Phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC MÔN THI: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 26 - 27)

Phương pháp kinh tế là phương pháp sử dụng các hình thức kinh tế khách quan để tác động đến lợi ích, dùng lợi ích và thông qua lợi ích để định hướng, hướng dẫn và thúc đẩy các hoạt động kinh tế hướng vào những mục tiêu của quản lý kinh tế. Phương pháp kinh tế có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Phương pháp kinh tế được thực hiện thông qua việc sử dụng các hình thức kinh tế khách quan.

- Phương pháp kinh tế gắn liền với việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tức là gắn liền với hoạch toán kinh doanh.

27

- Phương pháp kinh tế đặt người lao động và tập thể lao động vào sự tự lựa chọn nội dung và phương thức hoạt động thông qua sự quan tâm của họ đến lợi ích vật chất, vì lợi ích vật chất thiết thân mà hoạt động có hiệu quả.

Phương pháp kinh tế có hai cách tác động cơ bản:

Thứ nhất, tác động bằng cách tạo ra sự quan tâm về lợi ích thông qua các kế hoạch, chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế của chủ thể quản lý. Chẳng hạn, để đạt mục tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn thì kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa công nghiệp về nông thôn, chính sách tiêu thụ sản phẩm, chính sách thuế, chính sách giá cả… của Nhà nước phải đủ sức hấp dẫn. Qua đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vốn và kỹ thuật về nông thôn, hướng vào phục vụ nông nghiệp nông thôn.

Thứ hai, tác động bằng cách quy cách hóa, tiêu chuẩn hóa các định mức như định mức khoán, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiền lương, định mức thuế, định mức về doanh thu và lợi nhuận… Các định mức này trực tiếp tác động đến lợi ích thiết thân của chủ đầu tư, người lao động hay của những người thuê, nhận khoán… tạo ra những kích thích lợi ích vật chất như là những động lực thúc đẩy hay kìm hãm các quá trình kinh tế thông qua các quyết định có tính lựa chọn về đầu tư và việc làm. Chẳng hạn, với các mức thuế suất và lãi suất ưu đãi nào đó của Nhà nước sẽ đưa đến nhiều quyết định đầu tư vào các khu vực vùng sâu, vùng xa của đất nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC MÔN THI: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)