Vai trò của cán bộ quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC MÔN THI: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 43)

Vai trò của cán bộ quản lý kinh tế rất quan trọng, quyết định hiệu lực của quản lý nhà nước nói riêng cũng như hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Cán bộ quản lý kinh tế có những vai trò cơ bản như sau:

- Một là, do tính chất xã hội hóa đời sống kinh tế - xã hội, chính trị văn hóa ngày càng cao, đòi hỏi sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, do đó đòi hỏi sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, nhịp nhàng ngày càng cao hơn. Điều đó cho thấy vai trò của cán bộ quản lý kinh tế ngày càng trở lên quan trọng và sự cần thiết bức thiết hơn, ảnh hưởng tới mục tiêu và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội mạnh hơn.

- Hai là, do sự tác động mạnh mẽ của sự phát triển của khoa học - công nghệ làm cho tất cả các lĩnh vực phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, dẫn tới cán bộ quản lý trong việc xây dựng và lựa chọn phương án thiết thực, hữu hiệu ngày càng trở lên khó khăn hơn. Nghĩa là vai trò của cán bộ quản lý trở lên quan trọng hơn.

- Ba là, hiệu quả của cạnh tranh quyết liệt hơn đòi hỏi cán bộ quản lý ngày càng phải có chất lượng, đó là tiền đề để tồn tại và phát triển của bất kỳ tổ chức nào. Cán bộ quản lý là nhân tố quyết định thành bại của quá trình triển khai thực hiện pháp luật của nhà nước, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Lý luận cũng như thực tiễn đã chỉ ra rằng: Thành công hay không đều có nguyên nhân gốc rễ là do cán bộ tốt hay xấu về phẩm chất, giỏi hay kém về năng lực trong các lĩnh vực, phạm vi quản lý được phân công phụ trách.

- Bốn là, cán bộ quản lý là cầu nối giữa nhà nước, chính quyền với người dân, với doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân khác trong hoạt động kinh tế. Cán bộ quản lý kinh tế là người trực tiếp triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về kinh tế. Một mặt họ là người hướng dẫn, giải đáp, tư vấn cho người dân, các doanh nghiệp và chủ thể khác tham gia hoạt động kinh tế về chính sách, pháp luật. Mặt khác, họ cũng là người tiếp nhận phản hồi của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể hoạt động kinh tế khác đối với nhà nước.Vai trò cầu nối đối với cán bộ quản lý kinh tế tại địa phương được thể hiện không chỉ giữa doanh nghiệp với chính quyền, mà còn là cầu nối giữa chính quyền địa phương với chính phủ, giữa địa phương với Trung ương.

- Năm là, góp phần tạo động lực kích thích phát triển hoạt động kinh tế, là nhân tố đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước thành công.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC MÔN THI: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)