Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI đông đô (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 64 - 72)

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm nói chung và xe cơ giới nói riêng

Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số điều luật về bảo hiểm, nhưng như thế vẫn chưa đủ chặt chẽ để có thể quản lý được. Do hoạt động kinh doanh bảo hiểm có những đặc thù riêng gắn liền với việc kinh doanh rủi ro, và có nhiệm vụ phải bảo vệ hàng triệu người, hàng ngàn tổ chứ trước các rủi ro và thieet hại kinh tế. Vì thế việc đảm bảo khả năng tài chính của công ty bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng. Mà việc trục lợi bảo hiểm lại có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Nên để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển tốt thì Nhà nước phải tạo điều kiện bằng việc xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ, cụ thể cho doanh nghiệp dễ áp dụng. Đến giờ vẫn chưa có điều luật cụ thể nào quy định việc xử phạt đối với người có hành vi trục lợi bảo hiểm nên những người có hành vi đó đều không sợ hãi, và vẫn sẽ tiếp tục có hành vi nhưvậy do tâm lý có làm sai cùng lắm cũng chỉ phải trả lại tiền bồi thường chứ không bị truy cứu trách nhiệm gì trước pháp luật. Nghĩa là Luật còn rất nhiều sơ hở tạo điều kiện cho trục lợi.

Hiện nay thì quản lý nhà nước của các công ty bảo hiểm Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua:

- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam mới phát triển không lâu, vẫn được coi là non trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm song có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Để phát triển thị trường một cách lành mạnh, bền vững thì ngoài việc quy định hành lang pháp lý tốt thì nhà nước còn phải có chính sách điều tiết, định hướng cho ngành bảo hiểm. Mặc dù Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000,

song việc áp dụng vào thực tế còn rất chậm chạpj. Thời gian thực hiện đã khá lâu song vẫn chưa phát huy được hết những tác dụng của nó, chưa tạo được môi trường pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc , chưa tương xứng với tầm vóc và tiềm năng của thị trường. Do vậy, để lành mạnh hóa thị trường, đảm bảo cạnh tranh công bằng đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm phải ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Nhà nước cần phối hợp giữa các cơ quan để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy tắc về bảo hiểm nói chung và về vấn đề trục lợi bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan thuộc nhà nước như Bộ Công an, Bộ y tế để góp phần cùng các cơ quan bảo hiểm hạn chế trục lợi

Bộ Công an và Bộ Y tế là hai cơ quan có mối quan hệ khá mật thiết đối với ngành bảo hiểm nói chung và với Bảo hiểm PVI Đông Đô nói riêng. Nhất là Bộ Công an thì cần phải đi tiên phong trong việc tấn công các đối tượng phạm tội trong ngành bảo hiểm.

Như chúng ta đã biết, cơ quan công an sẽ chịu trách nhiệm khám nghiệm hiện trường khi xảy ra tai nạn, cùng với cơ quan bảo hiểm giám định và xác định thiệt hại của nguời bị nạn. Nên để trục lợi bảo hieemr, thì người có hành vi gian lận rất dễ có hành động móc nối, mua chuộc với cơ quan công an. Để tránh tình trạng này xảy ra, ngoài việc tăng cường mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm và bộ công an thì chính bộ Công an cũng phải tự chấn chỉnh mình khi có hành vi sai phạm xảy ra, đồng thời cũng phải có những biện pháp gắt gao ngay từ đầu để phòng chống hiện tượng trục lợi cùng với nhà bảo hieemr. Cụ thể như: Bộ phải nhắc nhở các chiến sĩ cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra các giấy bảo hieemr bắt buộc của xe cơ giới như bảo hieemr TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Việc tham gia đầy đủ loại hình bảo hiểm bắt buộc cũng sẽ hạn chế được tình trạng trục lợi bảo hiểm. Do có tăng cường kiểm tra thì khi hết hạn bảo hiểm, người sử dụng sẽ tự động mua bảo hiểm với thời hạn bảo hiểm mới. Bên cạnh đó, Bộ cần tăng cường nhắc nhở, phổ biến các hành thức trục lợi bảo hiểm đối với các nhân viên điều tra để họ có thể phát hiện ra lỗi của người có hành vi gian lận bảo hiểm. Đồng thời, bộ cần nâng cao hệ thống quản lý thông tin về xe cơ giới một cách đồng bộ và khoa học trên cả nước, nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác điều tra về lý lịch chiếc xe tham gia bảo hiểm. Làm được như vậy cũng góp phần không nhỏ cho việc quản lý, tăng

cường an toàn giao thông. Ngoài ra, bộ có thể hỗ trợ các công ty bảo hiểm bằng cách lập hồ sơ các đối tượng đã có tiền sự trong việc trục lợi bảo hiểm để các công ty bảo hiểm có thể xem xét từ chối bảo hiểm đối với các đối tượng này, hạn chế nguy cơ trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra.

