Thông tin quản lý kinh tế là những tin tức, sự kiện hay tri thức liên quan đến hoạt động quản lý kinh tế ở cả tầm vĩ mô (QLNN) và vi mô (phạm vi doanh nghiệp). Nó cũng mang đầy đủ nội hàm và đặc trưng chung của thông tin quản lý, nhưng giới hạn trong phạm vi quản lý kinh tế.
Thông tin quản lý kinh tế khác với thông tin kinh tế về mục đích sử dụng; chủ thể và đối tượng tiếp nhận, sử dụng thông tin.
Thông tin kinh tế là thông tin vận động trong các thiết chế kinh tế, các tổ chức và doanh nghiệp (gọi chung là tổ chức) nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của các chủ thể đó.
Thông tin quản lý kinh tế là thông tin mà có ít nhất một cán bộ quản lý cần hoặc có ý muốn dùng vào việc ra quyết định quản lý kinh tế của mình.
Về bản chất, thông tin quản lý kinh tế chính là những thông tin “tự nó” đã được chủ thể quản lý chuyển hóa thành thông tin “cho ta“. Nói cách khác, sự ra đời, tồn tại và biến đổi của thông tin quản lý kinh tế một mặt phụ thuộc vào tình hình của đối tượng quản lý, mặt khác lại phụ thuộc vào khả năng thu thập, tiếp nhận và trình độ xử lý của bản thân chủ thể quản lý.
Quản lý kinh tế là quản lý con người. Mọi quá trình kinh tế đều được thực hiện thông qua con người và vì con người. Vì vậy, thông tin quản lý kinh tế không chỉ đơn thuần được cấu
46
thành bởi những thông tin trong lĩnh vực kinh tế, mà còn được tổng hợp từ những nguồn trên các lĩnh vực chính trị - văn hóa - xã hội có liên quan đến các hoạt động kinh tế.
- Phân loại thông tin quản lý kinh tế: Cũng như các loại thông tin nói chung, thông tin quản lý kinh tế cũng rất đa dạng, phức tạp và tồn tại đan xen nhau. Để tạo cơ sở phương pháp luận cho việc thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin, người ta phân thông tin quản lý kinh tế thành các loại theo các tiêu thức phân loại khác nhau sau đây:
+ Căn cứ mức độ xử lý thông tin: Thông tin ban đầu (chưa được xử lý), thông tin trung gian (xử lý sơ cấp) và thông tin cuối cùng (xử lý triệt để).
+ Căn cứ mức độ phản ánh của thông tin: Thông tin đầy đủ (tổng thể), thông tin không đây đủ (thông tin bộ phận, từng phần).
+ Căn cứ tính pháp lý của thông tin: Thông tin chính thức (người có thẩm quyền trong tổ chức công bố), thông tin phi chính thức (không phải người có trách nhiệm trong tổ chức công bố).
+ Căn cứ theo quá trình quản lý: Thông tin phục vụ quá trình lập kế hoạch và ra quyết định, thông tin phục vụ công tác tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá.
+ Căn cứ theo nội dung thông tin: Thông tin kinh tế, tài chính; thông tin chính sách, pháp luật; thông tin văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ; thị trường, thương mại;…
+ Căn cứu theo hình thức thông tin: Thông tin bằng văn bản, bằng lời nói, không lời (hình ảnh và thông tin số hóa).
+ Căn cứ theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý: Thông tin xuôi (thông tin chỉ thị cấp trên xuống cấp dưới) và thông tin ngược (thông tin phản hồi cấp dưới lên cấp trên). Thông tin xuôi - đó là các quyết định, chỉ thị của chủ thể quản lý; Thông tin ngược - đó là thông tin phản hồi, báo cáo về tình hình thực hiện các quyết định cũng như kết quả của việc thực hiện các quyết định đó của đối tượng quản lý.
+ Căn cứu theo nguồn gốc của thông tin: Thông tin ban đầu (tức là những chỉ thị, quyết định ban đầu) và thông tin phái sinh (tức là những quyết định, chỉ thị có tính chất tình huống, bổ sung, nó thuộc về chức năng điều chỉnh của chủ thể quản lý).
+ Căn cứ theo thời gian: Thông tin về lịch sử phát triển kinh tế (quá khứ), thông tin về thực trạng kinh tế (hiện tại) và thông tin về dự báo kinh tế (tương lai). Thực chất đó chính là những nhận định, đánh giá và dự đoán của chủ thể quản lý về quá trình phát triển kinh tế.
+ Căn cứ mức độ ổn định của thông tin: Thông tin quy ước và thông tin biến đổi. Thông tin quy ước thể hiện dưới các dạng văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế; Thông tin biến đổi phản ánh quá trình biến đổi của nền kinh tế cũng như của các quá trình kinh tế.
47
+ Căn cứ theo tính chất của quyết định quản lý: Thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật và thông tin tác nghiệp. Thông tin chiến lược gắn với quyết sách trong dài hạn, là mối quan tâm chủ yếu của nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức. Thông tin chiến thuật sử dụng cho các mục tiêu ngắn hạn và liên quan đến kế hoạch chiến thuật, là mối quan tâm của các cơ quan hay bộ phận chức năng. Thông tin tác nghiệp liên quan tới điều hành và được sử dụng vào các công việc cụ thể hàng ngày trong các bộ phận của tổ chức.
Nghiên cứu các cách phân loại thông tin quản lý kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quyết định quản lý của tổ chức. Các hệ thống thông tin quản lý kinh tế cần xây dựng, vận hành và quản lý bao gồm hệ thống thu thập, xử lý, khai thác, sử dụng, truyền thông, lưu trữ, bảo mật.
- Đặc điểm các dạng thông tin quản lý kinh tế:
Dựa trên cơ sở 3 loại quyết định quản lý trong tổ chức, mà cần phải có 3 dạng thông tin tương ứng. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản, phân biệt sự khác nhau giữa 3 dạng thông tin quản lý đó.
Tính chất của các dạng thông tin trong tổ chức:
Đặc điểm Thông tin chiến lược Thông tin chiến thuật Thông tin tác nghiệp Tần suất
Sau từng thời kỳ dài, hoặc trong trường hợp đặc biệt
Phần lớn là thường kỳ, đều đặn
Đều đặn, lặp lại
Tính độc lập của kết quả
Chủ yếu là không dự đoán trước được
Dự đoán sơ bộ, một số không dự đoán được
Dự đoán trước được
Mức chi tiết Tổng hợp, khái quát Tổng hợp, thống kê Rất chi tiết
Nguồn Chủ yếu từ bên ngoài tổ
chức
Trong và ngoài tổ chức Trong tổ chức
Tính cấu trúc Phi cấu trúc cao Chủ yếu là có cấu trúc,
một số phi cấu trúc
Cấu trúc cao
Độ chính xác Tính chủ quan cao Một số có tính chủ quan Rất chính xác
Thời điểm Dự đoán cho tương lai là
chính
Hiện tại và tương lai Quá khứ và hiện tại