Tăng cường kiểm tra và quản lý các khâu, từ khai thác đến bồi thường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI đông đô (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 58 - 61)

giám định

Trong một quy trình khai thác bảo hiểm thì khâu nào cũng có vai trò riêng và có một tâm quan trọng nhất định. Và cũng chính vì vậy, để thiết lập được một chương trình phòng chống trục lợi được tốt nhất, chặt chẽ nhất thì phải có sự phối hợp, hoàn thiện và đồng bộ giữa tất cả các khâu. Có như vậy thì việc phòng chống mới có tác dụng và đạt được kết quả tốt. Mặc dù Công ty Bảo hiểm cũng đã có những biện pháp ngăn chặn và xử lý trục lợi bảo hiểm nhưng những biện pháp đó vẫn chưa đủ mạnh để có thể triệt để xử lý tình trạng gian lận bảo hiểm xe cơ giới. Dưới đây là một số kiến nghị để góp phần giúp Bảo hiểm PVI Đông Đôcó thể tham khảo, để giảm thiểu tình trạng trục lợi bảo hiểm đối với công ty.

 Đối với khâu khai thác:

Đầu tiên khâu khai thác được coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói riêng và tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung. Hiện nay, do cạnh tranh gay gắt nên các doanh nghiệp bảo hiểm đều đẩy mạnh khâu khai thác, và chú trọng hơn tới doanh thu, từ đó cũng lơi lỏng phần quản lý khâu khai thác. Do vậy, để làm tốt khâu này, công ty cần chú trọng vào 2 vấn đề là quản lý ấn chỉ và quản lý, nâng cao chất lượng của các đại lý.

- Đối với công tác quản lý ấn chỉ:

 Toàn bộ ấn chỉ các phòng nhận từ Công ty đều phải cho vào sổ theo dõi cụ thể. Riêng đối với số đem sử dụng, n hân viên bán lẻ thì phải theo dõi đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng và phải có quyết toán. Ấn chỉ xuất dùng không hết thì phải nhập lại kho. Sổ theo dõi đó phải được kiểm tra chặt chẽ, tránh thiếu sót, phải khớp đủ số lượng ấn chỉ đã dùng.

 Tất cả các phòng đều phải cử cán bộ theo dõi và quản lý ấn chỉ , đôn đốc kiểm tra và quản lý ấn chỉ với đại lý và với Công ty.

 Công ty chỉ nên giao cho đại lý những loại ấn chỉ được phép giao theo quy định. Đối với những ấn chỉ có số tiền bảo hiểm lớn thường sẽ dễ gây trục lợi bảo hiểm thì Công ty cần hạn chế và cần quản lý chặt chẽ. Tốt nhất là những ấn chỉ như vậy cần có những nhân viên khai thác riêng của công ty, được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn tốt để có thể xử lý, đồng thời như vậy thì công ty cũng dễ dàng quản lý hơn.

 Số lượng ấn chỉ giao cho đại lý: phải căn cứ từng loại ấn chỉ và đối tượng làm đại lý. Công ty cần có những quy định cụ thể cũng như ràng buộc, cam kết cụ thể đối với các đại lý nhận số lượng ấn chỉ lớn hơn một, để phòng tránh những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.

 Thời gian quyết toán: phải gắn liền với việc nộp phí bảo hiểm. Thường công ty nên quy định quyết toán ngay trong ngày phát sinh thu phí bảo hiểm để dễ dàng quản lý , tránh thất thoát phí cũng như hệ thống nhận được thông tin của khách hàng để tiện theo dõi nếu như không may có tai nạn xảy ra với khách hàng ngay sau thời gian có hiệu lực của bảo hiểm. Trong thời gian chưa nộp được phí về Phòng thì đại lý cũng phải thông báo số phí, số đơn bảo hiểm để vào sổ theo dõi tại phòng của mình.

 Phương thức quyết toán: nên quyết toán từng tờ. Khi quyết toán thì phải kiểm tra thời gian ghi trên ấn chỉ, tuần tự thời gian trong một quyển; đồng thời đối chiếu với thời gian ghi trên ấn chỉ với thời gian đại lý báo về của những ấn chỉ không quyết toán trong ngày. Đối chiếu xác nhận số tiền ghi trên ấn chỉ với số phí thực tế đã thu. Kiểm tra lại các thông tin ghi trên ấn chỉ, xem xét xem có thông tin gì bị sai lệch hay không để kịp thời xử lý.