Song trong một tập thể lớn thì không phải ai cũng có ý thức tốt, có những chiến sĩ công an hết lòng vì nhân dân, những cũng có những người vì cái lợi trước mắt mà tiếp tay cho kẻ xấu. Mà hầu hết quyết định bồi thường của nhà bảo hiểm phụ thuộc vào biên bản giám định, hồ sơ điều tra tại hiện trường của cảnh sát. Nếu như họ có bị mua chuộc bởi khách hàng gian lận thì các công ty bảo hiểm cũng khó lòng mà biết được. Do vậy, ngoài việc giáo dục chuyên môn cho các chiến sĩ sát thì cũng cần cả việc nâng cao ý thức về việc phòng chống vi phạm luật mà ở đây là trục lợi bảo hiểm. Đồng thời, khi phát hiện có vi phạm trong ngành thì bộ Công an cần có những chế tài xử phạt thích đáng đối với những cán bộ của mình nhằm răn đe cho những cán bộ khác. Có như vậy thì ngành bảo hiểm cũng sẽ phòng chống được những thiệt hại không đáng có. Ngoài ra, có thể quy định, khi có tai nạn, biên bản về vụ tai nạn để đòi bồi thường bảo hiểm cần phải có xác nhận của địa diện công ty bảo hiểm thì mới có hiệu lực. Muốn làm được điều này thì Công ty bảo hiểm phải cử nhân viên giám định của mình trực tiếp tới hiện trường đồng thời với cảnh sát vàcả trong quá trình điều tra, giám định. Có như vậy thì các hành vi nhằm gian lận bảo hiểm sẽ không thực hiện được.

3.3.1.3. Tuyên truyển và nâng cao nhận thức người dân về bảo hiểm

Việc phòng chống trục lợi bảo hiểm XCG yêu cầu mang tinh liên tục, nhanh chóng nhưng không được đốt cháy giai đoạn. Đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất và đồng bộ giữa các công ty thuộc PVI, giữa các phòng ban với nhau, giữa các nhân viên khai thác, giám định, bồi thường và thanh tra. Có vậy, công tác này mới thực sự mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cũng như chính trị, xã hội.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho tất cả mọi người, đặc biệt là các khách hàng tham gia hiểu về trách nhiệm của mình, nâng cao nhận thức của khách hàng nhằm hạn chế sự phát sinh tính gian lận, trục lợi bảo hiểm. Bên cạnh đó, công ty cần phối hợp với các cơ quan chức năng để đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo dư luận ủng hộ việc đấu tranh hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm

Hiệp hội bảo hiểm có tư cách là tổ chức đại diện quyền lợi của các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên, là tổ chức trung gian giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, vai trò của Hiệp hội là rất quan trọng việc liên kết các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp phòng chống và đối phó với trục lợi bảo hiểm. Cụ thể như sau:

- Hiệp hội cần là cầu nối trung gian trong việc liên kết các doanh nghiệp bảo hiểm trên cả nước, tăng cường hệ thống thông tin giữa các doanh nghieepj nhằm nâng cao khả năng phòng chống và phát hiện trục lợi bảo hiểm cho các doanh nghiệp.

- Có rất nhiều biện pháp được đề ra để phòng chống trục lợi như ban hành luật, phối hợp với các bên liên quan,...Nhưng để thực hiện tốt các biện pháp này thì cần có vai trò tích cực của Hiệp hội bảo hiểm trong việc triển khai chúng. Song vấn đề ở chỗ bộ máy hiện tại của Hiệp hội bảo hiểm chưa đủ năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm, do chưa có bộ phận chuyên trách cũng như chưa có nhân sự phù hợp để triển khai. Nên để thực hiện tốt nhiệm vụ này, thiết nghĩ nên thành lập một Ban chuyên trách phòng chống trục lợi bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Nếu như thành lập được những ban như vậy thì việc quản lý cũng như giảm thiểu trục lợi sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều lần.

- Hàng năm Hiệp hội có thể đứng ra tổ chức các buổi hội thảo vầ phòng chống gian lận bảo hiểm để các công ty có dịp gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Từ đó, xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong việc phòng chống trục lợi bảo hiểm. Đồng thời, Hiệp hội có thể đứng ra tập hợp những ý kiến đóng góp, những kinh nghiệm giải quyết, xử lý trục lợi,...của các công ty thành một quyển cẩm nang và phổ biến tới tất cả các công ty hội viên. Điều này sẽ giúp các công ty hội viên nắm bắt được rõ hơn các hình thức trục lợi và có trang bị tốt hơn khi gặp phải các tình huống tương tự.

