Chính sách kinh tế là một công cụ hết sức quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, kích thích và định hướng đối với sự phát triển của nền kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
Có nhiều chính sách kinh tế khác nhau dựa vào các cách phân loại khác nhau, mỗi chính sách kinh tế được coi là một công cụ quản lý. Ở đây, chỉ xem xét một số công cụ mang tính chất đòn bảy kinh tế đó là: chính sách thuế, chính sách giá cả và chính sách lãi suất.
- Chính sách thuế
Với vai trò và chức năng kinh tế của mình, thuế không chỉ là khoản tiền mà tổ chức và cá nhân phải đóng góp theo nghĩa vụ do luật định vào ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước nói chung mà còn để điều hòa thu nhập và điều tiết nền kinh tế. Thông qua sắc thuế và thuế suất, nhà nước điều hòa thu nhập, thực hiện phân phối lại, đảm bảo sự cân đối cần thiết giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sức sản xuất và sức mua của xã hội. Đặc biệt, thông qua các sắc thuế với những căn cứ và cách tính thuế cụ thể, có tác động tích cực đến sự hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, kích thích sản xuất phát triển theo hướng tiết kiệm, hiệu quả; thúc đẩy cạnh tranh; thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại.
Đặc điểm của công cụ thuế trong quản lý kinh tế:
Trước hết, thuế là một công cụ quản lý kinh tế gắn liền với chủ thể sử dụng là Nhà nước. Chỉ có chủ thể quản lý kinh tế là Nhà nước mới có quyền đặt ra các loại thuế và thu thuế. Thuế được thành lập theo luật định. Nghĩa là, việc ban hành các loại thuế phải theo một trình tự, thủ tục nhất định do luật pháp quy định, không thể tùy tiện.
Khác với lệ phí và các khoản thu khác, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp, nó mang tính bắt buộc đối với mọi công dân, tổ chức và mang nặng tính quyền lực về hình thức nhưng mang bản chất kinh tế sâu sắc. Nghĩa là, hiệu lực quản lý của thuế về hình thức là dựa trên quyền uy của nhà nước. Nhưng, về mặt nội dung và bản chất thì hiệu lực và hiệu quả của công cụ thuế lại bị giới hạn bởi sự phát triển của nền kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
35
Mặt khác, việc nộp thuế và thu thuế về hình thức dường như chỉ là những quan hệ thuần túy hành chính, tức là quan hệ chấp hành và điều hành, quyền uy và phục tùng, nhưng về bản chất lại ảnh hưởng trực tiếp và rất sâu sắc đến các quan hệ kinh tế thực tế. Vì thế, thuế là một công cụ rất nhạy cảm, phải hết sức thận trọng khi sử dụng, đặc biệt, vì nó lại là thứ công cụ trong tay chủ thể quản lý đầy quyền uy là Nhà nước.
- Chính sách giá cả
Đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế thị trường là cơ chế thị trường điều tiết các hoạt động kinh tế thông qua giá cả. Giá cả là nhân tố trực tiếp hướng dẫn các đơn vị lựa chọn lĩnh vực và phương án kinh doanh có hiệu quả. Mọi quyết sách kinh tế cũng như các quyết định trong sản xuất kinh doanh đều dựa vào giá cả với tư cách là thước đo để tính toán, đo lường các chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đo lường của cải của xã hội và thu nhập thực tế của mọi tầng lớp dân cư.
