quản lý kinh tế

a) Phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế. Đó là phương pháp mệnh lệnh đơn

26

động vào đối tượng quản lý, vì thế nó mang nặng tính quyền lực - quyền lực hợp pháp. Phương pháp hành chính có ba đặc điểm cơ bản:

- Phương pháp hành chính chứa đựng quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý nhưng vẫn bình đẳng trước pháp luật bởi vì quyền uy và phục tùng, mệnh lệnh đơn phương, chấp hành và điều hành trong phương pháp hành chính là theo thẩm quyền, do pháp luật quy định. Như vậy, phương pháp hành chính sử dụng quyền lực nhưng là quyền lực hợp pháp.

- Trong phương pháp hành chính, một bên nhân danh tổ chức, được dùng quyền lực của tổ chức để ra các quyết định hoặc mệnh lệnh đơn phương mà không cần sự chấp thuận của bên kia.

- Trong phương pháp hành chính, một bên có quyền đưa ra các yêu cầu, đề nghị; còn bên kia có quyền xem xét giải quyết hoặc bác bỏ yêu cầu, đề nghị đó.

Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế gồm hai vấn đề:

Thứ nhất, tác động về mặt tổ chức bằng cách quy cách hóa, tiêu chuẩn hóa tổ chức, tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu.

Quy cách hóa về mặt tổ chức là thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng trên cơ sở quyền và trách nhiệm, mục đích là để tạo ra quan hệ trên - dưới, quan hệ điều hành và chấp hành, quyền uy và phục tùng. Tiêu chuẩn hóa về mặt tổ chức là tiêu chuẩn hóa và chức danh hóa hệ thống cán bộ để tạo ra chất lượng của các quan hệ trên - dưới, chấp hành và điều hành cũng như nâng cao hiệu lực của quyền uy và phục tùng. Còn tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu là đưa ra các định mức kinh tế - kỹ thuật với tư cách là mệnh lệnh phải tuân theo.

Thứ hai, tác động về mặt điều khiển bằng cách đưa ra các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, quyết định nhằm điều hòa, phối hợp các hoạt động kinh tế của các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế cơ sở.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC MÔN THI: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)