- Ngoài ra, Hiệp hội còn có thể học hỏi kinh nghiệm thị trường bảo hiểm nước ngoài, những biện pháp phòng chống gian lận của họ. Sau đó, có thể phổ biến, trao đổi với các công ty hội viên.

- Đại diện các hội viên có thể tham gia ý kiến vào việc xây dựng chủ trương, chính sách Pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm và các vấn đề liên quan; góp ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam; thu thập và phản ánh với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ý kiến của các hội viên về các vấn đề chính sách, chế độ áp dụng đối với

ngành bảo hiểm. Vì chính các công ty bảo hiểm hội viên mới hiểu mình cần gì, thiếu gì và còn những lỗ hổng nào để góp ý kiến vào việc sửa đổi chính sách, luật một cách chính xác và sát sao nhất. Ngoài ra, hiệp hội còn có thể xây dựng một chương trình phòng chống trục lợi bảo hiểm và phổ biến, phát động tới tất cả các công ty bảo hiểm hội viên.

- Hiệp hội cần xây dựng và thông qua nhưng nguyên tắc chung và nội dung phối hợp hoạt động giữa các hội viên. Đặc biệt chú ý đến công tác phối hợp chống gian lận bảo hiểm giữa các hội viên, xây dựng cơ chế tự quản nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Tổ chức diễn đàn phổ cập pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước, có thể thông qua trang web của Hiệp hội. Đặc biệt cần chú trọng vào các diễn đàn phổ biến kinh nghiệm phát hiện gian lận bảo hiểm qua thực tiễn thực hiện, góp ý kiến về các văn bản pháp quy hiện hành nhằm tiến tới bổ sung và hoàn thiện. Ngoài ra, có thể tổ chức trung tâm thông tin của Hiệp hội theo quy định của pháp luật; tiến hành thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trong khuôn khổ của Hiệp hội. Từ đó, đề ra các giải pháp cụ thể cho từng nghiệp vụ nói chung và cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói riêng; cũng như đề xuất các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng.

- Hiệp hội có thể phối hợp với các công ty hội viên và các bên liên quan trongg việc tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ bảo hiểm. Đặc biệt chú trọng vào công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giám định bồi thường và đào tạo đại lý, cộng tác viên.

KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao, dân số tăng nhanh thì nhu cầu sử dụng xe cơ giới ngày càng cao dẫn đến số vụ tai nạn, thiệt hại về người và vật chất do xe cơ giới xảy ra ngày càng tăng, gây tổn thất không nhỏ cho toàn xã hội, Vì vậy, Bảo hiểm XCG ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ góp phần ổn định tài chính cho các chủ xe mà còn góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước.

Thị trường bảo hiểm ngày càng đa dạng, sôi động thì các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng tinh vi và thủ đoạn hơn, số tiền trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng tăng. Điều này, không những làm thiệt hại về mặt tài chính cho công ty mà còn ảnh hưởng đến toàn thị trường bảo hiểm, là con sâu đục khoét nền kinh tế, cản trở sự phát triển của các nhân tố tích cực trong nền kinh tế. Tuy nhiên, dù muốn hay không trục lợi vẫn là một vấn nạn chưa bao giờ và chưa có biện pháp hữu hiệu nào xóa bỏ hoàn toàn được nó, nó luôn song hành cùng bảo hiểm. Chính vì vậy, các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm PVI Đông Đô nói riêng luôn tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và hạn chế đến mức tối đa thực trạng trên.

Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm xe cơ giới

tại công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô” là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm

hiểu thực trạng trục lợi trong công ty. Em hi vọng các giải pháp và kiến nghị em đưa ra sẽ có hiệu quả trong việc hạn chế thực trạng trục lợi trong thời gian tới. Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn sinh viên để bài viết của em hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phan Anh Tuấn cùng các anh chị tại công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Văn Định (2004), giáo trình Bảo hiểm – Đại học Kinh tế Quốc Dân, Nhà xuất bản thống kê

2. TS. Nguyễn Văn Định, giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm- Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản thống kê (2009)

3. Dr. David Bland, Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành, Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh

4. Hiệp hội bảo hiểm ( 2013), báo cáo thống kê thị trường Bảo hiểm

5. Bộ tài chính (2010) Luật kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội

6. Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2013, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2013. 7. Luận văn khóa trước, các website và báo điện tử

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày……tháng……năm 2014

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI đông đô (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w