Giá cả là tỷ lệ trao đổi bằng tiền giữa các hàng hóa. Can thiệp vào giá cả, sử dụng giá cả như là một công cụ để hướng dẫn, thúc đẩy các hoạt động kinh tế là việc làm cần thiết và có tính phổ biến. Sự can thiệp của nhà nước vào giá cả thông qua các biện pháp chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, biện pháp định giá trực tiếp (hay còn gọi là chính sách vật giá cứng). Đó là biện pháp nhà nước trực tiếp quy định mức giá cho từng loại hàng hóa, các doanh nghiệp buộc phải tuân theo. Cơ sở để xác định mức giá quy định là giá cả hàng hóa ở điều kiện bình thường. Nói chung, nhà nước không thể quy định mức giá quá cao hay mức giá quá thấp so với mức giá thị trường của hàng hóa. Biện pháp này thường được áp dụng để quản lý giá cả của các hàng hóa thuộc ngành có tính chất độc quyền như điện, than, nước sinh hoạt, hàng không, thép, giao thông công cộng và hàng hóa thuộc ngành hàng tiêu dùng ít co giãn về cầu như lương thực, dầu thực vật; các ngành có tính chất phúc lợi như giáo dục, y tế… Biện pháp định giá trực tiếp thường được áp dụng trong những trường hợp và hoàn cảnh đặc biệt, hay ở những giai đoạn mà sự phát triển kinh tế - xã hội chưa ổn định. Cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, chính sách vật giá cứng hay biện pháp định giá trực tiếp ngày càng được thu hẹp.
Thứ hai, biện pháp hướng dẫn giá cả. Đây là biện pháp can thiệp gián tiếp của nhà nước vào giá cả bằng cách chỉ ra những giới hạn cần thiết về giá làm cơ sở tham khảo cho các quyết định kinh doanh. Các giới hạn cần thiết về giá thường có các tên gọi như giá chỉ đạo, giá bảo hộ thấp nhất và giá hạn định cao nhất, giá tiêu biểu, hay chỉ số về giá. Việc xác định những giới hạn cần thiết về giá thường dựa vào mức giá bình quân của hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định thông qua công tác thống kê giá cả.
Thứ ba, biện pháp không chế giá cả bằng chính sách điều chỉnh tiền tệ. Đó là biện pháp đảm bảo tương quan hàng hóa - tiền tệ trong lưu thông bằng cách căn cứ vào chỉ số giá cả để nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ thông qua việc điều chỉnh quỹ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng
36
thương mại thông qua nghiệp vụ thị trường mở, hay căn cứ vào sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cán cân thương mại và lãi suất cho vay để điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông.
Thứ tư, biện pháp hoàn thiện cơ chế giá. Trong cơ chế thị trường, giá cả của hầu hết mọi hàng hóa do áp lực cạnh tranh xác lập nên. Do đó, cạnh tranh lành mạnh sẽ là một đảm bảo rất cơ bản để có giá cả tương đối đúng đắn. Mặt khác, để có giá cả tương đối đúng đắn qua đó hướng dẫn các hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì chủ thể quản lý phải chống lại các độc quyền lũng đoạn phá giá, các hành vi gian dối trong cạnh tranh, cũng như các hành vi cấu kết - sáp nhập để lũng đoạn và phải thông tin giá cả thường xuyên cho dân chúng.
Đặc điểm của công cụ giá cả
Giá cả luôn gắn liền với quan hệ hàng hóa - tiền tệ và những điều kiện cụ thể của lưu thông hàng hóa. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của các biện pháp giá cả trong quản lý kinh tế, chủ thể quản lý phải hiểu rõ bản chất của mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ, hiểu rõ tác động của các nhân tố cung - cầu, cạnh tranh đối với giá cả, phải phân biệt được tác động của các nhân tố kinh tế với tác động của các nhân tố tâm lý, chính trị - xã hội đối với giá cả để lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp. Chẳng hạn, nếu những biến động giá cả do những nguyên nhân tâm lý - chính trị, hoặc do tác động nhất thời của yếu tố cung - cầu, hay do điều kiện thời tiết khí hậu gây ra thì biện pháp quy định giá cả có thể có tác dụng và đưa lại những hiệu quả nhất định. Nhưng, nếu những biến động giá cả lại do bản chất của mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ thay đổi, tức sức mua của đồng tiền đã thay đổi thì mọi cố gắng của biện pháp quy định giá sẽ thất bại, thậm chí trở thành nhân tố gây bất ổn định, cản trở sự phát triển kinh tế.
Với tư cách là tỷ lệ trao đổi bằng tiền giữa các hàng hóa, giá cả phản ánh mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Vì vậy, giá cả chỉ có tác dụng điều tiết, hướng dẫn các hoạt động sản xuất kinh doanh khi nó phản ánh đúng mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Điều này đòi hỏi chủ thể quản lý khi sử dụng công cụ giá cả không những phải hiểu rõ bản chất của giá cả và cơ chế vận động của nó mà còn phải nắm được nội dung khách quan của giá cả cũng như nguyên tắc sử dụng giá trong thực tiễn.
