Phương pháp tâm lý giáo dục trong quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC MÔN THI: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 27 - 28)

Phương pháp tâm lý giáo dục trong quản lý kinh tế là phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm, đạo đức của người lao động để nâng cao tính tự giác, nhiệt tình của họ trong công việc.

Nội dung của phương pháp tâm lý giáo dục bao gồm các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, trang bị tri thức, niềm tin cho người lao động về công việc và nghề nghiệp cũng như về tương lai của công ty, của ngành, địa phương cũng như của đất nước. Đây chính là cơ sở để hình thành tình yêu nghề nghiệp và sự chủ động sáng tạo trong lao động, sự gắn bó với công việc được giao.

Thứ hai, làm rõ vị trí, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của từng người, từng bộ phận để nâng cao ý thức của họ đối với công việc và tổ chức kinh tế.

Thứ ba, cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên về công việc và tổ chức. Tôn trọng, đánh giá công bằng là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định và sức sống lâu dài của một trật tự kinh tế.

Thứ tư, làm tăng ý nghĩa cuộc sống của người lao động bằng cách giải quyết tốt các quan hệ chủ yếu của người lao động, khiến họ gắn bó với tập thể và sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm với đơn vị trong những lúc khó khăn. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải hiểu rõ tâm sinh lý con người và vận dụng các quy luật tâm sinh lý con người trong giao tiếp, ứng

28

xử. Nói cách khác, phải biết làm việc với con người và quan tâm đến con người bằng những lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể.

Ba phương pháp quản lý kinh tế cơ bản trên đây vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Bởi vậy, quá trình quản lý kinh tế - bao gồm quản lý kinh tế vĩ mô và quản lý kinh tế vi mô - là quá trình vận dụng tổng hợp các phương pháp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phương pháp kinh tế phải được coi là phương pháp chủ yếu nhất trong các hoạt động quản lý kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TUYỂN SINH CAO HỌC MÔN THI: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)