 Kiểm tra việc sử dụng ấn chỉ của đại lý: nên có định kỳ kiểm tra hoặc khi có nghi ngờ việc sử dụng ấn chỉ của đại lý có vấn đề, thì Công ty cần phải tiến hành kiểm tra việc ghi chép và phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm của đại lý, đối chiếu với thời gian và nội dung ghi trên liên gốc và liên giao cho khách hàng. Nếu phát hiện có hành vi gian lận thì cần có hình thức xử phạt thích hợp với đại lý đó.

- Đối với công tác quản lý và nâng cao chất lượng đại lý:

Cần có sự kiểm soát và theo dõi số lượng đại lý của công ty, tránh có sự tuyển dụng tràn lan của các phòng dẫn đến thiếu kiểm soát. Nhiều trường hợp không quản lý được số lượng đại lý có thể khiến công ty thất thu phí, hoặc gặp phải

những trường hợp bị đòi bồi thường quá lớn do không kiểm soát được đại lý nào đã ghi giấy chứng nhận bảo hiểm. Phải có sự kiểm soát về mặt số lượng thì công tác đào tạo nâng cao chất lượng đại lý mới có hiệu quả.

Công ty cần nhắc nhở mỗi đại lý phải tuân thủ nghiêm quy trình khai thác bảo hiểm:

 Đối với khâu giám định bồi thường:

- Giám định là một khâu quan trọng trong việc quyết định có bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khi họ khiếu nại hay không. Bởi đây là khâu diễn ra sau khi xảy ra tai nạn và chi phí Công ty bỏ ra thuowfng tùy thuộc vào việc giám định bồi thường như thế nào. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như giảm trục lợi bảo hiểm thì cần chứ trọng tới khâu này, thông qua các biện pháp như:

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật tốt và phù hợp để phục vụ cho công tác giám định, nhằm tăng tính chính xác khi giám định hiện trường.

- Khi tuyển cán bộ giám định thì cần kiểm tra trình độ chuyên môn ngay từ đầu. Và những cán bộ đó không chỉ có hiểu biết về bảo hiểm xe cơ giới mà còn có những hiếu biết cần thiết về xe cơ giới, thậm chí có thể là những kĩ sư, những người biết rõ về xe cơ giới nhưng có cả kiến thức tốt về bảo hiểm đều có thể làm tốt công tác giám định. Đồng thời, các giám định viên không nên đợi chờ các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ của Công ty mà cần phải chủ động nâng cao trình độ của mình thông qua việc gửi các giám định viên theo học các lớp ngắn hạn ở các trường kỹ thuật, hoặc mời các chuyên gia điều tra bên Bộ công an về nới chuyện chuyên đề.

- Giám định viên cần được phân thành nhiều bậc từ cao đến thấp có thể theo năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm,... Mỗi người sẽ có chức năng, nhiệm vụ và quyền lợi riêng để đáp ứng công việc giải quyết các vụ tai nạn khá nhau tùy theo mức độ phức tạp, nghiêm trọng đến đâu. Giám định viên ở bậc thấp hơn sẽ không được giải quyết các công việc của các giám định viên có bậc cao hơn. Mỗi giám định viên sẽ được đào tạo thêm theo yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của từng bậc. Nếu giám định viên nào không hoàn thành tốt công việc của mình, không phát huy được kiến thức của mình thì không được thăng bậc, có thể bị hạ bậc hoặc thậm chí bị loại khỏi vị trí giám định viên. Cơ chế này sẽ giúp cho các giám định viên luôn tự ý thức được bản thân cần phấn đấu nhiều hơn, tốt hơn trong công việc để không bị loại bỏ.

- Ngoài việc trau dồi và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì các giám định viên còn cần phải tu dưỡng về phẩm chất đạo đức để tránh bị mua chuộc, tiếp tay cho gian lận. Đối với những trường hợp giám định viên bị tha hóa, thông đồng với người khiếu nại gian lận để lừa gạt tiền của Công ty thì phải có hình thức xử lý một cách cưởng quyết, cứng rắn làm gương cho những nhân viên khác, tránh để những trường hợp vi phạm đó lặp lại một lần nữa.

- Công ty cần thường xuyên thực hiện công tác luân chuyển cán bộ giữa bộ phận giám định với các bộ phận khác nhằm hạn chế tối đa việc móc nối giữa khách hàng gian lận với giám định viên. Việc này có thể khó áp dụng do chức năng của mỗi phòng ban là khác nhau, và khi tuyển nhân sự cũng có những tiêu chí khác nhau. Song nếu tổ chức được như vậy thì sẽ rất tốt cho việc phát triển kinh doanh của Công ty lẫn giảm thiểu tình trạng trục lợi nhiều nhất có thể.

- Việc thực hiện phòng chống của Công ty cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu. Đồng thời cũng cần có các biện pháp khác hỗ trợ thêm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI đông đô (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w