- Chính sách lãi suất.
Tùy theo phương thức tiếp cận, lãi suất được hiểu theo nhiều cách khác nhau: lãi suất là phần thưởng cho người tiết kiệm tiền; lãi suất là giá cả của tiền tệ; lãi suất là một phần của lợi nhuận dùng để trả cho người cho vay; lãi suất là giá cả của việc sử dụng tiền.
Như vậy, lãi suất phụ thuộc vào hiệu quả của các hoạt động kinh tế, mặt khác lại phản ánh nhu cầu về tiền của các hoạt động kinh doanh và phụ thuộc vào tương quan hàng - tiền trong lưu thông. Vì vậy, dựa vào lãi suất, chủ thể quản lý có thể xác định được hướng tác động,
37
điều chỉnh đối với các hoạt động kinh tế. Mặt khác, thông qua lãi suất, chủ thể quản lý có thể kích thích hoặc hạn chế đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chủ thể sử dụng công cụ lãi suất chủ yếu là ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước. Nhưng nguyên tắc sử dụng lãi suất của ngân hàng thương mại khác với nguyên tắc sử dụng lãi suất ở ngân hàng nhà nước. Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh tiền tệ, lãi suất được sử dụng theo nguyên tắc:
0<ZTK<ZCV<P’. Trong đó:
ZTK là lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
ZCV là lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
P’ là tỷ suất lợi nhuận bình quân, tức hiệu quả kinh doanh của nền kinh tế.
Ngân hàng nhà nước với chức năng cơ bản là thực thi chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo sức mua của đồng tiền, ổn định môi trường kinh doanh và là người cho vay cuối cùng. Vì thế, ngoài hiệu quả kinh doanh chung của nền kinh tế, lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước còn căn cứ vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế và chỉ số giá cả hàng hóa. Lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước không nhất thiết phải lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Chẳng hạn: thời kỳ kinh tế suy thoái thường là thời kỳ có khối lượng hàng hóa lớn đối lập với lượng tiền quá nhỏ trong lưu thông, nên ở thời kỳ này mặc dù hiệu quả kinh doanh rất thấp nhưng nhu cầu về tiền thường vẫn cao. Để cung ứng tiền vào lưu thông, đáp ứng nhu cầu về tiền và hạn chế sự lên giá của đồng tiền thì lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước không nhất thiết phải lớn hơn hay bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Thực tế cho thấy, ở những thời kỳ như vậy, lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước thường rất thấp, nhỏ hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Như vậy, lãi suất là một công cụ quản lý kinh tế, qua đó, Nhà nước thực hiện quyền điều tiết, điều chỉnh nhịp độ phát triển của nền kinh tế; khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời kích thích tiết kiệm và đầu tư của các thành phần kinh tế.
Đặc điểm của công cụ lãi suất
Trong thực tế, mặc dù hiệu quả kinh doanh - tức tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm nhưng lãi suất lại tương đối độc lập với hiệu quả kinh doanh. Vì thế, việc sử dụng công cụ lãi suất theo nguyên tắc của ngân hàng thương mại thường gặp nhiều khó khăn và không phải khi nào cũng thành công. Ở thời kỳ kinh tế suy thoái, việc giảm lãi suất cho vay cũng chưa hẳn đã thu được kết quả, vì việc giảm lãi suất trong thời kỳ thiếu tiền là việc làm khó khăn, nếu giảm được thì vốn đầu tư lại chảy ra nước ngoài.
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, lãi suất tăng trong khi giá cả cũng gia tăng mạnh. Việc sử dụng lãi suất trong tình hình đó gặp phải mâu thuẫn trực tiếp. Đó là nếu giảm lãi suất thì phải “bơm” tiền vào lưu thông trong khi giá cả hàng hóa đang tăng mạnh. Việc làm này
38
không dễ và không phải lúc nào cũng thực hiện được. Ngược lại, nếu đẩy lãi suất lên cao để