Giấy chứng nhận bảo hiểm được coi như một hợp đồng kinh tế và có hiệu lực ghi trong hợp đồng. Nó là một chứng từ để đảm bảo cho lời cam kết bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy chứng nhận bảo hiểm để đền bù cho người tham gia bảo hiểm theo đúng quy định.
Những người trục lợi bảo hiểm bằng hình thức này là những người đã tham gia bảo hiểm, tuy nhiên tại thời điểm phát sinh tai nạn, hợp đồng bảo hiểm đã hết hạn và họ có ý định thay đổi nhằm hạn chế tổn thất mình phải gánh chịu. Thông thường, có 2 cách để họ có thể trục lợi:
a. Ghi lại ngày mua trên giấy chứng nhận bảo hiểm
Trường hợp này xảy ra khi xe cơ giới xảy ra tai nạn nhưng chưa tham gia bảo hiểm. Chủ xe dựa vào mối quan hệ quen biết hoặc dùng các hình thức mua chuộc nhân viên đại lý bán bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm và ghi lùi ngày cấp bảo hiểm trở
về ngày trước khi xảy ra tai nạn. Họ chỉ có thể thực hiện điều này nếu công tác quản lý ấn chỉ thiếu chặt chẽ. Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất khó bị phát hiện bởi nó được thực hiện chính bởi các cán bộ, đại lý của công ty bảo hiểm, những người đã quá hiểu luật lệ cũng như nắm rõ các kẽ hở của công ty.
b. Ghi lại ngày tai nạn
- Trong trường hợp chủ xe gặp tai nạn mà chưa mua bảo hiểm, chủ xe ngay lập tức mua bảo hiểm và mua chuộc cơ quan chức năng để ghi lại ngày xảy ra tai nạn sao khi mua bảo hiểm. Trong trường hợp này chủ xe đã lợi dụng sơ hở nhân viên, đại lý bảo hiểm không thấy trực tiếp hiện trạng xe khi tham gia bảo hiểm.
- Trong trường hợp chủ xe có mua bảo hiểm nhưng thời điểm xảy ra tai nạn bảo hiểm vừa mới hết hạn. Chủ xe mua chuộc cơ quan chức năng ghi lại ngày xảy ra tai nạn nằm trong thời hạn bảo hiểm.
Cả 2 trường hợp này có thể dễ dàng bị phát hiện nếu giám định viên điều tra được những người dân xung quanh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp tai nạn xảy ra tại các vùng núi thưa thớt người thì phải đòi hỏi giám định viên co chuyên môn thật cao để đánh giá đúng ngày xảy ra tai nạn.